2.3. Kết quả khảo sát
2.3.1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Đắk Nông
2.3.1.1. Số lượng
Theo số liệu thống kê năm học 2015-2016 của ngành giáo dục, tồn tỉnh có 3.389 giáo viên.
Bảng 2.5. Số lượng giáo viên tiểu học tỉnh Đắk Nông
Nội dung Năm học 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 2013- 2014 2014- 2015 2015- 2016 Tổng số GV 2.997 3.084 3.270 3.289 3.376 3.389
4.529 giáo viên tiểu học. So với chỉ tiêu biên chế được giao năm 2009, biên chế giáo viên tiểu học trong tỉnh còn thiếu là 85 người; so với năm học trước giảm 124 giáo viên.
Từ năm học 2010-2011 đến nay, chỉ có năm học 2012 – 2013 và 2014 – 2015 là số giáo viên tiểu học tỉnh Đắk Nơng tăng đáng kể, cịn lại năm sau so với năm trước tương đối ổn định.
Bảng 2.6. Số lượng giáo viên tiểu học tăng, giảm của tỉnh Đắk Nông
Đơn vị tính: Người
Năm học Giáo viên Tăng Giảm
2010 - 2011 2.997 2011 - 2012 3.084 87 2012 - 2013 3.270 186 2013 - 2014 3.289 19 2014 - 2015 3.376 87 2015 - 2016 3.389 13
Giáo viên tiểu học tồn tỉnh Đắk Nơng hiện có 3.389 người, tỉ lệ giáo viên là 1,4 giáo viên/ lớp (3.389 giáo viên/2.405 lớp) tỉ lệ giáo viên đạt trên chuẩn là 66%.
2.3.1.2. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học
Từ cuối năm học 2008-2009, trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học trong tỉnh có sự chuyển biến. Số giáo viên đạt chuẩn sư phạm 12+2 trở lên chiếm 89, 3%. Trong đó, giáo viên trên chuẩn chiếm 45,4%, riêng tỉ lệ giáo viên có trình độ đại học đạt 10,3%.
Từ năm học 2010-2011 đến cuối năm 2015-2016, tỉ lệ giáo viên tiểu học đạt trình độ trên chuẩn có bước tiến bộ rõ rệt.
Bảng 2.7. Tỉ lệ GVTH có trình độ trên chuẩn tại tỉnh Đắk Nông.
Năm học Tỉ lệ giáo viên trên chuẩn ( %)
2010-2011 51 2011-2012 56 2012-2013 58 2013-2014 63 2014-2015 64 2015-2016 66
Nguồn: Các Báo cáo tổng kết năm học của Sở GD&ĐT Đắk Nông
Từ các tỉ lệ thống kê cho thấy, trình độ GVTH trên chuẩn từ năm học 2010-2011 có bước tiến bộ, nhất là sau khi tỉnh tham gia Dự án phát triển
GVTH, nhiều GVTH có cơ hội được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
Giáo viên dạy các môn đặc thù như: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục từng bước cũng được tuyển dụng đúng chuyên môn được đào tạo. Hầu hết số giáo viên này có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên. Mặt hạn chế là đa số giáo viên này được đào tạo để dạy cấp trung học cơ sở nên cần phải được tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Xuất phát điểm của giáo viên tiểu học của tỉnh còn khá thấp, một số giáo viên đã đạt chuẩn hoặc trên chuẩn nhưng có trình độ ban đầu là THSP (9+2, 9+3...) kiến thức và kỹ năng còn rất hạn chế, phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng ĐNGV của cấp học.
So với 3.389 giáo viên tiểu học, tồn tỉnh Đắk Nơng chỉ có 310 giáo viên được đào tạo hệ cao đẳng chính quy, chiếm tỉ lệ 9,1% trong tổng số giáo viên tiểu học; đạt tỉ lệ rất thấp so với 35,1% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm trong toàn tỉnh.
Tỉnh cịn 8,1% giáo viên có trình độ trung học sư phạm 9 +3. Hầu hết số giáo viên này lớn tuổi, khơng có điều kiện để học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và đang trơng chờ xin giải quyết chính sách.
Tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ như một số tỉnh khác trong khu vực. Điều này đã làm hạn chế tỉ lệ giáo viên đi học, tự bồi dưỡng để nâng chuẩn trong những năm gần đây, tỉnh chưa có GVTH có trình độ sau đại học.
Theo số liệu thống kê, tỉnh cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có trình độ trên chuẩn, nhất là đào tạo giáo viên có trình độ đại học, sau đại học để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục tiểu học hiện nay. Thực trạng cho thấy, hầu hết giáo viên có trình độ trên chuẩn chủ yếu là được bồi dưỡng; số giáo viên được đào tạo ban đầu có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ rất thấp.
Giáo viên dạy các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục chưa được đào tạo, bồi dưỡng còn chiếm tỉ lệ khá cao. Đa số các giáo viên này được bố trí từ
giáo viên dạy nhiều môn để giảng dạy, phần lớn giáo viên khơng có năng khiếu giảng dạy bộ mơn; từ đó đã ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy các bộ môn năng khiếu.
Giáo viên dạy các môn tự chọn như ngoại ngữ, tin học ở cấp tiểu học, hầu hết được tuyển dụng từ giáo viên cấp trung học cơ sở để giảng dạy. Số giáo viên này cần được đánh giá năng lực chuyên môn để tổ chức bồi dưỡng về chương trình và phương pháp dạy học ở tiểu học.
Số GVTH có trình độ tin học, ngoại ngữ trong tỉnh còn khá khiêm tốn. Số giáo viên có trình độ A tin học trở lên là 347 người, chiếm tỉ lệ 10,2% so với tổng số giáo viên của cấp học; số giáo viên có trình độ A ngoại ngữ trở lên là 33 người, chiếm tỉ lệ 0,9% so với tổng số giáo viên của cấp học. Trước yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế như hiện nay, giáo viên tiểu học cần được bồi dưỡng để có trình độ tin học, ngoại ngữ nhất định để đáp ứng cho yêu cầu học tập và nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của cấp học.
Tính đến đầu năm học 2016 – 2017, với tổng số 3.389 GV, trình độ đào tạo của ĐNGVTH tỉnh Đắk Nơng đã có những chuyển biến tích cực:
- GV có trình độ Trung cấp: 1.038 GV, chiếm 30,6%. - GV có trình độ Cao đẳng: 523 GV, chiếm 15,4%. - GV có trình độ Đại học: 1.825 GV, chiếm 53,9%. - GV có trình độ Thạc sĩ: 03 GV, chiếm 0,1%.
2.3.1.3. Cơ cấu
Cơ cấu độ tuổi
Xác định cơ cấu theo nhóm tuổi để xác định chiều hướng phát triển của đội ngũ GVTH trong toàn ngành. Trên cơ sở đó, các cấp quản lý có kế hoạch đào tạo, bổ sung giáo viên để đảm bảo tính liên tục và sự phát triển của đội ngũ. Theo thống kê của ngành giáo dục, độ tuổi của GVTH tại từ năm học 2010-2011 đến nay có cơ cấu như sau:
Bảng 2.8. Cơ cấu độ tuổi của giáo viên tiểu học tại tỉnh Đắk Nông Đơn vị tính: Người Đơn vị tính: Người Nội dung Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tổng số GV 3,289 3,376 3,389 Dưới 30 tuổi 1030 31 1,042 31 1,042 31 Từ 30-35 970 29 982 29 992 29 Từ 36-40 612 19 635 19 638 19 Từ 41-45 362 11 376 11 376 11 Từ 46-50 196 6 216 6 216 6 Từ 51-55 115 3 122 4 122 4 Từ 55-60 4 0,12 3 0,09 3 0,09
Theo số liệu thống kê, năm học 2015-2016 GVTH trong tỉnh có tuổi đời từ 40 trở xuống chiếm tỉ lệ 79% trong tổng số GVTH của tỉnh. Đây là ĐNGV có tuổi đời cịn trẻ; lực lượng này rất năng động trong cơng tác giảng dạy và học tập. Chính vì thế, ngành giáo dục- đào tạo cần biết phát huy, nhất là tăng cường các biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ; giúp đội ngũ này phát huy năng lực, tích cực đi đầu trong việc cải tiến các phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục.
