Áp lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing mix của công ty p&g việt nam (Trang 77 - 81)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG

II. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH ĐỐI VỚI P&G VIỆT NAM

1. Áp lực cạnh tranh

P&G Việt Nam tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều ngành hàng khác nhau nên công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong từng ngành hàng. Dưới đây là một số đối thủ chính của công ty trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm dầu gội, mỹ phẩm, chất tẩy rửa…

71

 Công ty Unilever Việt Nam: Đây là đối thủ chính của P&G Việt Nam và cũng là người dẫn đầu thị phần (khoảng 40- 45% thị phần dầu gội cũng như bột giặt) và đạt mức tăng trưởng doanh số hàng năm rất cao trung bình khoảng 60-65%/năm. So với P&G, tập đoàn Unilever bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam sớm hơn (từ năm 1988). Với vốn đầu tư 120 triệu USD, Unilever đã thiết lập đƣợc 3 liên doanh sản xuất bột giặt, xà phòng, dầu gội, kem đánh răng…Sản phẩm của Unilever rất đa dạng và công ty này không xác lập những yêu cầu nghiêm ngặt về nguyên vật liệu nên Unilever Việt Nam có thể sử dụng những nguyên liệu trong nước giúp giảm đáng kể giá thành sản phẩm.

 Công ty Kao Việt Nam: Là công ty 100% vốn nước ngoài, được thành lập 11/1995 với tổng số vốn đầu tƣ là 39.5 triệu USD, hoạt động trong lĩnh vực cung ứng sản phẩm chăm sóc da, tóc, vệ sinh cá nhân. Kao Việt Nam có khoảng 250 nhân viên, nhà máy đặt tại khu công nghiệp Amata, Biên Hoà. Hiện nay thị phần của Kao Việt nam chƣa cao, khoảng 5-8%. Tuy nhiên đây là công ty đạt nhiều thành công, chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản và một số nước trong khu vực như Singapore, Phillipines, Indonesia.

 Công ty Colgate Palmolive: là công ty 100% vốn nước ngoài, hoạt động trong lĩnh vực cung ứng sản phẩm chăm sóc răng miệng và các mặt hàng gội đầu, xà phòng, dầu gội đầu và chất xả làm mềm vải.

 Công ty LG Vina là công ty rất thành công trên thị trường Hàn Quốc, tuy thị phần của LG tại Việt Nam không đáng kể nhƣng vẫn là đối thủ cạnh tranh đáng quan tâm, đặc biệt là sản phẩm Hàn Quốc đang có tác động mạnh đối với người tiêu dùng Việt Nam trong những năm gần đây.

 Công ty Daso: đây là một công ty hoạt động chủ yếu trong ngành hàng bột giặt với thế mạnh giá rẻ, được người dân các vùng nông thôn ưa chuộng.

Tốc độ cải tiến và tung sản phẩm mới của Daso cũng khá cao.

72 1.2.Khách hàng

Khách hàng của P&G Việt Nam bao gồm hai loại: khách hàng trực tiếp là các trung gian phân phối và khách hàng gián tiếp là người tiêu dùng

Đối với những khách hàng trực tiếp, do số lƣợng nhiều và doanh số mua hàng của mỗi cửa hàng không cao trong tổng doanh số bán hàng của các công ty, nên ảnh hưởng của từng khách hàng đối với công ty là không lớn. Hơn nữa các sản phẩm của các công ty nhƣ P&G Việt Nam, Unilever Việt Nam, Kao… đều là những sản phẩm được nhiều người tiêu dùng sử dụng nên việc mua hàng từ các công ty này để bán cho người tiêu dùng sẽ mang lại lợi nhuận cho khách hàng (là các cửa hiệu). Vì vậy mối quan hệ giữa những khách hàng trực tiếp và các công ty là mối quan hệ hữu cơ, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Tuy nhiên để làm cho các khách hàng nỗ lực bán sản phẩm của mình, các công ty ngày càng đƣa ra nhiều chính sách ƣu đãi, tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt trong phân phối.

Đối với những khách hàng gián tiếp, do nhu cầu sử dụng các sản phẩm như xà bông, dầu gội đầu là thường xuyên nên các quyết định mua hàng không đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng. Hơn nữa người tiêu dùng sẽ không chịu ảnh hưởng gì nếu chuyển sang sử dụng những nhãn hiệu khác cùng loại, cho nên ít có sự trung thành với một nhãn hiệu nhất định. Vì vậy các công ty luôn phải tìm ra những phương thức để làm cho người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của mình.

1.3. Nhà cung ứng

Hiện nay P&G Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng các nguyên vật liệu nhập ngoại theo những tiêu chuẩn toàn cầu của tập đoàn P&G công ty ít chịu tác động bởi sự cạnh tranh giữa các công ty để tìm nguồn nguyên liệu chất lƣợng giá rẻ.

73

Các nhà cung ứng nguyên vật liệu sẽ ký hợp đồng bán nguyên vật liệu với số lƣợng lớn cho tập đoàn P&G, sau đó phân bổ hàng cho công ty ở từng quốc gia. Nhờ vậy P&G Việt Nam có đƣợc một nguồn nguyên vật liệu chất lƣợng cao với mức giá ƣu đãi.

Tuy nhiên, công ty vẫn đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế trong nước hội đủ các tiêu chuẩn chất lƣợng để có thể chủ động, linh hoạt hơn trong sản xuất

1.4. Đối thủ tiềm ẩn mới

Do P&G Việt Nam có khá nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước với những ngành hàng tiêu dùng công ty tham gia nên nguy cơ xuất hiện thêm một đối thủ nội địa hoàn toàn mới là không cao. Tuy nhiên sự tiềm ẩn ở đây là các đối thủ cạnh tranh hiện tại của P&G Việt Nam sẽ đầu tƣ mở rộng sản xuất sang các ngành khác có liên quan nhƣ những công ty sản xuất bột giặt có thể mở rộng sang lĩnh vực sản xuất nước xả làm mềm vải cùng thuộc nhóm hàng hoá mỹ phẩm…

Ngoài ra còn xuất hiện nguy cơ cạnh tranh từ các đối thủ là các tập đoàn nước ngoài Kimbaley Clark, Schwarzkopt…Sự xuất hiện của các đối thủ tiềm ẩn mới này làm tăng mức độ cạnh tranh trong thị trường.

1.5. Sản phẩm thay thế

Tương tự các đối thủ tiềm ẩn mới, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế làm hạn chế thị trường của các sản phẩm hiện tại. Ví dụ như sữa tắm xuất hiện làm giảm thị phần của xà bông, các loại dầu gội thông thường phải chia sẻ thị phần với các loại dầu gội mới nhƣ dầu gội chứa tinh chất dƣỡng tóc hay các loại dầu gội pha nước hoa….Mức độ cạnh tranh trong ngành càng gia tăng do thị phần bị giảm hoặc phải chia nhỏ. Vì vậy P&G Việt Nam cũng nhƣ nhiều công ty khác trong ngành luôn phải thường xuyên có sự đầu tư tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

74

2. Cạnh tranh theo các yếu tố trong Marketing mix

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing mix của công ty p&g việt nam (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)