Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 37)

1.2.5 .Quản lý hoạt động giáo dục

1.5. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm

Theo Henry Fayol (1841-1925), cha đẻ của thuyết quản lý hành chính thì “quản lý là sự phối hợp của dự báo, lập kế hoạch, tổ chức, yêu cầu thực hiện, phối hợp với các thành viên và điều chỉnh công việc”.

Quản lý theo chức năng là một cách tiếp cận quản lý từ góc độ xem xét các cơng việc của người quản lý. Nói cách khác là tìm hiểu họ, với tư cách là chủ thể quản lý, là những gì để tác động đến khách thể quản nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

Các chức năng của quản lý bao gồm: kế hoạch hoá, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.

1.5.1.1. Kế hoạch hố

Kế hoạch hố là xác định mục đích, mục tiêu cần đạt của tổ chức và các biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đã đề ra. Kế hoạch hố bao gồm ba nội dung chủ yếu (i) xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức; (ii) xác định và đảm bảo (một cách chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu; và (iii) quyết định những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó. Nói cách khác, kế hoạch hố là việc “đưa tồn bộ hoạt động quản lý vào cơng tác kế

hoạch, trong đó chỉ rõ các mục tiêu, bước đi, biện pháp thực hiện và đảm bảo các nguồn lực để đạt tới các mục tiêu của tổ chức” [12, tr. 124].

1.5.1.2. Tổ chức

Tổ chức là bước “chuyển hoá” những ý tưởng khá trừu tượng của kế hoạch thành hiện thực, là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Xác định tiến trình triển khai kế hoạch trong thực tế và điều phối các công việc, các mối quan hệ để thực hiện tốt nhất các nội dung cơng việc trong q trình triển khai. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực để thực hiện tốt kế hoạch và đạt mục tiêu.

1.5.1.3. Lãnh đạo, chỉ đạo

Lãnh đạo là “quá trình điều khiển, tác động, gây ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người bị quả lý nhằm đạt tới các mục tiêu đã định với sự huy động tối đa tiềm năng của các cá nhân, các bộ phận trong hệ thống/tổ chức” [10, tr. 16]. Quá trình lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau giai đoạn kế hoạch hố và tổ chức mà nó được “thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kia”. [12, tr. 104].

1.5.1.4. Kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quản lý, “thơng qua đó một cá

nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết”. [12, tr. 104].

Đây là quá trình xem xét các hoạt động, tiến độ thực hiện và kết quả các hoạt động nhằm đánh giá thực trạng phát hiện những “khoảng cách”, những sai lệch để đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá khơng chỉ thực hiện ở giai đoạn hay ở khâu cuối của các hoạt động mà cịn trong suốt q trình hoạt động.

1.5.2. Quản lý hoạt động trải nghiệm theo tiếp cận quản lý chức năng

Quản lý hoạt động trải nghiệm cũng như các hoạt động quản lý giáo dục khác, theo tiếp cận chức năng là thực hiện bốn chức năng tiêu biểu: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá.

1.5.2.1. Lập kế hoạch (kế hoạch hoá)

Hoạt động trải nghiệm nhắm tới mục tiêu không chỉ là chiếm lĩnh kiến thức mà quan trọng hơn là phát triển năng lực và phẩm chất của người học.

Kiến thức mơn học đóng một vai trị quan trọng trong hoạt động trải nghiệm bởi nó quyết định việc lựa chọn môi trường học tập trải nghiệm, phương pháp và kiểm tra đánh giá. Căn cứ vào mục tiêu kiến thức, kỹ năng của môn học, giáo viên lựa chọn những chủ đề thích hợp để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Trong quá trình tham gia tổ chức và hoạt động trải

nghiệm, học sinh củng cố lại kiến thức, rút ra những bài học thực tiễn thơng qua việc giải quyết một vấn đề có thực. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp phát triển những kỹ năng khác không nằm trong môn học như: kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, hợp tác, giao tiếp, thuyết trình...

Kế hoạch hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được xây dựng từ các cấp độ Nhà trường đến tổ chuyên môn và từng giáo viên. Kế hoạch của Nhà trường do Hiệu trưởng xây dựng trên cơ sở tham mưu của các thành viên Ban giám hiệu gồm các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ mơn đưa ra những định hướng chung về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp, kiểm tra, đánh giá, nguồn lực và thời gian thực hiện. Trên cơ sở đó, các tổ chun mơn xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc thù bộ môn, nguồn lực giáo viên và năng lực học sinh. Mỗi giáo viên hoặc nhóm giáo viên sẽ phối hợp xây dựng kế hoạch trải nghiệm riêng cho lớp và bộ mơn mình phụ trách.

Mục tiêu đặt ra phải đảm bảo năm yêu cầu theo nguyên tắc SMART:

- Specific: cụ thể - mô tả rõ kết quả mong đợi.

- Measurable: đo lường được – thể hiện bằng những con số, định lượng.

- Attainable: khả thi – có khả năng đạt được, khơng q cao, khơng q thấp.

- Realistic: thực tế - phù hợp với thực trạng và nguồn lực.