Giáo viên có tuổi đời từ 41 – 50 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ là 17%. Đây là đối tượng thường gặp khó khăn trong việc học tập để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, khó khăn trong việc tiếp cận với các phương pháp dạy học mới, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Song, đây là lực lượng có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, cần biết sử dụng, phát huy đúng mức.
Số giáo viên có tuổi đời trên 50 tuổi chiếm 4,09%. Đây là đối tượng có tuổi đời khá cao, cần có kế hoạch đào tạo, bổ sung thay thế kịp thời, đáp ứng tốt cho yêu cầu phát triển của ngành học.
Cơ cấu giới
Xét trên cơ sở giới tính, từ năm học 2013-2014 đến nay GVTH tại tỉnh Đắk Nơng có tỉ lệ nữ rất cao, chiếm tỉ lệ 81%.
Bảng 2.9. Cơ cấu giới đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Đắk Nông Nội dung Nội dung Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tổng số GV 3,289 3,376 3,389 Nam 618 19 644 19 649 19 Nữ 2,671 81 2,732 81 2,740 81
Giáo viên nữ trong các trường tiểu học là chủ yếu, là đối tượng quyết định cơ bản chất lượng giáo dục của cấp học. Vì thế, cần quan tâm đến các chính sách cho ĐNGV nữ như tạo điều kiện cho giáo viên nữ nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ; xem xét trong bố trí tỉ lệ giáo viên/ lớp phù hợp, đặc biệt là chính sách cho giáo viên nữ dạy ở các địa bàn khó khăn, vùng xa, vùng sâu trong tỉnh. Từng bước cần có sự hài hịa về cơ cấu giới trong giáo viên của cấp học, nhằm đáp ứng tốt cho yêu cầu phát triển nhân cách cho học sinh.
2.3.1.4. Mức độ đáp ứng của giáo viên so với các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/05/2007 ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học
Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà GV tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học [8, Điều 2]. Chuẩn gồm có ba lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực gồm có 5 yêu cầu. Yêu cầu của Chuẩn là nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của Chuẩn đòi hỏi người GV phải đạt được để đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học ở từng giai đoạn. Mỗi yêu cầu gồm có 4 tiêu chí. Tiêu chí của Chuẩn là nội dung cụ thể thuộc mỗi yêu cầu của Chuẩn thể hiện một khía cạnh về năng lực nghề nghiệp GVTH [8, Điều 4].
Kết quả khảo sát ở Bảng 2.10 cho thấy, mức độ đáp ứng của ĐNGVTH tỉnh Đắk Nông so với các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/05/2007 thì ý kiến của CBQL và GV đều đạt ĐTB > 3,4 ở mức độ khá về những yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Còn theo đánh giá của CBQL thì
ĐTB về các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm và các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức thì GV chỉ đạt mức trung bình (3,01 và 3,02 đều <3,4).
Nguyên nhân là do xuất phát điểm của giáo viên tiểu học của tỉnh còn khá thấp, một số giáo viên đã đạt chuẩn hoặc trên chuẩn nhưng có trình độ ban đầu là THSP (9+2, 9+3...), Tỉnh cũng chưa có chính sách hỗ trợ cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ như một số tỉnh khác trong khu vực. Điều này đã làm hạn chế tỉ lệ giáo viên đi học, tự bồi dưỡng để nâng chuẩn trong những năm gần đây, tỉnh chưa có GVTH có trình độ sau đại học. Điều này địi hỏi cần phải có các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng để giúp đội ngũ này đáp ứng được các yêu cầu của chuẩn.
