Mức độ thực hiện các hoạt động học tập trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 60 - 64)

Hoạt động Mức độ thực hiện 1 lần/ tuần > 1 lần/ tuần 1 lần/ tháng > 1 lần/ tháng 1 lần/ học kỳ > 1 lần/ học kỳ Không tổ chức Thực hành 100%

Nghiên cứu bài trước ở nhà.

100% Nghiên cứu khoa

học 75% 20% 5% Tổ chức hội thảo 15% 80% 5% Đi thực tế theo môn học 5% 20% 75% Đi thực tế cùng môn khác 15% 75% 10%

Kết quả khảo sát cho thấy tần suất tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm khá dày. Đối với hoạt động thực hành và nghiên cứu bài trước ở nhà, 100% giáo viên đều triển khai hàng tuần trong môn học của mình. Đây là phương pháp học tích cực giúp người học chủ động và hiểu bài hơn, dễ tổ chức và thường được giáo viên sử dụng ở hầu hết các bộ mơn.

Có tới 75% giáo viên tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học hàng tháng và 20% thực hiện một lần/học kỳ và 5% không tổ chức hoạt động này. Hoạt động nghiên cứu khoa học được thực hiện chủ yếu với các bộ môn khoa học cơ bản như Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa với tần suất cao mỗi tháng một lần. Nhóm mơn khơng tổ chức hoạt động này là âm nhạc và thể dục. Hoạt động tổ chức hội thảo lại có số lần tổ chức tương đối ngược lại với nghiên cứu khoa học khi 80% giáo viên thực hiện một lần/học kỳ và 15% tổ chức một lần/tháng. Cũng như hoạt động nghiên cứu khoa học, có 5% giáo viên khơng tổ chức hội thảo lần nào.

Đi thực tế theo môn học và cùng bộ môn khác (liên môn) là hai hoạt động được 100% giáo viên tổ chức với những mức độ khác nhau. Có 5% giáo viên tổ chức học thực tế theo môn mỗi tháng một lần và cũng trong tháng học sinh tham gia đi thực tế liên môn của 15% thầy cô trong trường. Mỗi học kỳ, có tới 95% giáo viên tổ chức đi thực tế theo mơn học, trong đó 75% đi hơn 1 lần/kỳ. Bên cạnh đó, các chuyến đi liên mơn cũng được tổ chức bởi 75% số giáo viên mỗi kỳ một lần và 10% từ hai chuyến trở lên. Những con số này cho thấy sự “bội thực” của các hoạt động học tập trải nghiệm, đặc biệt là hoạt động đi thực tế ra bên ngoài, gây ra sự “quá tải” đối với học sinh và những khó khăn với giáo viên mà sẽ được đề cập tới trong phần sau. Thực trạng này đặt ra bài toán ngược đối với đội ngũ quản lý, thay vì phải động viên, khuyến khích giáo viên tích cực tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm thì phải có biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu sự chồng chéo và tăng tính hiệu quả của các hoạt động này.

2.3.2.3. Sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài trường vào hoạt động

trải nghiệm.

Biểu đồ 2.3: Sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài trường vào hoạt động trải nghiệm

hầu hết các lực lượng trong nhà trường. 100% giáo viên đã trả lời họ có được sự tham gia của học sinh, Tổ trưởng, đồng nghiệp, khối hỗ trợ dịch vụ và truyền thông. Đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi đối với công tác dạy học trong nhà trường nói chung và tổ chức hoạt động trải nghiệm nói riêng. Điều này cũng cho thấy Nhà trường đã quán triệt chủ trương tới tất cả các phòng ban và mọi người đều đồng lịng ủng hộ kế hoạch của trường.

