Tổ chức kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 90 - 93)

1.2.5 .Quản lý hoạt động giáo dục

3.2. Một số biện pháp cụ thể

3.2.6 Tổ chức kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên môn

3.2.6.1 Mục tiêu của biện pháp

- Thanh tra chuyên môn nhằm giúp Hiệu trưởng nắm được tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch, tinh thần làm việc và chất lượng chuyên môn của giáo viên để kịp thời có những giải pháp giúp điều chỉnh kế hoạch hoặc hỗ trợ giáo viên nếu cần.

- Việc thanh, kiểm tra có tác động nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên, là cơ sở để khen thưởng, động viên kịp thời giáo viên có thành tích cao trong cơng tác.

- Dự giờ, thăm lớp giúp Hiệu trưởng nắm bắt được tình hình học tập của học sinh cũng như mối quan hệ tương tác giữa thầy và trị để có những can thiệp kịp thời nếu cần hoặc phát triển những ý tưởng mới, nhân rộng những tấm gương tốt trong tồn trường.

- Đảm bảo thơng tin thường xuyên trong nhà trường để có thể nhận diện chính xác thực trạng hoạt động trong nhà trường, phát hiện các sai sót và có những điều chỉnh kịp thời theo đúng mục tiêu đã đề ra.

3.2.6.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp a. Xây dựng tiêu chí đánh giá:

Nhằm có sự thống nhất trong đánh giá giữa các thành viên của Ban thanh tra chuyên môn cũng như hướng dẫn được giáo viên xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, phương pháp triển khai hoạt động trải nghiệm và tạo ra sự đồng thuận trong đánh giá giữa Quản lý và Giáo viên, việc đầu tiên cần làm là xây dựng các tiêu chí đánh giá. Tiêu chí đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu:

- Nhằm mục tiêu giúp người dạy làm đúng, làm tốt hơn, giúp người học có định hướng và hiệu quả hơn.

- Căn cứ vào mục tiêu chương trình để xây dựng tiêu chí.

- Căn cứ vào thực trạng về trình độ đội ngũ, trình độ học sinh, các điều kiện về trang thiết bị.

- Được xây dựng từ ý kiến của tập thể giáo viên và học sinh. - Công khai cho giáo viên và học sinh.

b. Xây dựng kế hoạch thanh tra

Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên môn bao gồm lên lịch kiểm tra, thành lập Ban thanh tra, phân công nhiệm vụ và thống nhất qui trình kiểm tra. Lịch thanh tra cần được lập từ đầu năm học, bao gồm hai đợt thanh tra bắt buộc: mỗi giáo viên sẽ được dự giờ hai lần, một lần theo đăng ký và một lần đột xuất.

Thành phần ban thanh tra bao gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó chun mơn, các tổ trưởng và cố vấn chun mơn (nếu có), trong đó Hiệu trưởng là trưởng ban có trách nhiệm phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên, phê duyệt lịch thanh tra và tổ chức rút kinh nghiệm, tổng kết điểm đánh giá.

Các hình thức thanh tra, kiểm tra:

- Kiểm tra thường xuyên: nhằm mục tiêu phát hiện vấn đề, hỗ trợ giải quyết, tự đào tạo hoặc đề xuất đào tạo, bồi dưỡng nếu là vấn đề nhiều giáo viên gặp phải. Hoạt động kiểm tra này do tổ trưởng chuyên môn chủ động lên lịch và làm việc với giáo viên, sử dụng phiếu đánh giá với các tiêu chí đã được thống nhất nhưng khơng tính điểm thi đua. Mỗi giáo viên phải được dự ít nhất 2 tiết/học kỳ hoặc tổ trưởng có thể dự thêm với những giáo viên cịn non hoặc các lớp có nhiều vấn đề cần giải quyết.

- Kiểm tra định kỳ: nhằm mục tiêu phát hiện vấn đề, đưa ra giải pháp ở các qui mô, mức độ khác nhau và lấy điểm đánh giá thi đua. Mỗi giáo viên được đăng ký một giờ/hoạt động thanh tra có báo trước và một giờ do Ban thanh tra tự chọn, khơng có báo trước. Lịch thanh tra có báo trước được đăng ký với phòng giáo vụ, Ban thanh tra với các thành phần tương ứng thực hiện theo lịch, sử dụng phiếu đánh giá cùng mẫu với kiểm tra thường xuyên, rút kinh nghiệm và cho điểm.

- Kiểm tra hồ sơ chun mơn: được tiến hành hàng tháng bởi phịng giáo vụ để đánh giá tiến độ thực hiện và có tác dụng nhắc nhở, cảnh báo giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn. Tổ trưởng kiểm tra chất lượng hồ sơ chuyên môn bao gồm hồ sơ của giáo viên và hồ sơ của học sinh một lần/học kỳ và đánh giá cho điểm.

c. Tổng kết và thi đua khen thưởng

Toàn bộ kết quả kiểm tra qua dự giờ/hoạt động và kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên được tổng kết và đánh giá vào cuối năm học. Kết quả này được sử dụng để xếp loại giáo viên theo các mức: Hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hồn thành và chưa hồn thành.

Có hình thức khen thưởng riêng cho các dự án trải nghiệm thực tế liên mơn mang tính sáng tạo, đột phá và hiệu quả cao.

3.2.6.3 Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Ban thanh tra, kiểm tra phải là những người có chun mơn vững vàng, có phẩm chất và nhân cách tốt, có uy tín, ln thể hiện sự khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá.

- Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện và được sự đồng thuận của giáo viên.

- Đội ngũ giáo viên hiểu rõ mục đích của thanh tra, kiểm tra và có thái độ hợp tác, tích cực, mong muốn được học hỏi, được sẻ chia, có tinh thần đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ.

- Ban thanh tra được tạo điều kiện về thời gian để thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 90 - 93)