Thực trạng quản lý hoạt động học tập trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 69 - 76)

1.2.5 .Quản lý hoạt động giáo dục

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm tại trường Olympia

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập trải nghiệm

Để thực hiện nội dung này, trường đã tổ chức quán triệt cho toàn thể cán bộ giáo viên của trường, giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chuyên môn thực hiện việc rà sốt chương trình các mơn học, đối chiếu với mục tiêu, điều kiện cơ sở vật chất của trường để xây dựng chương trình cho phù hợp.

Trường đã cho giáo viên nghiên cứu các chương trình của một số nước để vận dụng vào việc xây dựng chương trình nhà trường. Trường đã cử giáo viên đến một số trường trung học là các đối tác của trường để xem xét việc xây dựng chương trình của các nước khác, từ đó vận dụng để xây dựng và hồn thiện chương trình của trường.

Trường đã chỉ đạo trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn đưa nội dung trao đổi, rà soát về chương trình nhà trường. Hàng năm có rà sốt để điều chỉnh và hồn thiện chương trình.

Nhà trường có chính sách trong việc động viên khen thưởng giáo viên có thành tích tốt trong việc xây dựng chương trình nhà trường. Để chương trình ln được cập nhật, trường đã thường xuyên trao đổi với giáo viên nước ngoài đang giảng dạy tại trường và giáo viên các trường phổ thông khác để cập nhật thông tin.

Khảo sát trên giáo viên và các tổ trưởng về công tác quản lý hoạt động trải nghiệm cho thấy nhà trường đã có những biện pháp quản lý khá tốt, đảm bảo hoạt động trôi chảy, nhịp nhàng. Cụ thể như sau:

2.4.2.1 Về công tác lập kế hoạch

Bảng 2.13. Đánh giá của giáo viên về công tác lập kế hoạch

Nội dung quản lý

Mức độ

Rất tốt Tốt Bình

thường Chưa tốt

SL % SL % SL % SL %

Cụ thể hoá nhiệm vụ năm học và

qui chế chuyên môn 14 52% 13 48%

Tổ chức hướng dẫn về xây dựng kế

hoạch trải nghiệm 8 30% 9 33% 10 37%

Qui định cụ thể về thời lượng và

thời gian cho từng môn học. 3 11% 23 85% 1 4%

Yêu cầu giáo viên nắm vững chương trình và lựa chọn nội dung trải nghiệm

24 89% 2 7% 1 4%

Biểu đồ 2.7: Đánh giá của giáo viên về công tác lập kế hoạch

Ban giám hiệu đã cụ thể hoá nhiệm vụ năm học và qui chế chuyên môn tới các tổ bộ môn và được 100% giáo viên đánh giá từ tốt đến rất tốt. Tuy

nhiên, có 37% giáo viên thấy rằng cơng tác tổ chức hướng dẫn xây dựng kế hoạch trải nghiệm chưa thực sự tốt, hai phần ba còn lại đánh giá tốt và rất tốt. Điểm yếu nhất trong công tác lập kế hoạch là qui định cụ thể về thời lượng và thời gian cho từng mơn học, chỉ có 3 giáo viên hài lịng, phần lớn giáo viên – tới 85% chưa đánh giá cao công tác này và 4% còn cho là chưa tốt.

2.4.2.2 Về công tác tổ chức, triển khai hoạt động trải nghiệm

Bảng 2.14. Đánh giá của giáo viên về công tác tổ chức, triển khai

Nội dung quản lý

Mức độ Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % SL % Đưa ra những qui định cụ thể về hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm

3 12% 22 81% 2 7%

Hướng dẫn cách phối hợp với các

phòng ban để triển khai kế hoạch 2 7% 24 89% 1 4%

Nhà trường đã có những yêu cầu cụ thể đối với giáo viên về nghiên cứu chương trình, lựa chọn nội dung trải nghiệm. Các tổ bộ môn đã cùng nhau phối hợp, lập kế hoạch trải nghiệm liên môn và 96% giáo viên đánh giá cao hoạt động này, trong đó 89% cho là rất tốt. Cũng với tỷ lệ này, các thầy cơ cho rằng mình đã được hướng dẫn cách phối hợp với các phòng ban để triển khai kế hoạch rất tốt. Đánh giá về việc đưa ra các qui định cụ thể về hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, 81% giáo viên cho điểm tốt và 12% cho là rất tốt, chỉ có 7% thấy bình thường.

2.4.2.3 Về cơng tác chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm

Bảng 2.15. Đánh giá của giáo viên về công tác chỉ đạo

Nội dung quản lý

Mức độ

Rất tốt Tốt Bình

thường Chưa tốt

SL % SL % SL % SL %

Khuyến khích, hỗ trợ giáo viên tham gia các kỳ thi GVST và Tích hợp, liên mơn.

