Giải pháp 3: Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh đắk nông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 132 - 134)

3.3. Các giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Đắk Nông đáp

3.3.3. Giải pháp 3: Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên

trong nhà trường.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện

- Cần phải nâng cao nhận thức cho các đối tượng có liên quan về vai trị, ý nghĩa của cơng tác phân tích cơng việc đối với từng GV cũng như các chủ thể quản lý ĐNGVTH.

- Ngoài Hiệu trưởng, Hiệu phó và GV trong nhà trường, phải mời các chun gia về phân tích cơng việc tham gia xây dựng được văn bản phân tích cơng việc của ĐNGVTH.

3.3.3. Giải pháp 3: Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học tiểu học

3.3.3.1. Mục đích, ý nghĩa

Tuyển dụng và sử dụng ĐNGVTH có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo được yêu cầu tuyển được “đúng người”, bố trí “đúng việc. Kết quả khảo sát thực trạng cũng cho thấy, công tác tuyển dụng và sử dụng ĐNGVTH tỉnh Đắk Nơng hiện vẫn cịn khơng ít bất cập, hạn chế. Để tạo sự cạnh tranh lành mạnh, nâng cao hơn nữa sự đóng góp của ĐNGVTH cho tỉnh Đắk Nơng, việc đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng ĐNGVTH là hết sức cần thiết.

3.3.3.2. Nội dung

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, Phòng Giáo dục và Phòng Nội vụ trong tuyển dụng.

- Chuẩn hóa được các nội dung cần kiểm tra, sát hạch (nội dung cần đạt khi thực hành 1 tiết dạy, nội dung phỏng vấn) trong tuyển dụng.

- Có phương thức tuyển dụng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

- Việc tuyển dụng GVTH phải thực sự căn cứ vào nhu cầu giảng dạy của nhà trường và tiêu chuẩn GVTH.

- Thực hiện tốt công tác sử dụng ĐNGVTH người dân tộc thiểu số bản địa và GV người kinh bản địa hiện có, phù hợp với dân tộc và vùng miền vào việc giảng dạy trong các trường vùng dân tộc.

3.3.3.3. Tổ chức thực hiện

- Trên cơ sở nhu cầu giảng dạy của nhà trường và tiêu chuẩn GVTH, các trường tiểu học đề xuất với Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ các huyện, thị xã về các chức danh, loại hình GV, số lượng GV cần bổ sung.

- Trên cơ sở các chức danh, loại hình GV, số lượng GV cần bổ sung cần tuyển dụng mà các trường đề xuất, Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch tuyển dụng trình Ủy ban nhân dân huyện, thị phê duyệt. Kế hoạch phải cụ thể, chi tiết đến từng trường.

- Quá trình tuyển dụng phải kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển: Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển dụng, Phịng GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Phịng Nội vụ các huyện, thị xã tổ chức rà soát hồ sơ và thi tuyển viên chức, xác định số lượng trúng tuyển vượt 20%-40% chỉ tiêu biên chế giao cho từng trường tiểu học.

- Giao cho Hiệu trưởng các trường tiểu học thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để đánh giá bài thi năng lực qua việc thực hiện giảng dạy trên lớp, mỗi thí sinh phải giảng dạy tối đa 5 tiết thuộc các khối lớp khác nhau và từng bộ môn khác nhau. Trên cơ sở điểm thực hành giảng dạy, các trường sẽ loại bớt 20%- 40% số lượng thí sinh vượt.

- Mặc dù đã có chính sách phụ cấp khuyến khích GV dạy học lớp ghép ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số nhưng tâm lý khá phổ biến của GV là không muốn dạy những lớp học ở vùng này. GV dạy ở những vùng này chủ yếu là được bố trí luân phiên nên thường thiếu động lực và tinh thần trách nhiệm.

Chính sách luân chuyển vùng đối với GV nhằm đảm bảo tính cơng bằng nhưng lại làm ảnh hưởng đến tính ổn định của nhà trường và đặt học sinh vào tình thế ln phải học với GV chưa có kinh nghiệm dạy học những lớp đặc thù ở vùng dân tộc (chưa nắm được đặc điểm dân tộc và vùng miền). Bởi vậy, sử dụng

GV người dân tộc thiểu số bản địa với cam kết dạy học ở vùng dân tộc thiểu số lâu dài nhằm đảm bảo sự ổn định số lượng và chất lượng trong các trường tiểu học ở các vùng này. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy nhiều GV người dân tộc thiểu số dạy ở những lớp đặc thù tuy trình độ chuẩn chưa cao nhưng qua nhiều năm dạy học, họ có đủ kinh nghiệm, biết tiếng dân tộc, lịng kiên trì, sự nhẫn nại, hiểu học sinh, khơng quản khó khăn, gắn bó với học sinh và cộng đồng,… nên họ vẫn có thể dạy tốt. Những GV trẻ có thể có trình độ đào tạo cao hơn nhưng chưa thể có ngay những phẩm chất này nên khó có thể gắn bó lâu dài và dạy học có kết quả tốt cho đối tượng là học sinh dân tộc.

3.3.3.4. Điều kiện thực hiện

- Phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiều hơn nữa trong việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GV cho hiệu trưởng các trường tiểu học phù hợp với đặc điểm của từng nhà trường.

- Hiệu trưởng các trường tiểu học chủ động xây dựng các nội dung liên quan đến công tác tuyển dụng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hiệu trưởng các trường tiểu học xây dựng kế hoạch thu hút ĐNGVTH có năng lực sư phạm, phù hợp với điều kiện nhà trường (cùng dân tộc với số đông HS của nhà trường: biết Tiếng dân tộc, am hiểu văn hóa từng dân tộc, đa dân tộc), kế hoạch sử dụng ĐNGVTH hiện có phù hợp với yêu cầu thực tế của các trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh đắk nông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)