Có rất ít (11%) giáo viên đã huy động được sự tham gia của Ban giám hiệu và chỉ có chín người, chiếm 33% giáo viên thuyết phục được phụ huynh học sinh cùng tham gia. Vấn đề này khá phổ biến khi đội ngũ Ban giám hiệu có rất nhiều cơng việc phải làm và tuy là người lập kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo chun mơn nhưng họ ít có thời gian để cùng tham gia với giáo viên và học sinh. Huy động sự tham gia của phụ huynh học sinh cũng là một bài tốn khó, nhất là đối với các phụ huynh của trường Olympia bởi phần lớn họ là những người giữ chức vụ cao hoặc là chủ của các doanh nghiệp. Ngoài ra, khác với các phụ huynh phương Tây, phụ huynh Việt Nam thường e ngại khi tham gia các hoạt động cùng con em mình. Tuy nhiên, nếu có các biện pháp quản lý phù hợp Nhà trường sẽ phát huy được nguồn lực dồi dào này từ phụ huynh học sinh.

2.3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong q trình tổ chức hoạt động trải

nghiệm.

Bảng 2.9. Ý kiến của giáo viên về thuận lợi và khó khăn trong q trình tổ chức hoạt động trải nghiệm

Vấn đề

Thuận lợi Khó khăn Số

lượng %

Số

lượng %

Định hướng của nhà trường 27 100%

Qui định về thời gian tổ chức các hoạt

Sự phối hợp với các bộ môn khác 27 100%

Phê duyệt kế hoạch của BGH 15 56% 12 44%

Sự hỗ trợ về nhân sự khi đi thực tế 27 100%

Sự hỗ trợ về tài chính 27 100%

Trang thiết bị 27 100%

Địa điểm trải nghiệm thực tế 19 70% 8 30%

Trình độ học sinh 24 89% 3 11%

Sự ủng hộ của PHHS 27 100%

Hình thức tổ chức 25 93% 2 7%

Kiểm tra, đánh giá 25 93% 2 7%

Kết quả khảo sát về thuận lợi và khó khăn trong q trình tổ chức trải nghiệm phản ánh khá tương đồng với kết quả về huy động sự tham gia của các lực lượng trong và ngồi trường. Như đã phân tích ở trên, nhờ có định hướng tốt và sự quán triệt triển khai đến tồn bộ các phịng ban trong trường nên 100% giáo viên đều thấy thuận lợi khi phối hợp với các bộ môn khác, được sự hỗ trợ về nhân sự, tài chính và trang thiết bị. Số liệu 100% giáo viên thấy thuận lợi với sự ủng hộ của phụ huynh học sinh có vẻ như trái ngược với tỷ lệ 33% người huy động được sự tham gia của họ. Giải thích về sự “thiếu logic” này, các giáo viên cho biết phụ huynh rất ủng hộ việc tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm cho học sinh nhưng họ gặp khó khăn về thời gian và các kỹ năng cần thiết để cùng tham gia với nhà trường.

Ở góc độ chun mơn, hầu hết giáo viên cũng khơng gặp khó khăn khi lựa chọn hình thức tổ chức và kiểm tra, đánh giá, có tới 93% giáo viên hài lịng với nội dung này. Chỉ có ba giáo viên, chiếm 11% gặp chút khó khăn với trình độ học sinh nhưng 8/27 giáo viên thấy việc tìm địa điểm trải nghiệm thực tế cần được hỗ trợ. Hai vấn đề mà phần lớn giáo viên thấy cần phải được cải thiện là sự phê duyệt của Ban giám hiệu (44%) và đặc biệt là các qui định

về thời gian cho các hoạt động trải nghiệm thực tế với 67% giáo viên cịn gặp khó khăn.

2.3.2.5 Hiệu quả của hoạt động trải nghiệm với học sinh.

Để đánh giá hiệu quả của hoạt động trải nghiệm với học sinh, tác giả đã tiến hành khảo sát cả học sinh và giáo viên nhằm có được thơng tin từ cả người tổ chức và đối tượng thụ hưởng.

Để đo lường mức độ hứng thú của học sinh với những hoạt động trải nghiệm mà giáo viên tổ chức như đã trình bày trong mục (a), tác giả đã đưa ra bốn mức độ: rất thích, thích, bình thường và khơng thích để hỏi 142 học sinh và thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 60 - 64)