1.2. Một số vấn đề về đội ngũ giáo viên tiểu học
1.2.3. Đặc điểm của giáo viên tiểu học
1.2.3.1. Đặc điểm của giáo viên tiểu học nói chung
Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, là cấp học đầu tiên của giáo dục phổ thông, nơi GV không chỉ truyền đạt kiến thức cơ bản, tổng hợp cho học sinh mà cịn là người định hướng, hình thành các giá trị đạo đức, nhân cách cho lớp người nhỏ tuổi trước khi bước vào đời. Lời nói, cử chỉ, cuộc sống lao động sư phạm của người GVTH có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của các em học sinh [17].
Tính cách của học sinh tiểu học mới hình thành nên chưa ổn định. Hành vi của trẻ mang tính xung đột cao (bột phát) và ý chí cịn thấp. Tính cách điển hình của trẻ là hồn nhiên và cả tin, thích bắt chước hành vi của người xung quanh hay trên phim ảnh.
Nhu cầu nhận thức của học sinh tiểu học đã phát triển khá rõ nét từ nhu cầu tìm hiều những sự vật hiện tượng riêng lẻ (lớp 1, lớp 2) đến nhu cầu phát hiện những nguyên nhân, quy luật và các mối liên hệ, quan hệ (lớp 3, lớp 4, lớp 5). Trẻ say mê học tập chưa phải vì nhận thức được trách nhiệm đối với xã hội mà chủ yếu được thầy khen, bạn mến, cô giáo yêu, bố mẹ tự hào. Đối tượng gây xúc cảm cho học sinh tiểu học thường là hiện tượng sự vật cụ thể nên xúc cảm, tình cảm của các em gắn liền với đặc điểm trực quan, hình ảnh cụ thể. Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình. Tình cảm của học sinh tiểu học còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc. Vì vậy trong quá trình dạy học, người GV phải nắm vững được tâm sinh lý của trẻ để tạo được phương pháp giáo dục có hiệu quả cao [17].
Giáo viên tiểu học là bộ phận lâu đời nhất trong ĐNGV của nước ta, xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu của nền giáo dục nước nhà. Ở giai đoạn nào, giáo viên tiểu học cũng là bộ phận đơng đảo nhất, gắn bó mật thiết với nhân dân. Trong tâm trí mọi lứa tuổi, trong cộng đồng dân cư, hình ảnh người thầy để lại dấu ấn sâu đậm thường là hình ảnh người giáo viên thuở “vỡ lòng” trên con đường học vấn của họ.
ĐNGV là những chủ thể tâm lý khác nhau, với những sự khác biệt cá nhân vô cùng phức tạp, những hiểu biết về tâm lý con người của ĐNGV có ảnh hưởng quan trọng đến sự giáo dục nhân cách cho trẻ, đến việc chăm lo cho học sinh phát triển phẩm chất đạo đức, biết tôn trọng giá trị thẩm mỹ, có thái độ thân thiện trong quan hệ xã hội, xây dựng niềm tin, hoài bão, ý chí vươn lên, hướng dẫn kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm cơng dân,…
GVTH có người có uy tín đối với lứa tuổi nhỏ. GVTH giữ vai trò quyết định đến sự phát triển đúng hướng của các em. Mỗi lớp tiểu học chủ yếu có một giáo viên chứ khơng phải có nhiều giáo viên như cấp học khác. Do đặc
điểm lao động sư phạm ở tiểu học như vậy, nên người GVTH là nhân tố quyết định về sự phát triển chất lượng giáo dục của mỗi lớp tiểu học, của từng học sinh tiểu học [53].
Về mặt kinh tế, thu nhập của nhà giáo khơng đồng đều, có sự phân hóa. GV ở miền xuôi lên miền núi dạy học, đời sống văn hóa nghèo nàn, nhất là ở các vùng dân tộc thiểu số, nhiều nơi khơng có nhà nội trú. Một bộ phận nhà giáo không vượt qua được những tác động của cơ chế thị trường đối với giáo dục, có biểu hiện suy thối về đạo đức nghề nghiệp, không đấu tranh với những gian dối trong giáo dục, thỏa hiệp, thậm chí cịn bị lơi cuốn tham gia vào các tiêu cực trong kinh tế thị trường, cá biệt có những nhà giáo coi giáo dục như là phương tiện để trục lợi, làm tổn hại uy tín, danh dự của đội ngũ nhà giáo [25].
