1.4. Quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học theo tiếp cận quản lý nguồn nhân
1.4.3. Nội dung quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học
Trong nghiên cứu này, các nội dung quản lý ĐNGVTH được xây dựng theo tiếp cận QLNNL, hướng đến việc làm tăng khả năng cống hiến của họ đối với mục tiêu chung của nhà trường, đặc biệt là có đủ năng lực đáp ứng được việc đổi mới chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, đồng thời làm
thỏa mãn nhu cầu cá nhân của đội ngũ này. Theo đó, quản lý ĐNGVTH bao gồm các nội dung sau:
1.4.3.1. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực giáo viên tiểu học
Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là lập kế hoạch để đáp ứng những nhu cầu trong tương lai về nhân sự của tổ chức khi tính đến cả những nhân tố bên trong và những nhân tố của mơi trường bên ngồi [16, tr.165].
Trong chu trình quản lý, kế hoạch là khâu đầu tiên của một chu trình [36, tr.124]. Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và tồn tại của mỗi tổ chức. Lập kế hoạch là quá trình thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự thời gian tiến hành các cơng việc, chuẩn bị huy động các nguồn lực để triển khai các hoạt động một cách chủ động nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu giáo dục [28, tr.36].
Kế hoạch rất cần trong công tác quản lý, giúp các nhà quản lý hoạt động có mục đích, có cân nhắc cụ thể, giúp họ chủ động, tự tin hơn trong cơng tác của mình. Trong quản lý ĐNGVTH, để kế hoạch hóa nguồn nhân lực GV tiểu học đạt hiệu quả,cần chú ý đến các nội dung sau:
- Kế hoạch hóa nguồn nhân lực GV tiểu học phải được xây dựng dựa trên kế hoạch chiến lược của nhà trường (chiến lược tăng quy mô hay thu hẹp, bị sát nhập…); dựa trên việc thực hiện công tác dự báo nguồn nhân lực GV tiểu học (về số lượng, cơ cấu, chất lượng…); và dựa trên việc kiểm kê nguồn nhân lực GV tiểu học (xác định được những ưu, nhược điểm của ĐNGVTH trong trường). Hiệu trưởng nhà trường tiểu học ở Đăk Nơng cần quan tâm kế hoạch hóa nguồn nhân lực GV để điều chỉnh cơ cấu đội ngũ GV của nhà trường cân đối, hợp lí.
- Phải thu hút được sự tham gia của các chủ thể quản lý và các lực lượng liên quan vào việc kế hoạch hóa nguồn nhân lực GV tiểu học.
- Kế hoạch hóa nguồn nhân lực GV tiểu học phải có dự kiến được mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện.
- Kế hoạch hóa nguồn nhân lực GV tiểu học phải được phổ biến và công khai trong trường.
- Kế hoạch hóa nguồn nhân lực GV tiểu học phải có các chuẩn đánh giá rõ ràng.
1.4.3.2. Phân tích cơng việc của giáo viên tiểu học
PTCV là q trình nghiên cứu nội dung cơng việc nhằm xác định điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng cần thiết phải có để thực hiện tốt công việc [21, tr.71].
Ivancevich (1995) cho rằng khó có thể hình dung một tổ chức có thể tuyển dụng, bồi dưỡng, đánh giá, trả công và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả mà không PTCV [63, tr.161].
Khi PTCV của GV tiểu học cần xây dựng được Bảng mô tả công việc và
Bảng tiêu chuẩn giáo viên tiểu học, căn cứ vào hai tài liệu này, có thể thực
hiện tốt những cơng tác khác của quản lý ĐNGVTH như: định biên, xây dựng vị trí việc làm, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo và bồi dưỡng ,…
Bảng mô tả công việc của ĐNGVTH là văn bản liệt kê các chức năng,
nhiệm vụ, các mối quan hệ trong công việc, các điều kiện làm việc, yêu cầu kiểm tra, giám sát và các tiêu chuẩn cần đạt được khi thực hiện công việc giảng dạy. Bảng mô tả công việc giúp ĐNGVTH hiểu được nội dung, yêu cầu của công việc và hiểu được quyền hạn, trách nhiệm của mình khi thực hiện cơng tác giảng dạy tại trường.