- Time-bound: Có thời hạn, có thể kiểm sốt theo thời gian.

Sau khi xác định được mục tiêu, cần lập một bản kế hoạch hành động chi tiết. Bản kế hoạch cụ thể bao gồm các bước tiến hành, phân công, giao việc, chỉ rõ các nguồn lực về con người, về tài chính và thời hạn cho từng công đoạn cũng như việc đánh giá theo tiến độ để tìm ra các “khoảng cách – GAP” và nguyên nhân để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Kế hoạch hoạt động trải nghiệm bao gồm các nội dung cơ bản:

- Mục tiêu: kiến thức, kỹ năng, thái độ.

- Nội dung trải nghiệm: bao gồm kiến thức môn học nào?

- Hình thức tổ chức: trên lớp, ở nhà, ra ngồi...

- Phân công nhiệm vụ: giáo viên, học sinh, phụ huynh...

- Thời gian thực hiện.

- Kiểm tra, đánh giá: phiếu thu hoạch, phiếu bài tập, sản phẩm...

1.5.2.2. Tổ chức

Khâu tổ chức hoạt động trải nghiệm thể hiện chủ yếu ở việc thực thi, bố trí các nguồn lực về nhân sự, tài chính, thời gian đảm bảo việc tuân thủ nội dung, tiến trình đã đề ra trong kế hoạch, vừa phù hợp với điều kiện thực tế để đạt được mục tiêu. Như vậy, một phần của hoạt động tổ chức đã được thể hiện từ khâu lập kế hoạch.

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch người quản lý phải rà soát lại các mục tiêu, kiểm tra tiến độ và ứng biến linh hoạt để đảm bảo giao đúng người, đúng việc, phát huy tối đa nội lực và tranh thủ tốt nhất các nguồn lực từ bên ngoài. Cuộc họp triển khai phải được tiến hành công khai ngay từ đầu để các đầu mối liên quan hiểu mục tiêu, nhiệm vụ, quyền lợi...

Vai trò người Hiệu trưởng trong tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm chủ yếu ở việc phân công nhiệm vụ và đưa ra quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường. Đồng thời, người Hiệu trưởng xây dựng các nguyên tắc và qui trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, trên cơ sở đó các giáo viên có thể chủ động lập kế hoạch và tổ chức hoạt động cho học sinh.

1.5.2.3. Lãnh đạo, chỉ đạo

Đây là quá trình tác động, gây ảnh hưởng tới hành vi thái độ của những người bị quản lý để đạt tới mục tiêu đã định. Cũng giống như khâu tổ chức, chức năng chỉ đạo đã thể hiện trong khâu lập kế hoạch và đồng hành cùng khâu tổ chức.

Trong chức năng này, người quản lý cần tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho nhân viên để họ thực hiện nhiệm vụ.

So với các hình thức học tập truyền thống, hoạt động trải nghiệm đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ và tâm sức hơn. Để đội ngũ giáo viên chủ động, nhiệt tình và sẵn sàng tổ chức hoạt động trải nghiệm

cho học sinh, ngồi việc phải có một kế hoạch cụ thể, rõ định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ, ngoài khâu tổ chức, sắp xếp, phân công rõ ràng, đúng người, đúng việc và tạo các điều kiện thuận lợi cho tổ chức hoạt động trải nghiệm thì người Hiệu trưởng phải luôn đồng hành, động viên giáo viên. Sự lắng nghe, chia sẻ các khó khăn và ra những quyết định kịp thời cho giáo viên thấy họ được hỗ trợ, ghi nhận và ủng hộ của cấp quản lý. Bên cạnh đó, cần có cơ chế đánh giá, khen thưởng kịp thời để tạo động lực cho giáo viên thực hiện.

1.5.2.4. Kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong mọi hoạt động quản lý. Đối với hoạt động trải nghiệm, việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện xun suốt tồn bộ q trình hoạt động chứ khơng chờ đến khâu cuối cùng. Kiểm tra là quá trình xem xét, thu thập thông tin về việc thực hiện kế hoạch nhằm giúp đánh giá chính xác và điều chỉnh kịp thời.

Đánh giá là việc phân tích, so sánh kết quả kiểm tra với mục tiêu nhằm tìm ra khoảng cách, nguyên nhân để có những điều chỉnh. Điều chỉnh là việc ra các quyết định chỉ đạo để uốn nắn, sửa chữa hoặc thúc đẩy, tăng cường các hoạt động đúng kế hoạch.

Hoạt động trải nghiệm có thể diễn ra trong một giờ/tiết học nhưng cũng có thể là một hoạt động kéo dài trong một quá trình mà mỗi tiết học là một khâu chuẩn bị. Để có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động trải nghiệm, người quản lý cần xây dựng kế hoạch kiểm tra cho từng giai đoạn thông qua các hoạt động dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, khảo sát trên học sinh và đánh giá trên sản phẩm thu hoạch của học sinh.

1.5.3 Phối hợp các lực lượng trong quản lý hoạt động trải nghiệm

Trong mỗi nhà trường, giáo viên là lực lượng đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định chất lượng giáo dục học sinh. Họ là những người trực tiếp tác động tới học sinh, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc hình thành các phẩm chất, năng lực, nhân cách cho học sinh.