Về loại hình GVTH hiện có:
- GV dạy nhiều môn học và các hoạt động tương ứng với kế hoạch giáo dục của một lớp tiểu học nhưng không dạy một số môn học đặc thù (Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ, Tin học,…).
- GV dạy chuyên một số môn: Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ, Tin học,… [10].
1.2.3.2. Đặc điểm của giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số
Ngoài những đặc điểm chung như GVTH, GVTH người dân tộc thiểu số bản địa có những đặc điểm khác biệt sau đây:
Đặc điểm về tính tộc người và vùng miền;
- Tính dân tộc: do ảnh hưởng của khu trú/ vùng miền nên mỗi dân tộc thể hiện ở yếu tố: ngơn ngữ, đặc trưng văn hóa sinh hoạt chung; và ý thức tự giác dân tộc. Giáo viên người dân tộc thiểu số là tri thức của người dân tộc thiểu số, họ vừa có tính dân tộc, vừa có tính quốc gia dân tộc. Do đó, mỗi giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số đều mang trong mình về mặt ngơn ngữ là một cá thể song/ đa ngữ và cũng mang trong mình đa văn hóa. Vì vậy, mơi trường giáo dục cũng là mơi trường đa văn hóa. Với đặc điểm đó, giáo viên dân tộc
thiểu số sẽ giúp học sinh dân tộc thiểu số gỡ bỏ được rào cản ngôn ngữ, tạo tiền đề cho các em học tốt tiếng Việt và các mơn học khác của cấp học.
- Tính vùng miền: Đặc điểm sinh sống ở những vùng, miền khác nhau, thuộc những dân tộc khác nhau, trở thành giáo viên tiểu học theo những phương thức khác nhau thì ĐNGVTH người dân tộc thiểu số đều có những điểm tương đồng và khác biệt về kiến thức, năng lực cá nhân. Sự giống và khác nhau này ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực nghề nghiệp của họ cả về mặt tích cực và những hạn chế
Đặc điểm phát triển nghề nghiệp
- Những đặc điểm liên quan đến số lượng giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số: Sự hình thành và phát triển ĐNGV người dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng của những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng dân tộc thiểu số. Vào những năm cuối của thế kỉ XX, ở các tỉnh miền núi do KT- XH và giáo dục chậm phát triển, số lượng giáo viên người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ rất nhỏ, phần lớn ĐNGV ở các tỉnh miền núi đều được điều động từ miền xuôi lên công tác (sau 5 năm công tác, những giáo viên này được chuyển vùng về xuôi). Trong những năm gần đây, do giáo dục phổ thông ở miền núi khá phát triển nhờ những chính sách ưu tiên của nhà nước (chính sách cử tuyển, chính sách đào tạo theo địa chỉ,...) số lượng giáo viên người dân tộc thiểu số tăng nhanh, nhất là ĐNGVTH (do đào tạo tại tỉnh), tập trung ở những dân tộc chiếm số đông.