Bảng tiêu chuẩn giáo viên tiểu học là văn bản liệt kê những yêu cầu về
năng lực cá nhân như trình độ văn hóa, chun mơn, ngoại ngữ, tin học; kinh nghiệm công tác; khả năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng khác và các đặc điểm cá nhân thích hợp nhất cho cơng việc. Bảng tiêu chuẩn giáo viên tiểu học giúp chúng ta hiểu được nhà trường cần người GV như thế nào để thực
hiện công việc tốt nhất.
Trong thực tiễn, kết quả PTCV của ĐNGVTH thường dẫn đến việc ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ này, bao gồm: (1) Tiêu
chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp; (2) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; (3) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đặc biệt là đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng giai đoạn hiện nay, bên cạnh các yêu cầu, tiêu chuẩn khác, các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm [8, Điều 7] cũng như các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ [14] của ĐNGVTH ở nước ta hiện nay cần được cập nhật để phù hợp, đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay.
Trong bảng phân tích cơng việc của người GVTH ở Đắk Nơng cần chú ý đến những cơng việc phát sinh do đặc thù vùng miền địi hỏi. Trong đó tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp không thể thiếu ý thức Tôn trọng sự đa dạng trong môi trường nhà trường đa dân tộc, cũng như ý thức trách nhiệm cao đối với HS các dân tộc.
1.4.3.3. Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học
Tuyển dụng
Đây là cơng tác lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập [43, Khoản 4, Điều 3].
Theo Mạc Văn Trang, trong quản lý nhân sự: Tuyển chọn GV là quá trình sử dụng các phương pháp nhằm chọn lựa, quyết định xem trong số những người được tuyển mộ, ai là người đủ tiêu chuẩn; bao gồm các bước: tuyển mộ GV và tuyển chọn GV [50].
Nguyên tắc tuyển dụng được quy định tại Điều 21, Luật Viên chức: - Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật. - Bảo đảm tính cạnh tranh.
- Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. - Ưu tiên người có tài năng, người có cơng với cách mạng, người dân tộc thiểu số [43].
Việc tuyển dụng GV tiểu học hiện nay được các trường tiểu học căn cứ vào nhu cầu của nhà trường theo từng năm học và định mức biên chế được
duyệt để xin tuyển dụng. Phịng GD&ĐT chủ trì phối hợp với Phịng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố trình UBND huyện, thị xã, thành phố thành lập Hội đồng tuyển dụng GV tiểu học (có sự giám sát của Sở GD&ĐT và Sở Nội vụ).
Quy trình tuyển dụng GV tiểu học hiện nay đang được thực hiện như sau:
Căn cứ vào nhu cầu của nhà trường theo từng năm học và định mức biên chế được duyệt để báo cáo cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ nhu cầu phát triển giáo dục và chỉ tiêu biên chế được duyệt, Phịng GD&ĐT chủ trì phối hợp với Phịng Nội vụ trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng và kế hoạch tuyển dụng GV tiểu học.
Phịng GD&ĐT chủ trì phối hợp với Phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố trình UBND huyện, thị xã, thành phố thành lập Hội đồng tuyển dụng GV tiểu học.
Hội đồng tuyển dụng tiến hành tuyển dụng:
- Thông báo cơng khai kế hoạch, hình thức tuyển dụng, điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển, số lượng cần tuyển theo từng chức danh, nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời gian nhận hồ sơ dự tuyển để mọi người biết và đăng ký;
- Tiếp nhận và xét hồ sơ dự tuyển;
- Tổ chức tuyển dụng theo kế hoạch được duyệt; - Thông báo kết quả tuyển dụng;
- Thanh tra, giám sát, phúc khảo, lưu hồ sơ tuyển dụng; - Ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc.
