Giới thiệu hoạt động khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 53)

1.2.5 .Quản lý hoạt động giáo dục

2.2. Giới thiệu hoạt động khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Hoạt động khảo sát được tiến hành nhằm:

- Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức và quản lý hoạt động trải nghiệm tại trường THPT Olympia.

- Phân tích, đánh giá thực trạng để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm tại trường THPT Olympia.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Hoạt động khảo sát được thực hiện trên các đối tượng gồm: cán bộ quản lý (phó hiệu trưởng, tổ trưởng), giáo viên và học sinh trường THPT Olympia với số lượng như sau:

- 3 Giám hiệu

- 27 giáo viên (bao gồm 6 quản lý)

- 142 học sinh

2.2.3 Nội dung khảo sát

- Thực trạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại trường THPT Olympia.

- Thực trạng công tác quản lý hoạt động trải nghiệm tại trường THPT Olympia.

- Thuận lợi, khó khăn trong tổ chức và quản lý hoạt động trải nghiệm.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp thống kê và xử lý kết quả trên excel.

2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm tại trƣờng THPT Olympia

2.3.1. Thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Là một trường học hai buổi một ngày và với mục tiêu giáo dục “Chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho cuộc sống” nên trường THPT Olympia đặc biệt

chú trọng tạo ra nhiều cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát triển các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động tập thể, các sự kiện văn hoá, nghệ thuật, thể thao và phục vụ cộng đồng.

Nghiên cứu lịch năm học của trường THPT Olympia cho thấy ngoài tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học, cứ sau chín tuần học tập thì có một tuần dành cho các hoạt động trải nghiệm sáng tạo quy mơ lớn. Bên cạnh đó, cịn có các sự kiện kéo dài suốt trong năm học, cụ thể như sau:

Bảng 2.5. Lịch hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Tháng Hoạt động Tháng Hoạt động

8 Tuần định hướng – Dã ngoại 1 Pajama Day

Khai giảng Olympia The Stage

9 Trung thu Gói bánh chưng

10 Đại hội thể thao 2 Lễ hội trồng cây

Walkathon 3 Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Halloween Triển lãm học tập

11 Ngày Nhà giáo VN 4 Triển lãm Mỹ thuật

Thi tài năng âm nhạc Olympia Spirit Liên hoan phim

12 Lễ hội Giáng sinh 5 Hoà nhạc tháng 5

(Nguồn: tổng hợp từ lịch năm học)

Cô giáo NKO, tổng phụ trách nhà trường, cho biết mỗi kỳ học (9 tuần) lại có những chủ đề riêng gắn với mục tiêu phát triển bền vững là chủ đề chung của năm học nhằm phát triển các giá trị cốt lõi mà nhà trường theo đuổi là Tôn trọng, Trung thực, Cống hiến, Thấu hiểu, Tự hào và Hoàn thiện. Các sự kiện được giao cho học sinh các khối lớp tổ chức để các con được thực hành các kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, hợp tác và giải quyết vấn đề. Sự kiện còn là cơ hội để gắn kết học sinh trong trường với nhau, huy động sự tham gia của cha mẹ và các tổ chức xã hội.

lớp, các câu lạc bộ, các hoạt động xã hội, hướng nghiệp và tham quan, dã ngoại cũng được tổ chức hết sức sinh động, sáng tạo và thực chất.

Mỗi tuần, học sinh có một buổi sinh hoạt dưới cờ do chính hội học sinh tổ chức với những nội dung mang tính thực tế và cập nhật, thu hút mối quan tâm của các bạn như thông tin về các sự kiện mới trong nước và quốc tế, khách mời từ các trường đại học tới tư vấn và phỏng vấn học bổng du học, biểu diễn các tiết mục văn nghệ của ban nhạc trường... Hoạt động này cũng là cơ hội cho nhiều bạn học sinh được trải nghiệm vai trò làm MC, rèn luyện kỹ năng nói trước đám đơng và tăng thêm sự tự tin.

Các hoạt động ngoài giờ lên lớp được đưa vào thời gian biểu như sau:

Bảng 2.6. Lịch một ngày của học sinh trung học

Giờ Tiết Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu

7.00-7.30 HS đến trường

7.30-8.00 Ăn sáng

8.00-9.00 Tiết 1 Học tập Học tập Học tập Học tập Học tập

9.05-10.05 Tiết 2 Học tập Học tập Học tập Học tập Học tập

10.10-10.50 Chào cờ Conference/Giờ trao đổi

10.55-11.55 Tiết 3 Học tập Học tập Học tập Học tập Học tập

12.00-12.50 Lunch time/Ăn trưa Học tập Học tập

12.55-13.55 Tiết 4 Học tập Học tập Học tập Học tập Học tập 14.00-15.00 Tiết 5 Học tập Học tập Học tập Học tập Học tập 15.05-16.00 Câu lạc bộ Giờ cố vấn Câu lạc bộ Giờ cố vấn Câu lạc bộ

16.05-16.15 Giờ ăn nhẹ

16.15 Ra về

(Nguồn: Kế hoạch năm học)

Thời gian biểu cho thấy hoạt động câu lạc bộ được tiến hành 3 lần/tuần và hoạt động cố vấn trường học (Advisor time) – tương tự giáo viên chủ nhiệm, diễn ra 2 lần/tuần. Tổng thời gian dành cho câu lạc bộ là 150 phút và cố vấn trường học là 100 phút. Đây là những điểm rất khác biệt so với các

trường THPT khác, đặc biệt là những trường học một buổi/ngày với quỹ thời gian hạn hẹp chỉ chủ yếu tập trung cho hoạt động học tập.