- Những đặc điểm liên quan đến chất lượng giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số: giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số là trí thức dân tộc thiểu số có hiểu biết sâu sắc về truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số. Hiện tại, về cơ bản giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số đạt chuẩn đào tạo theo cấp học, cho nên có thể khẳng định họ là đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số. Là người dân tộc thiểu số có kiến thức nên họ có hiểu biết về phong tục tập qn, truyền thống, văn hóa khơng chỉ của dân tộc mình và của các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (đa văn hóa). Sự hiểu biết này, giúp ích cho họ rất nhiều trong cơng tác và trong dạy
học. Tuy nhiên, trình độ đào tạo ban đầu của giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số với phương thức tuyển sinh sư phạm là rất khác nhau như: (i) Một số em trúng tuyển, có điểm thi đủ điểm chuẩn của trường (không cần cộng điểm ưu tiên dân tộc thiểu số và khu vực); (ii) Một số em trúng tuyển, có điểm thi cộng điểm ưu tiên dân tộc thiểu số và khu vực (3,5 điểm) đủ điểm chuẩn của trường; (iii) Một số HS được tuyển vào học trường sư phạm theo hệ cử tuyển (thường là những em đã thi tuyển sinh song không đủ điểm chuẩn vào ĐH, CĐ kể cả đã cộng điểm ưu tiên); (iv) Một số HS được tuyển sinh vào học trường ĐH, CĐ sư phạm theo hệ dự bị đại học dân tộc chọn cử vào các trường SP; (v) Một số HS thuộc nhóm dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển thẳng vào học trường ĐH, cao đẳng sư phạm.
Một vấn đề cần nữa là để đáp ứng mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ trên tồn quốc vào những thập kỉ cuối của thế kỉ XX, ở vùng dân tộc thiểu số đã xuất hiện nhiều hình thức đào tạo cấp tốc, cắm bản như các hệ đào tạo 5+3; 9+3 tháng; 12+6 tháng,... Tuy nhiên, cũng cần nói thêm là khơng nên đánh giá năng lực một người chỉ căn cứ thuần tuý vào trình độ đào tạo ban đầu của họ. Trong thực tế, do khả năng tự học, do ý chí phấn đấu vươn lên về chuyên môn nghiệp vụ, nhiều GV từ xuất phát ban đầu thấp đã vươn lên trình độ cao, trở thành những người dạy giỏi, những nhà khoa học, nhà giáo dục giỏi. Song, cả một đội ngũ lớn mà trình độ đào tạo ban đầu lại thấp thì rõ ràng là một khó khăn cho việc hồn thành sứ mệnh giáo dục thế hệ trẻ ở vùng dân tộc thiểu số.
Hơn nữa, ĐNGVTH người dân tộc thiểu số ở vùng/tiểu vùng và ngay cả trong một địa phương (rộng là trong một tỉnh, hẹp là ngay trong một trường) có sự khơng đồng đều về năng lực nghề nghiệp. Các GV được đào tạo ở nhiều trình độ khác nhau, năng lực nghề nghiệp của họ cũng là khác nhau. Đặc điểm này càng bộc lộ rõ khi giáo dục tiểu học hoàn thành phổ cập, bước sang giai đoạn nâng cao chất lượng. Để có mặt bằng chất lượng giáo dục tiểu học ở vùng dân tộc thiểu số ngang bằng với các vùng miền trong cả nước thì cần coi trọng chiến lược nâng cao chất lượng ĐNGVTH. Sau khi hoàn thành mục tiêu
phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ trên toàn quốc, nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ, yêu cầu chuẩn hóa được ngành giáo dục quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên vẫn thật khó để đạt được sự tương ứng giữa chuẩn trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp.
- Đặc điểm liên quan đến cơ cấu: Tỉ lệ GV người dân tộc thiểu số không cân đối theo dân tộc và theo cấp học. Dân số của các dân tộc khác nhau; truyền thống, phong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc khác nhau; trình độ phát triển của các dân tộc khác nhau, cho nên tỉ lệ GV của các dân tộc cũng khác nhau. Do đó, có sự mẫu thuẫn giữa những trường/lớp học, với vùng/tiểu vùng với HS là người dân tộc thiểu số này nhưng GV dạy lại là người dân tộc khác. Điều này cho thấy, sự chưa phù hợp với cơ cấu về dân tộc ngay chính trong lớp/trường học sẽ là những khó khăn đối với chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số.
Những phân tích trên cho thấy việc quản lý, bồi dưỡng và phát triển ĐNGVTH ở Đắk Nông sẽ phức tạp, khó khăn hơn. Để có các giải pháp quản lí phù hợp cần đánh giá khách quan, phân loại GV và điều tra, phân tích nhu cầu bồi dưỡng GV cho phù hợp. Đồng thời, phải điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp với các tiểu vùng.