Xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 83 - 85)

1.2.5 .Quản lý hoạt động giáo dục

3.2. Một số biện pháp cụ thể

3.2.1. Xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động trải nghiệm

3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp

Thống nhất qui định về thời lượng và thời gian cho các hoạt động trải nghiệm trong toàn trường sẽ giúp định hướng cho các bộ môn trong việc lập kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và chủ động thiết kế các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Phân chia thời lượng và thời gian tổ chức hoạt động trải nghiệm sẽ hạn chế sự chồng chéo về kế hoạch giữa các bộ mơn, tránh tình trạng học sinh phải tham gia quá nhiều hoạt động tại cùng một thời điểm. Ngoài ra, các bộ mơn có thể nhìn được kế hoạch của nhau để có thể cùng kết hợp tổ chức dự án liên môn.

Việc phân bổ thời lượng và thời gian cho từng môn học sẽ giúp người quản lý nắm được kế hoạch tổng thể của cả trường, từ đó có thể chủ động sắp xếp thời gian để tham gia và có kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp.

3.2.1.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.

Để có được một lịch hoạt động trải nghiệm cho toàn trường, Hiệu trưởng cần đưa ra định mức quy chuẩn cho một số hoạt động căn cứ trên tính chất, qui mơ và mức độ ảnh hưởng đối với kế hoạch chung của toàn trường, cũng như sự liên quan tới các bộ môn khác.

Do lịch hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã được xây dựng từ đầu năm, có cụ thể nội dung và thời gian trên lịch năm học nên chỉ cần thống nhất lịch trải nghiệm trong chương trình dạy học, chủ yếu là hình thức đi học thực tế ở bên ngồi do địi hỏi nhiều cơng tác hậu cần hơn.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên rà sốt chương trình SGK, lựa chọn những chủ đề có thể xây dựng thành các hoạt động trải nghiệm thực tế và liên môn.

Nguyên tắc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm như sau:

- Mỗi kỳ học (2-2,5 tháng) mỗi khối chỉ được đi thực tế ra bên ngoài một lần.

- Mỗi lần đi có thể từ 1 đến 3 ngày.

- Mỗi chuyến đi cần có sự liên kết giữa các bộ mơn có nội dung học liên quản, cùng trả lời một câu hỏi lớn mang tính thực tế.

- Mỗi mơn học có ít nhất 30% thời lượng học trải nghiệm ở bên ngồi lớp học.

- Áp dụng hình thức “lớp học đảo ngược”, cho học sinh tìm hiểu, nghiên cứu bài trước ở nhà, dành ít nhất 60% tổng số tiết học để thực hành, luyện kỹ năng trên lớp.

- Mỗi khối lớp có một dự án học tập phục vụ cộng đồng được xây dựng kết hợp giữa môn giáo dục công dân và chủ nhiệm.

Tổ chức họp chun mơn giữa các phịng ban, bộ môn để thống nhất lịch trải nghiệm thực tế và các dự án liên môn. Các tổ trưởng chuyên môn và Hiệu trưởng cùng ký trên lịch. Ban hành công khai kế hoạch đã được phê duyệt tới các phòng ban, các giáo viên để cùng thực hiện. (Xem phụ lục 9)

3.2.1.3 Điều kiện để thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nắm vững các chủ trương, chính sách của trường và quy chế chun mơn để có thể định hướng và xây dựng quy định về thời lượng và thời gian cho các hoạt động trải nghiệm.

Các tổ trưởng chuyên môn phải nắm vững nội dung và phân phối chương trình để chỉ đạo giáo viên rà sốt và phê duyệt lịch trình giảng dạy và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)