Lịch một ngày của học sinh trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 55 - 59)

Giờ Tiết Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu

7.00-7.30 HS đến trường

7.30-8.00 Ăn sáng

8.00-9.00 Tiết 1 Học tập Học tập Học tập Học tập Học tập

9.05-10.05 Tiết 2 Học tập Học tập Học tập Học tập Học tập

10.10-10.50 Chào cờ Conference/Giờ trao đổi

10.55-11.55 Tiết 3 Học tập Học tập Học tập Học tập Học tập

12.00-12.50 Lunch time/Ăn trưa Học tập Học tập

12.55-13.55 Tiết 4 Học tập Học tập Học tập Học tập Học tập 14.00-15.00 Tiết 5 Học tập Học tập Học tập Học tập Học tập 15.05-16.00 Câu lạc bộ Giờ cố vấn Câu lạc bộ Giờ cố vấn Câu lạc bộ

16.05-16.15 Giờ ăn nhẹ

16.15 Ra về

(Nguồn: Kế hoạch năm học)

Thời gian biểu cho thấy hoạt động câu lạc bộ được tiến hành 3 lần/tuần và hoạt động cố vấn trường học (Advisor time) – tương tự giáo viên chủ nhiệm, diễn ra 2 lần/tuần. Tổng thời gian dành cho câu lạc bộ là 150 phút và cố vấn trường học là 100 phút. Đây là những điểm rất khác biệt so với các

trường THPT khác, đặc biệt là những trường học một buổi/ngày với quỹ thời gian hạn hẹp chỉ chủ yếu tập trung cho hoạt động học tập.

Trả lời phỏng vấn của tác giả về nội dung hoạt động câu lạc bộ, Cô BTH, phụ trách câu lạc bộ của trường chia sẻ: “Đây là khoảng thời gian đặc

biệt trong ngày dành cho các Dự án, đội tuyển, câu lạc bộ hoạt động với sự da dạng về hình thức và ngơn ngữ ở nhiều lĩnh vực như Thể thao, Nghệ thuật, Văn hoá, Định hướng nghề nghiệp…Các hoạt động trong khoảng thời gian này nhằm mục tiêu tạo cơ hội cho học sinh thể hiện tài năng, sở thích, trải nghiệm để hồn thiện khả năng hợp tác, lãnh đạo, dự án cộng đồng, tiếp cận các vấn đề toàn cầu với mục tiêu phát triển bền vững, tự tin tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế”. Được biết, 100% học sinh đăng ký tham gia

các câu lạc bộ và rất hào hứng tham gia vì được tự lựa chọn hoạt động phù hợp với khả năng và sở thích của mình.

Bàn về hoạt động chủ nhiệm – cố vấn trường học, cô NTMH – phụ trách chương trình cho biết, nội dung chính xun suốt từ lớp 10 đến lớp 12 là đào tạo “giá trị sống” và kỹ năng “tự chủ” cho học sinh. Với đặc thù là một trường liên cấp từ tiểu học đến THPT, nên đây là những nội dung được tiếp nối từ những cấp học trước. Học sinh đã có những kiến thức và kỹ năng nhất định nên các hoạt động trong giờ sinh hoạt nhóm cũng được giao cho các em tự tổ chức, các thầy cô chủ yếu giữ vai trò định hướng và kiểm tra, đánh giá.

Khảo sát trên học sinh về mức độ yêu thích và giá trị các hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang lại cho thấy những kết quả rất đáng khích lệ:

Biểu đồ 2.1. Ý kiến của học sinh về hoạt động TNST tại trường THPT Olympia

Có tới 95% học sinh được hỏi rất thích các hoạt động sự kiện và khơng có em nào khơng thích, đứng đầu danh sách các hoạt động TNST được học sinh yêu thích. Hoạt động tiếp theo trong danh sách là câu lạc bộ với 82% em rất thích. Giờ chào cờ và hoạt động với cố vấn trường học cùng có tỷ lệ học sinh rất thích là 55%, số cịn lại trả lời là thích. Như vậy, 100% học sinh được hỏi đều yêu thích các hoạt động TNST của nhà trường.

Từ các nghiên cứu trên, có thể kết luận rằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường THPT Olympia rất phong phú, đa dạng và sáng tạo. Học sinh yêu thích và nhiệt tình tham gia các hoạt động, giúp hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện.

2.3.2. Thực trạng hoạt động học tập trải nghiệm

Trường THPT Olympia là một trong số ít các trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép phát triển chương trình nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo công văn 791/BGD-ĐT từ năm học 2013 – 2014. Trường đã chỉ đạo nghiên cứu xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi mơn học và các chủ đề tích hợp, liên mơn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo phương pháp bàn tay nặn bột. Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, giáo viên được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện.

Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, trường đã chỉ đạo giáo viên chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở nhà.

Cùng với việc thiết kế chương trình nhà trường, phương pháp dạy học đã được đổi mới, trường đã triển khai một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực như bàn tay nặn bột, bản đồ tư duy, ứng dụng công nghệ thông tin; tổ

chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Giáo viên được giao quyền chủ động, sáng tạo trong tổ chức hoạt động dạy và học, kết hợp linh hoạt các phương pháp truyền thống và hiện đại theo một nguyên tắc nhất quán “không áp đặt”, thúc đẩy sự tích cực, kích thích năng lực tư duy chủ động và sáng tạo của học sinh.

Trường đã chỉ đạo thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác; đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các mơn học; tích cực ứng dụng cơng nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau.

Trường đặc biệt chú ý chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như: dạy học trực tuyến, trường học kết nối...

Các phương pháp được đặc biệt khuyến khích bao gồm: Inquiry based learning (học tập khám phá); blended learning (học tập hỗn hợp với lớp học đảo ngược (Flipped classroom); project-based learning (học tập dự án) và Experiential learning (học tập trải nghiệm).

2.3.2.1 Các hoạt động học tập trải nghiệm tại trường Olympia

Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng hoạt động học tập trải nghiệm đang diễn ra tại trường Olympia, tác giả đã đưa một số hoạt động tiêu biểu để khảo sát giáo viên ở các tất cả các bộ mơn: Tốn, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Văn, GDCD, Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật và ICT. Kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 55 - 59)