Để thực hiện có hiệu quả cơng tác tuyển dụng, cần chú ý các nội dung sau: - Phải có sự phối hợp nhà trường, Phòng Giáo dục và Phịng Nội vụ trong cơng tác tuyển dụng.
- Phải xác định được nhu cầu tuyển dụng: Việc tuyển dụng GV phải căn cứ vào nhu cầu giảng dạy của nhà trường và tiêu chuẩn GV tiểu học. Vì vậy, hiệu trưởng các trường tiểu học ở Đắk Nông cần phải căn cứ vào nhu cầu hiện tại và trong tương lai, tính đến sự cân đối trong cơ cấu đội ngũ GV mà đề xuất
loại GV cần tuyển dụng với Phòng Giáo dục và Phịng Nội vụ để có thể tuyển dụng được những GV phù hợp.
- Phải chuẩn hóa được các nội dung cần kiểm tra, sát hạch (nội dung cần đạt khi thực hành 1 tiết dạy, nội dung phỏng vấn) trong tuyển dụng GV tiểu học.
- Căn cứ vào tình hình cụ thể mà phương thức tuyển dụng có thể là thi tuyển (thực hành 1 tiết dạy kết hợp phỏng vấn), xét tuyển (xét kết quả học tập) hoặc kết hợp cả hai hình thức và giao cho Hiệu trưởng quyết định phương thức tuyển dụng.
- Trình tự, thủ tục tuyển dụng giáo viên phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
Sử dụng
Sử dụng đội ngũ là việc phân công, phân nhiệm trong nội bộ một đơn vị sao cho đảm bảo được yêu cầu “đúng người”, “đúng việc”, “đúng chỗ” và “đúng lúc” [36, tr.239].
Sử dụng GV là giúp cho GV thích ứng với mơi trường làm việc. Trước hết là giúp cho GV có những thơng tin về công việc sẽ đảm nhận để định hướng cho các hoạt động và cơng việc của họ. Từ đó, tạo điều kiện cho GV làm quen với các hoạt động chuyên môn trong nhà trường [17, tr.43].
Sử dụng ĐNGVTH phải lưu ý các nội dung sau đây:
- Khi GV mới về trường, phải tiến hành các hoạt động nhằm giúp GV mới hiểu về nhà trường, thiết lập với quan hệ với các thành viên khác, và hội nhập vào môi trường nhà trường.
- Nhà trường phải chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của GV, bảo đảm các điều kiện cần thiết để GV thực hiện nhiệm vụ và các chế độ, chính sách liên quan.
- Đối với GV mới, GV còn trong thời gian tập sự, nhà trường phải phân cơng GV cũ có kinh nghiệm để theo dõi, đánh giá và giúp đỡ.
- Việc phân công nhiệm vụ cho GV phải bảo đảm phù hợp với chức danh nghề nghiệp, yêu cầu của vị trí việc làm, đảm bảo đúng năng lực, sở trường của mỗi cá nhân.
Đối với GVTH người dân tộc ở Đắk Nông cần sử dụng thế mạnh của họ trong việc hiểu biết văn hóa, tiếng nói dân tộc để tiếp cận HS và phụ huynh HS, cũng như chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp về đặc điểm tâm lí - xã hội của HS, người dân bản địa... Đồng thời, cũng cần giao những công việc nhằm tạo cơ hội cho họ rèn luyện, phát triển những năng lực mà người GVTH cần phải có.
1.4.3.4. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học
Đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức là nhằm cập nhật kiến thức, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có đủ trình độ và năng lực chun mơn đảm bảo chất lượng của hoạt động nghề nghiệp [18, Khoản 1, Điều 32].