Trả lời phỏng vấn của tác giả về nội dung hoạt động câu lạc bộ, Cô BTH, phụ trách câu lạc bộ của trường chia sẻ: “Đây là khoảng thời gian đặc

biệt trong ngày dành cho các Dự án, đội tuyển, câu lạc bộ hoạt động với sự da dạng về hình thức và ngơn ngữ ở nhiều lĩnh vực như Thể thao, Nghệ thuật, Văn hoá, Định hướng nghề nghiệp…Các hoạt động trong khoảng thời gian này nhằm mục tiêu tạo cơ hội cho học sinh thể hiện tài năng, sở thích, trải nghiệm để hồn thiện khả năng hợp tác, lãnh đạo, dự án cộng đồng, tiếp cận các vấn đề toàn cầu với mục tiêu phát triển bền vững, tự tin tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế”. Được biết, 100% học sinh đăng ký tham gia

các câu lạc bộ và rất hào hứng tham gia vì được tự lựa chọn hoạt động phù hợp với khả năng và sở thích của mình.

Bàn về hoạt động chủ nhiệm – cố vấn trường học, cô NTMH – phụ trách chương trình cho biết, nội dung chính xun suốt từ lớp 10 đến lớp 12 là đào tạo “giá trị sống” và kỹ năng “tự chủ” cho học sinh. Với đặc thù là một trường liên cấp từ tiểu học đến THPT, nên đây là những nội dung được tiếp nối từ những cấp học trước. Học sinh đã có những kiến thức và kỹ năng nhất định nên các hoạt động trong giờ sinh hoạt nhóm cũng được giao cho các em tự tổ chức, các thầy cô chủ yếu giữ vai trò định hướng và kiểm tra, đánh giá.

Khảo sát trên học sinh về mức độ yêu thích và giá trị các hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang lại cho thấy những kết quả rất đáng khích lệ:

Biểu đồ 2.1. Ý kiến của học sinh về hoạt động TNST tại trường THPT Olympia

Có tới 95% học sinh được hỏi rất thích các hoạt động sự kiện và khơng có em nào khơng thích, đứng đầu danh sách các hoạt động TNST được học sinh yêu thích. Hoạt động tiếp theo trong danh sách là câu lạc bộ với 82% em rất thích. Giờ chào cờ và hoạt động với cố vấn trường học cùng có tỷ lệ học sinh rất thích là 55%, số cịn lại trả lời là thích. Như vậy, 100% học sinh được hỏi đều yêu thích các hoạt động TNST của nhà trường.

Từ các nghiên cứu trên, có thể kết luận rằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường THPT Olympia rất phong phú, đa dạng và sáng tạo. Học sinh yêu thích và nhiệt tình tham gia các hoạt động, giúp hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện.

2.3.2. Thực trạng hoạt động học tập trải nghiệm

Trường THPT Olympia là một trong số ít các trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép phát triển chương trình nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo công văn 791/BGD-ĐT từ năm học 2013 – 2014. Trường đã chỉ đạo nghiên cứu xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi mơn học và các chủ đề tích hợp, liên mơn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo phương pháp bàn tay nặn bột. Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, giáo viên được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện.

Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, trường đã chỉ đạo giáo viên chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở nhà.

Cùng với việc thiết kế chương trình nhà trường, phương pháp dạy học đã được đổi mới, trường đã triển khai một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực như bàn tay nặn bột, bản đồ tư duy, ứng dụng công nghệ thông tin; tổ

chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Giáo viên được giao quyền chủ động, sáng tạo trong tổ chức hoạt động dạy và học, kết hợp linh hoạt các phương pháp truyền thống và hiện đại theo một nguyên tắc nhất quán “không áp đặt”, thúc đẩy sự tích cực, kích thích năng lực tư duy chủ động và sáng tạo của học sinh.

Trường đã chỉ đạo thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác; đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các mơn học; tích cực ứng dụng cơng nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau.

Trường đặc biệt chú ý chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như: dạy học trực tuyến, trường học kết nối...

Các phương pháp được đặc biệt khuyến khích bao gồm: Inquiry based learning (học tập khám phá); blended learning (học tập hỗn hợp với lớp học đảo ngược (Flipped classroom); project-based learning (học tập dự án) và Experiential learning (học tập trải nghiệm).

