Nguyên nhân của thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 78 - 82)

1.2.5 .Quản lý hoạt động giáo dục

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm tại trường

2.5.3. Nguyên nhân của thành công và hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân của thành công

Căn cứ trên phân tích số liệu các phiếu hỏi và thơng tin có được từ quan sát, phỏng vấn trực tiếp có thể thấy thành cơng của nhà trường có được là nhờ hàng loạt các yếu tố chủ quan và khách quan như sau:

a) Định hướng của nhà trường: Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo nhà trường đã có tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng ngay từ đầu, đặt mục tiêu phát triển toàn diện và phát huy năng lực cá nhân học sinh. Với trọng tâm là giáo dục nhân cách, phát triển tư duy và các kỹ năng sống, nhà trường đã có chiến lược tạo ra mơi trường cho học sinh được trải nghiệm, nhằm trang bị các hành trang sẵn sàng cho cuộc sống tự lập. Chính vì vậy, hoạt động trải nghiệm được đặc biệt coi trọng và đầu tư có chiều sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ quản lý và giáo viên trong xây dựng chương trình, xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện và các hình thức kiểm tra đánh giá.

b) Công tác quản lý của Ban giám hiệu: Đánh giá chung về công tác

quản lý hoạt động trải nghiệm cho thấy đội ngũ lãnh đạo nhà trường đã có những biện pháp quản lý rất hiệu quả, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện đến kiểm tra, đánh giá. Hầu hết giáo viên đều đánh giá

cao các hoạt động quản lý của Ban giám hiệu, đã tạo điều kiện thuận lợi về chương trình, hỗ trợ các nguồn lực, có những chính sách động viên khuyến khích kịp thời để giáo viên có thể chủ động và sáng tạo trong thiết kế, tổ chức hoạt động.

c) Điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính: Là một trường tư thục, tự chủ về tài chính nên nhà trường rất chủ động đầu tư các trang thiết bị và ngân sách cho hoạt động trải nghiệm, phù hợp với định hướng và sứ mệnh của nhà trường. Chính vì vậy, 100% giáo viên được hỏi đều hài lịng với những hỗ trợ về nguồn tài chính và cơ sở vật chất. Đây là một trong những điều kiện cơ bản để tổ chức hoạt động trải nghiệm một cách đa dạng và phong phú bởi nếu khơng có thì sẽ rất hạn chế việc cho học sinh thực hành và đi trải nghiệm thực tế.

d) Trình độ và sự tham gia của học sinh: Theo kết quả khảo sát 89% giáo

viên gặp thuận lợi về trình độ học sinh khi tổ chức hoạt động trải nghiệm. Có thể nói đây là yếu tố quan trọng, quyết định thành cơng của chương trình bởi quá trình dạy học là sự tương tác giữa thầy và trò, đặc biệt học tập trải nghiệm là phương thức học mang tính chủ thể rất cao. Nếu người học khơng có động lực, hứng thú thì sẽ khơng hợp tác tham gia vào hoạt động. Hơn nữa, người học càng có nhiều kinh nghiệm thì q trình trải nghiệm càng thú vị và mang lại hiệu quả cao. Theo mơ hình học tập trải nghiệm của David Kolb thì người học làm chủ quá trình làm ra tri thức mới dưới sự định hướng, dẫn dắt của người thầy.

e) Sự ủng hộ của phụ huynh học sinh: Con số 100% giáo viên hài lòng với sự ủng hộ của phụ huynh học sinh đối với hoạt động trải nghiệm cho thấy đây là một trong những yếu tố khơng nhỏ góp phần vào thành cơng của hoạt động này tại trường Olympia. Với các hình thức học tập trải nghiệm như nghiên cứu khoa học và đi thực tế, học sinh cần có được các điều kiện thuận lợi về cơng cụ như máy tính xách tay để lên mạng tìm kiếm thơng tin, học tập online với giáo viên để làm các thí nghiệm ảo và tài chính cũng như thời gian để tham gia các chuyến học tập thực tế ngồi Hà Nội. Bên cạnh đó, trình độ

hiểu biết của phụ huynh để cổ vũ giáo viên và khuyến khích con cái cũng như việc dành thời gian tham gia cùng các hoạt động trải nghiệm hoặc tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ địa điểm, kinh phí cho các chuyến đi thực tế mang lại những giá trị tích cực về vật chất và tinh thần cho thầy cô giáo và học sinh.

2.5.3.2 Nguyên nhân của hạn chế

- Sở dĩ có tình trạng các hoạt động trải nghiệm chồng chéo và giáo viên không sắp xếp được thời gian là do chưa có sự sắp xếp, qui hoạch nội dung và đưa ra những qui định cụ thể về thời lượng và thời gian cho các hoạt động trải nghiệm. Trên cơ sở đó, các giáo viên có thể lập kế hoạch cho bộ mơn của mình hoặc phối hợp với mơn khác để cùng tiến hành các dự án trải nghiệm.

- Một trong những lý do chính khiến giáo viên cho rằng các quản lý chưa làm tốt việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm là vì chưa có một mẫu kế hoạch thống nhất để giáo viên khơng phải tự mày mị thiết kế. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong phê duyệt kế hoạch cho giáo viên triển khai bởi mỗi kế hoạch đưa lên lại phải sửa nhiều lần do chưa đầy đủ các hạng mục hoặc không đúng yêu cầu.

- Chính sự chậm trễ trong phê duyệt kế hoạch khiến giáo viên chưa thấy có được sự tham gia của Ban giám hiệu vào hoạt động trải nghiệm mà nguyên nhân cơ bản do thiếu người chuyên trách và chưa có qui trình thống nhất, rõ ràng để giáo viên được hỗ trợ kịp thời.

- Mặc dù việc kiểm tra, đánh giá đã và đang được thực hiện khá tốt nhưng vẫn chưa có sự đồng bộ, thống nhất các tiêu chí cụ thể về thanh tra, kiểm tra. Chính vì vậy, các cán bộ quản lý khó đưa ra được những kết luận thống nhất, đảm bảo sự công bằng để xếp loại giáo viên.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Qua nghiên cứu khảo sát và phân tích thực trạng việc tổ chức và quản lý hoạt động trải nghiệm tại trường THPT Olympia cho thấy nhà trường đã và đang đi đúng hướng, đạt được những thành quả ban đầu rất khả quan. Phương thức trải nghiệm được triển khai đồng bộ ở cả chương trình dạy học và chương trình giáo dục (theo nghĩa hẹp), được đầu tư trọng tâm như một chiến lược phát triển của nhà trường.

Nhờ có định hướng, chủ trương rõ ràng, các biện pháp quản lý cụ thể, chặt chẽ Nhà trường đã huy động được sự tham gia nhiệt tình và hiệu quả không chỉ đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh mà còn cả sự ủng hộ của phụ huynh học sinh cũng như các lực lượng bên ngồi nhà trường.

Bên cạnh những thành cơng đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác quản lý, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên và gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm. Chính vì vậy, cần có những biện pháp quản lý để khắc phục những tồn tại hiện nay, nâng cao chất lượng của chương trình giáo dục của nhà trường.

Chƣơng 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG OLYMPIA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 78 - 82)