21 77% 5 19% 1 4%

Khen thưởng và vinh danh các

Đối với công tác động viên, khuyến khích và thi đua, khen thưởng các giáo viên nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm, Ban giám hiệu đã có những biện pháp khá hiệu quả và được tập thể cán bộ, giáo viên đánh giá cao. 100% đội ngũ hài lòng với chính sách khen thưởng và vinh danh các thành tích giáo viên, trong đó 93% cho điểm rất tốt. Công tác khuyến khích, hỗ trợ giáo viên tham gia các kỳ thi Giáo viên sáng tạo và Tích hợp, liên môn cũng được đánh giá cao với 96% giáo viên cho điểm từ tốt đến rất tốt và khơng có ai đánh giá là chưa tốt.

2.4.2.4 Về công tác kiểm tra, đánh giá

Bảng 2.16. Đánh giá của giáo viên về công tác kiểm tra, đánh giá

Nội dung quản lý

Mức độ

Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt

SL % SL % SL % SL %

Sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch

để đánh giá xếp loại GV 2 7% 21 78% 3 11% 1 4%

Tổ chuyên môn kiểm tra và phê

duyệt kế hoạch trải nghiệm 24

89

% 3 11%

Đánh giá hoạt động qua dự giờ và

Tổ chuyên môn đã làm tốt công tác kiểm tra và phê duyệt kế hoạch trải nghiệm và được 100% giáo viên đánh giá từ tốt đến rất tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá, xếp loại giáo viên lại chưa nhận được sự đồng tình của tất cả mọi người. Có 11% giáo viên không đánh giá cao hoạt động này và 4% thấy chưa tốt. Đây là một trong những nội dung cần được quan tâm hơn trong công tác kiểm tra, đánh giá.

Công tác kiểm tra, đánh giá thực tế triển khai và hiệu quả của các hoạt động dạy học trải nghiệm được tiến hành thường xuyên, thông qua hoạt động dự giờ và khảo sát học sinh. Hầu hết các giáo viên đều cho rằng Ban giám hiệu đã làm tốt công việc này với 7% đánh giá rất tốt, 81% cho điểm tốt và 12% thấy bình thường, khơng có ai cho điểm chưa tốt ở lĩnh vực này.

2.4.2.5 Về công tác bồi dưỡng đội ngũ

Bảng 2.17. Đánh giá của giáo viên về công tác bồi dưỡng đội ngũ

Nội dung quản lý

Mức độ

Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt

SL % SL % SL % SL %

Bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực cho

giáo viên. 2 7% 23 86% 2 7%

Góp ý nội dung, phương pháp,

hình thức tổ chức cho giáo viên. 15

56

Biểu đồ 2.11: Đánh giá của giáo viên về công tác bồi dưỡng đội ngũ

Thông qua hoạt động kiểm tra, phê duyệt kế hoạch và trực tiếp dự giờ giáo viên, Ban giám hiệu đã góp ý kịp thời về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, giúp giáo viên có những điều chỉnh và nâng cao chất lượng dạy học. 100% hài lòng với việc làm này và đánh giá từ tốt đến rất tốt. Các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và năng lực cho giáo viên cũng được chú trọng và được đánh giá cao với 86% cho điểm tốt, 7% rất tốt và số còn lại đánh giá là bình thường.

2.4.2.6 Về cơng tác tuyên truyền, phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà

trường

Bảng 2.18. Đánh giá của giáo viên về công tác tuyên truyền, phối hợp

Nội dung quản lý

Mức độ

Rất tốt Tốt Bình

thường Chưa tốt

SL % SL % SL % SL %

Tuyên truyền các hoạt động có

hiệu quả. 15 56% 12 44%

Phối hợp với PHHS 3 11% 23 85% 1 4%

Phối hợp với các tổ chức, cơ quan

Biểu đồ 2.12: Đánh giá của giáo viên về công tác tuyên truyền, phối hợp

Công tác tuyên truyền, quảng bá các hoạt động học tập trải nghiệm đã được thực hiện rất hiệu quả với 56% giáo viên đánh giá rất tốt và 44% cho điểm tốt. Việc phối hợp với phụ huynh học sinh và các tổ chức, cơ quan ngoài trường cũng được triển khai mạnh mẽ. 96% người được hỏi đều cho rằng nhà trường đã làm tốt hai hoạt động này, trong đó 11% đánh giá rất tốt đối với công tác phối hợp PHHS và 19% đối với sự phối hợp với các tổ chức, cơ quan ngoài trường. Đây là một kết quả khả quan nhằm huy động được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các nguồn lực khác nhau, giúp cho việc triển khai hoạt động dạy học trải nghiệm được thuận lợi và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 69 - 76)