2.3.2.1 Các hoạt động học tập trải nghiệm tại trường Olympia

Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng hoạt động học tập trải nghiệm đang diễn ra tại trường Olympia, tác giả đã đưa một số hoạt động tiêu biểu để khảo sát giáo viên ở các tất cả các bộ mơn: Tốn, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Văn, GDCD, Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật và ICT. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Các hoạt động học tập trải nghiệm được tổ chức tại Olympia

Hoạt động Số lượng %

Thực hành 27 100%

Nghiên cứu bài trước ở nhà. 22 81%

Nghiên cứu khoa học 22 81%

Tổ chức hội thảo 27 100%

Đi thực tế theo môn học 27 100% Đi thực tế cùng môn khác 27 100%

Biểu đồ 2.2. Các hoạt động học tập trải nghiệm được tổ chức tại Olympia

Có tới bốn hoạt động được 100% giáo viên triển khai trong bộ mơn mình dạy là thực hành, tổ chức hội thảo, đi thực tế môn học và đi thực tế cùng môn học khác. Điều này cho thấy các hoạt động học tập trải nghiệm khá đa dạng và được tổ chức đều khắp ở các bộ mơn. Đặc biệt, với hình thức học tập thực tế, các mơn học đã có sự liên kết với nhau nhằm giúp học sinh huy động được kiến thức của các môn học để giải quyết các vấn đề thực tế. Các môn thường liên kết với nhau theo nhóm khoa học tự nhiên (Lý, Hố, Sinh), khoa

học xã hội (Văn, Sử, Địa) hoặc đôi khi với các mơn khác như Tốn với Mỹ thuật, ICT hoặc Văn, GDCD, Âm nhạc, Tiếng Anh...

2.3.2.2. Mức độ tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm

Bảng 2.8. Mức độ thực hiện các hoạt động học tập trải nghiệm

Hoạt động Mức độ thực hiện 1 lần/ tuần > 1 lần/ tuần 1 lần/ tháng > 1 lần/ tháng 1 lần/ học kỳ > 1 lần/ học kỳ Không tổ chức Thực hành 100%

Nghiên cứu bài trước ở nhà.

100% Nghiên cứu khoa

học 75% 20% 5% Tổ chức hội thảo 15% 80% 5% Đi thực tế theo môn học 5% 20% 75% Đi thực tế cùng môn khác 15% 75% 10%

Kết quả khảo sát cho thấy tần suất tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm khá dày. Đối với hoạt động thực hành và nghiên cứu bài trước ở nhà, 100% giáo viên đều triển khai hàng tuần trong môn học của mình. Đây là phương pháp học tích cực giúp người học chủ động và hiểu bài hơn, dễ tổ chức và thường được giáo viên sử dụng ở hầu hết các bộ môn.

Có tới 75% giáo viên tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học hàng tháng và 20% thực hiện một lần/học kỳ và 5% không tổ chức hoạt động này. Hoạt động nghiên cứu khoa học được thực hiện chủ yếu với các bộ môn khoa học cơ bản như Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa với tần suất cao mỗi tháng một lần. Nhóm mơn khơng tổ chức hoạt động này là âm nhạc và thể dục. Hoạt động tổ chức hội thảo lại có số lần tổ chức tương đối ngược lại với nghiên cứu khoa học khi 80% giáo viên thực hiện một lần/học kỳ và 15% tổ chức một lần/tháng. Cũng như hoạt động nghiên cứu khoa học, có 5% giáo viên khơng tổ chức hội thảo lần nào.

Đi thực tế theo môn học và cùng bộ môn khác (liên môn) là hai hoạt động được 100% giáo viên tổ chức với những mức độ khác nhau. Có 5% giáo viên tổ chức học thực tế theo môn mỗi tháng một lần và cũng trong tháng học sinh tham gia đi thực tế liên môn của 15% thầy cô trong trường. Mỗi học kỳ, có tới 95% giáo viên tổ chức đi thực tế theo mơn học, trong đó 75% đi hơn 1 lần/kỳ. Bên cạnh đó, các chuyến đi liên mơn cũng được tổ chức bởi 75% số giáo viên mỗi kỳ một lần và 10% từ hai chuyến trở lên. Những con số này cho thấy sự “bội thực” của các hoạt động học tập trải nghiệm, đặc biệt là hoạt động đi thực tế ra bên ngoài, gây ra sự “quá tải” đối với học sinh và những khó khăn với giáo viên mà sẽ được đề cập tới trong phần sau. Thực trạng này đặt ra bài toán ngược đối với đội ngũ quản lý, thay vì phải động viên, khuyến khích giáo viên tích cực tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm thì phải có biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu sự chồng chéo và tăng tính hiệu quả của các hoạt động này.

2.3.2.3. Sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài trường vào hoạt động

trải nghiệm.

Biểu đồ 2.3: Sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài trường vào hoạt động trải nghiệm

hầu hết các lực lượng trong nhà trường. 100% giáo viên đã trả lời họ có được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 53)