Bảng 2.10. Thực trạng mức độ đáp ứng của giáo viên tiểu học tỉnh Đắk Nông so với các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp
TT Nội dung
CBQL, HT,
HP Giáo viên
t(1020) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1 Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống 3,51 0,568 3,65 0,567 3,077** 2 Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến
thức 3,02 0,554 3,40 0,562 8,148***
3 Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng
sư phạm 3,01 0,565 3,34 0,564 6,875***
Ghi chú: **: p < 0,01; ***: p< 0,001
Kết quả phân tích Independent - Samples T Test ở Bảng 2.8 cũng cho thấy, có sự khác biệt ý kiến giữa CBQL Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, HP các trường tiểu học so với việc đánh giá của GV về mức độ đáp ứng của GVTH tỉnh Đắk Nông so với các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp. Điều này có thể giải thích là do GV cịn nặng về bệnh thành tích, thường tự đánh giá bản thân cao hơn.
2.3.1.5. Mức độ đáp ứng của giáo viên đối với các năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản mới đáp ứng đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới chương trình giáo dục tiểu học hiện nay nói riêng
Ngồi hệ thống các u cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, để chuẩn bị cho sự đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới chương trình giáo dục tiểu học hiện nay
nói riêng, giáo viên tiểu học cần phải có những năng lực chun mơn, nghiệp vụ cơ bản mới sau đây: năng lực tự chủ chuyên môn, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, năng lực dạy học tích hợp, năng lực dạy học phân hóa và năng lực kiểm tra, đánh giá học sinh theo năng lực.
Kết quả khảo sát ở Bảng 2.9 cho thấy, mức độ đáp ứng của giáo viên tiểu học tỉnh Đắk Nông đối với các năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản mới đáp ứng đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới chương trình giáo dục tiểu học hiện nay nói riêng có ĐTB nằm trong khoảng >2,6 và <3,4 tương ứng với mức độ trung bình. Trong đó: Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm; Năng lực dạy học tích hợp; và Năng lực dạy học phân hoá theo tự đánh giá của GV đếu có điểm trung bình thấp chỉ trên mức yếu (2,7 và 2,64). Đánh giá của CBQL đối với 2 năng lực dạy học tích hợp và dạy học phân hố của GV cũng tương đồng với tự đánh giá của GV. Năng lực kiểm tra, đánh giá học sinh theo năng lực được cả CBQL Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Hiệu phócác trường tiểu học và GV đánh giá ở mức cao nhất (ĐTB = 3,36; ĐLC = 0,631 và ĐTB = 3,07; ĐLC = 0,650).
Bảng 2.11. Thực trạng mức độ đáp ứng của giáo viên tiểu học tỉnh Đắk Nông đối với các năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản mới đáp ứng đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới chương trình giáo dục tiểu học hiện nay
nói riêng TT Nội dung CBQL, HT, HP Giáo viên t(1020) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1 Năng lực tự chủ chuyên môn 3,11 0,378 3,04 0,468 1,667 2 Năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm 3,15 3,305 2,69 0,597 1,84
3 Năng lực dạy học tích hợp 2,85 0,499 2,70 0,631 3,358** 4 Năng lực dạy học phân hoá 2,75 0,553 2,64 0,669 2,375* 5 Năng lực kiểm tra, đánh giá học
sinh theo năng lực 3,36 0,631 3,07 0,650 5,520***
Ghi chú: *: p < 0,05; **: p < 0,01; ***: p< 0,001
Kết quả phân tích Independent - Samples T Test ở Bảng 2.9 cũng cho thấy, chỉ có nội dung “Năng lực tự chủ chuyên môn” và “Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm” là khơng có sự khác biệt, các nội dung khác đều có sự khác biệt ý kiến giữa CBQL Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường tiểu học so với việc đánh giá của GV. Ở đây tự đánh giá
của GV về các năng lực dạy học tích hợp, dạy học phân hoá, kiểm tra, đánh giá học sinh theo năng lực đều có điểm trung bình thấp hơn đánh giá của cán bộ quản lí GD các cấp. Có thể giải thích sự khác biệt này là GV hiểu mình hơn.