Trong quản lý hoạt động trải nghiệm, Hiệu trưởng đưa ra định hướng, kế hoạch tổng thể và các qui trình, chính sách cịn giáo viên là người trực tiếp

xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai tới học sinh, chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động. Giáo viên là người hiện thực hoá các kế hoạch tổng thể của Hiệu trưởng đưa ra và đồng thời cũng là người quản lý các hoạt động trải nghiệm trong lớp học/mơn học của mình.

Giáo viên là cầu nối giữa Ban giám hiệu (Hiệu trưởng) với học sinh và phụ huynh học sinh thông qua việc triển khai các hoạt động theo đúng định hướng, chỉ đạo của nhà trường tới học sinh, kêu gọi sự tham gia của phụ huynh và ngược lại lấy ý kiến và đánh giá hiệu quả để báo cáo và đề xuất, kiến nghị với Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng).

Với vai trò người đứng đầu Nhà trường, Hiệu trưởng có trách nhiệm, quyền hạn và có khả năng huy động được sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài trường nhằm hỗ trợ cho hoạt động học tập và giáo dục của học sinh, bao gồm sự phối hợp nhiệt tình từ các phịng, ban; là việc tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho học sinh làm thí nghiệm ở nhà và ở trường. Đối với các hoạt động trải nghiệm thực tế, sự giúp đỡ, ủng hộ còn bao gồm kết nối, hỗ trợ địa điểm, phụ huynh cùng tham gia và tuyên truyền, giới thiệu tới các trường bạn. Phụ huynh học sinh hiểu rõ và ủng hộ hoạt động trải nghiệm của học sinh bằng cách tham gia trực tiếp vào các chuyến học tập trải nghiệm thực tế hoặc tham gia vào việc đánh giá, cho điểm khi con cái thực hiện một phần hoạt động học tập ở tại gia đình.

Hoạt động trải nghiệm là một phương thức dạy học và giáo dục đòi hỏi và tạo điều kiện có sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau như giáo viên, học sinh, các phòng ban trong trường, phụ huynh và các lực lượng xã hội, bên ngoài nhà trường. Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng – Giáo viên – các lực lượng trong và ngoài trường là một mối quan hệ đa chiều có tác động qua lại, ảnh hưởng đến nhau. Quản lý tốt các mối quan hệ, có được sự phối hợp, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau của những đối tượng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho q trình dạy học và giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Vai trò của trải nghiệm đối với sự kiến tạo tri thức và phát triển của con người đã được các nhà tư tưởng vĩ đại như Arixtot ở phương Tây và Khổng Tử ở phương Đông đề cập đến từ thế kỷ thứ tư trước công nguyên. Các nhà tâm lý, giáo dục của thế kỷ hai mươi cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về học tập trải nghiệm. Đặc biệt, học thuyết “học từ trải nghiệm” (experiential learning) của David Kolb đã đưa ra chu trình bốn giai đoạn của phương thức học tập này và đang được các nhà giáo dục áp dụng rộng rãi trong các nhà trường.

Cùng với “học – tập (tập làm, thực tập)” và “học – hành (thực hành)”, hoạt động trải nghiệm là một trong những phương thức học gắn với thực tiễn, giúp phát triển năng lực và phẩm chất cho người học một cách hiệu quả. Trong nhà trường phổ thông, hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục là hai hoạt động trọng tâm và phương thức trải nghiệm được thực hiện ở cả hai hoạt động này. Tuy nhiên, ở mỗi hoạt động, phương thức trải nghiệm lại có những đặc điểm riêng, tác động tới người học từ những góc độ khác nhau.

Quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng và đặc thù hơn nữa là quản lý hoạt động trải nghiệm theo tiếp cận chức năng bao gồm bốn nội dung chính là: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá. Hiệu trưởng, với vai trò là người quản lý cao nhất của một nhà trường, là người chịu trách nhiệm thực hiện bốn chức năng này của quản lý nhằm tác động đến tập thể giáo viên và các lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường để đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG OLYMPIA

2.1. Sơ lƣợc về trƣờng Trung học phổ thông Olympia

2.1.1. Giới thiệu chung

Trường Trung học phổ thông Olympia là một trường tư thục toạ lạc tại khu đô thị mới Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt nam. Trường do Công ty cổ phần giáo dục Quốc tế Trí Việt sáng lập ra với vốn đầu tư của Công ty cổ phần giáo dục và đào tạo Dream House và các cổ đông chiến lược trong nước. Công ty cổ phần giáo dục và đào tạo Dream House đã và đang vận hành hệ thống trường mầm non Dream House từ năm 2003 và đồng thời là chủ đầu tư của trường Tiểu học và THCS Olympia.

- Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Olympia được thành lập theo quyết định số 18253/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 do Ủy ban nhân dân Huyện Từ Liêm cấp.

- Trường Trung học phổ thơng Trí Việt được thành lập theo quyết định số 1801/QĐ-UBND ngày 15/5/2008 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)