Đào tạo: là việc hình thành mới những kiến thức, kỹ năng chuyên môn,
nghề nghiệp bằng một quá trình giảng dạy, huấn luyện có hệ thống theo chương trình quy định với những chuẩn mực nhất định [17, tr.46].
Đào tạo lại: là quá trình hình thành và phát triển tri thức, kỹ năng, thái
độ... mới nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội học tập chun mơn mới nhằm thay đổi công việc, thay đổi nghề.
Bồi dưỡng: là làm tăng thêm trình độ hiện có của ĐNGV để đáp ứng các
yêu cầu đòi hỏi của công việc. Bồi dưỡng GV là làm tăng thêm năng lực (gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp) với nhiều hình thức mức độ khác nhau hướng tới chuẩn xác định [17, tr.46].
Việc đào tạo, bồi dưỡng không những giúp cho từng thành viên hồn thiện chính mình và có cơ hội thăng tiến, phát triển mà còn là sự phát triển của chính từng cơ sở giáo dục trong xu hướng đổi mới trong hệ thống giáo dục quốc dân [36, tr.240].
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNGVTH bao gồm các lĩnh vực: (1) nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo, (2) nâng cao trình độ chun mơn, (3) nâng cao nghiệp vụ giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm, (4) nâng cao kiến thức bổ trợ về tin học, ngoại ngữ [36, tr.240-241]. Trước yêu cầu đổi mới
giáo dục, đặc biệt là đổi mới chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGVTH cần được tiến hành theo hướng:
- Đào tạo nâng chuẩn trình độ đào tạo cho GV;
- Bồi dưỡng đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học;
- Bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề... nhằm hình thành những năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản mới sau đây cho ĐNGVTH: Năng lực tự chủ chuyên môn, Năng lực Tổ chức hoạt động trải nghiệm, Năng lực dạy học tích hợp, Năng lực dạy học phân hoá, và Năng lực kiểm tra, đánh giá HS theo năng lực.
Để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với ĐNGVTH, cần chú ý: - Phải xây dựng được ý thức tự học, tự bồi dưỡng trong ĐNGVTH.
- Việc đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho ĐNGVTH [43, Khoản 1, Điều 33].
- Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng phải được xác định thông qua hệ thống đánh giá ĐNGVTH và xuất phát từ chính bản thân từng GV.
- Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng ĐNGVTH phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp [43, Khoản 2, Điều 33].
- Phải thực hiện việc đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng sau mỗi khóa học nhằm nắm được nội dung giáo viên tiếp thu, học hỏi được và việc áp dụng các kiến thức đó vào thực tế thực hiện cơng việc.
- Phải coi trọng việc bồi dưỡng tại trường trên cơ sở đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
Hiệu trưởng các trường tiểu học ở Đắk Nông cần phải đánh giá chính xác, khách quan năng lực, phẩm chất của từng GV trong trường để phân loại và xây dựng kế hoạch và xác định nội dung bồi dưỡng cho phù hợp.
Kinh nghiệm triển khai dự án cuả tổ chức PLAN international ở các tình Tây Nguyên cho thấy bồi dưỡng GV theo mơ hình nghiên cứu bài học là hiệu quả.
1.4.3.5. Đánh giá đội ngũ giáo viên tiểu học
Việc đánh giá CBQL, GV và nhân viên là một nội dung quan trọng trong việc tạo động lực lao động của các thành viên và toàn bộ nguồn nhân lực trong mỗi cơ sở giáo dục. Việc đánh giá CBQL, GV và nhân viên phải dựa trên cơ sở pháp lý về hệ thống các văn bản quy định về đánh giá công chức, viên chức và các chuẩn nghề nghiệp đối với viên chức [36, tr.240]. Đánh giá GV là nhằm làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ này.
Quy trình đánh giá, xếp loại GV tiểu học được quy định tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/05/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT:
+ Căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, yêu cầu của Chuẩn, GV tự đánh giá, xếp loại theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8, Điều 9 của văn bản này;
+ Tổ chuyên mơn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi