Chương trình nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 49 - 51)

1.2.5 .Quản lý hoạt động giáo dục

2.1. Sơ lược về trường Trung học phổ thông Olympia

2.1.5. Chương trình nhà trường

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sự đồng ý cho phép của các cấp quản lý, trường THPT Olympia chủ động phát triển chương trình nhà trường phù hợp với điều kiện của nhà trường.

2.1.5.1 Các môn học bắt buộc:

- Ngữ Văn: được xây dựng thành các chủ đề dựa theo mạch thể loại kết hợp với văn học sử, phân môn Làm văn luôn được đặt song song như sản phẩm “đầu ra” của Văn bản và Tiếng Việt. Phương pháp tiếp cận, cách tổ chức dạy học dưới hình thức Dự án, tạo tình huống, khuyến khích suy nghĩ độc lập, phát triển các năng lực, phẩm chất. Hình thức dạy học phân hóa được triển khai qua hoạt động hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.

- Tốn học: được dạy theo khung chương trình của Bộ. Nội dung môn học được gắn kết với các nội dung thực tiễn chuẩn bị tốt cho định hướng nghề nghiệp, tài liệu học tập được khai thác thêm từ các sách nước ngoài, mạng internet để học sinh được học Toán cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Việc dạy và học Tốn được vận dụng đa dạng hình thức nhằm hình thành tư duy logic và phương pháp tự học.

- Tiếng Anh: sử dụng bộ sách Northstar của nhà xuất bản Pearson, các sách dạy IELTS của Đại học Cambridge và các phần mềm hỗ trợ cũng như nguồn tài liệu mở nhằm củng cố vốn từ vựng, ngữ pháp, các kỹ năng nói, nghe, đọc viết để tham gia kỳ thi IELTS và SAT. Học sinh được phân chia theo các trình độ của khung tiêu chuẩn Châu Âu: A1, A2, B1, B2 và C1, C2. Cuối lớp 10 và 11, tuỳ theo trình độ, học sinh sẽ thi IELTS và SAT để làm hồ sơ xin học bổng. Học sinh tốt nghiệp Olympia được cam kết có điểm IELTS tối thiểu 6.0.

- Khoa học tự nhiên (Lý, Hoá, Sinh): được tổ chức dạy song ngữ theo khung chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GD&ĐT, có sắp xếp lại thứ tự nội dung và giảm tải nội dung hàn lâm.Tài liệu sử dụng là SGK của Bộ GD&ĐT kết hợp với tài liệu tham khảo của nước ngồi. Hình thức và phương pháp dạy học được đa dạng hóa, học cuốn chiếu, học trên lớp kết hợp

nghiên cứu bài ở nhà, gắn kiến thức trên lớp với thực tiễn, học tập trải nghiệm khám phá khoa học tạo cơ hội cho học sinh quan sát, thực nghiệm, Các dự án dạy học liên môn dược đẩy mạnh, học sinh được trải nghiệm với các đề tài nghiên cứu khoa học.

- Lịch sử, Địa lý bám sát khung chương trình của Bộ, được tổ chức xây dựng thành các chủ đề trong bộ môn. Một số chủ đề được liên môn với Ngữ văn và Sinh học trong dự án “Ha Noi & Me” của nhà trường như một hoạt động học tập trải nghiệm định kì hàng tháng

- Các mơn học kỹ năng (HELP): dinh dưỡng và nấu ăn, giáo dục giới tính, cơng nghệ, kỹ năng giao tiếp, giao thoa văn hố, Chính phủ và Cơng dân, Kinh tế và Doanh nghiệp.

- Thể dục và thể thao: tập trung phát triển thể chất, sức bền, tinh thần đồng đội, kỷ luật và bản lĩnh thi đấu. Học sinh lựa chọn chơi các mơn thể thao: điền kinh, bóng đá, bóng chuyền và bóng rổ.

- Cơng nghệ - Thơng tin – Truyền thơng: Học sinh học lập trình, thiết kế trang web, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin, xây dựng thương hiệu cá nhân và xử lý khủng hoảng truyền thơng.

- Giáo dục Quốc phịng: mỗi năm học 3 ngày tập trung.

2.1.5.2. Các môn học tự chọn:

- Âm nhạc (nhóm mơn nghệ thuật): giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua các bài dân ca, những tác giả và tác phẩm nổi tiếng. Ngoài ra, học sinh được học những tác phẩm nhạc trẻ Việt Nam và nhạc Quốc tế. Đồng thời, học sinh nắm được những lý thuyết âm nhạc cơ bản và lựa chọn học chuyên sâu nhạc cụ: ghi ta, trống, piano hoặc thanh nhạc.

- Mỹ thuật: Học sinh được học về các trường phái nghệ thuật, cách cảm thụ, phát biểu về một tác phẩm hội hoạ cũng như kỹ thuật sử dụng một số chất liệu như màu nước, acrylic, chì và đất sét để làm ra tác phẩm của riêng mình.

2.1.5.3. Chuyên đề học tập được thể hiện rõ nét trong các môn khoa học tự

nhiên, khoa học xã hội, Ngữ văn và kỹ năng như Giáo dục giới tính, Chính phủ và Cơng dân, Giao thoa văn hoá... Các chuyên đề được tổ chức dưới hình thức thảo luận trên lớp, mời các chuyên gia toạ đàm, hội thảo hoặc học tập di

sản, học tập dự án. Giáo viên các bộ môn phối hợp xây dựng các chuyên đề học tập tích hợp nội dung hai hay nhiều môn học khác nhau giúp học sinh hiểu được sự liên kết giữa kiến thức các môn học. Chuyên đề định hướng nghề nghiệp dành cho học sinh từ lớp 9 – 12 do văn phòng Tư vấn đại học của trường tổ chức định kỳ với sự tham gia của các giáo viên nước ngoài, giáo viên Việt Nam tu nghiệp ở nước ngoài, các trường đại học trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 49 - 51)