Giải pháp hoàn thiện hệ thống luật pháp, thể chế, chính sách phát

Một phần của tài liệu phát triển logistics ở việt nam hiện nay (Trang 145 - 161)

triển logistics

Yếu tố luật pháp và thể chế là điều kiện rất quan trọng để hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp phát triển, cũng như là khung khổ cho sự quản lý nhà nước về lĩnh vực này một cách hiệu quả. Để hoàn thiện hệ thống luật pháp, thể chế, chính sách phát triển logistics quốc gia, cần tập trung vào các giải pháp sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật điều tiết

hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics để có một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh làm khuôn khổ cho việc quản lý nhà nước đối với loại hình dịch vụ này.

Thứ hai, thực tiễn quản lý nhà nước cũng đặt ra yêu cầu phải thành lập

một cơ quan chuyên trách quản lý logistics tại Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam, bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý kinh doanh dịch vụ logistics (Theo Quy định của Luật Thương mại 2005), nhưng các loại dịch vụ vận tải lại do Bộ Giao thông Vận tải quản lý, các dịch vụ liên quan đến bưu chính do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý, các dịch vụ về hải quan do Tổng cục Hải quan quản lý... Cần có một cơ quan có chức năng xâu chuỗi toàn bộ các hoạt động logistics cũng như các yếu tố liên quan đến quá trình cung ứng các yếu tố này để quản lý nhà nước một cách có hiệu quả. Cơ quan này có thể mang tên Ủy ban Logistics quốc gia, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước và hoạch định chính sách cho lĩnh vực này, bao gồm:

-Nghiên cứu đề xuất các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics trong nền kinh tế;

-Thu hút và kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng logistics, phối hợp với các cơ quan chức năng để hoạch định chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng logistics;

-Tư vấn, hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp logistics;

-Đăng ký và cấp phép cho các doanh nghiệp kinh doanh logistics; -Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực logistics; -Hoạch định chính sách phát triển hệ thống logistics của nền kinh tế; -Hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tập đoàn quốc tế về logistics…

Thứ ba, Chính phủ cần sớm xây dựng một chiến lược phát triển

logistics ở các quốc gia như CHLB Đức, Nhật Bản và Singapore cho thấy vai trò của chính phủ của các quốc gia này đóng một vai trò nổi bật trong hoạch định chiến lược phát triển logistics quốc gia, và do đó, đóng góp quan trọng trong sự thành công của các quốc gia đó. Như đã phân tích ở chương 3, hiện nay hoạt động cung ứng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam còn ở trình độ thấp, quy mô manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Một trong những nguyên nhân là do Chính phủ thiếu một chiến lược toàn diện để phát triển lĩnh vực này. Chiến lược phát triển logistics quốc gia đúng đắn sẽ giúp cho nhà nước và các doanh nghiệp sử dụng hợp lý các nguồn lực, tránh đầu tư dàn trải và kém hiệu quả và hoạt động manh mún, tự phát. Chiến lược cũng giúp cho nhà nước có những bước đi thích hợp trong việc hoàn thiện khung khổ cơ sở luật pháp và các chính sách phát triển kết cấu hạ tầng; cũng như giúp cho các doanh nghiệp có các quyết sách đúng đắn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Các nội dung cơ bản của chiến lược phát triển logistics quốc gia cần được xác lập bao gồm:

- Xác lập các nguyên tắc cơ bản của chiến lược như mục tiêu chiến

lược, vai trò của khu vực nhà nước và tư nhân trong chiến lược logistics, vai trò của thị trường và của quản lý nhà nước, vai trò của chính quyền trung ương và địa phương, các nguyên tắc và quy định liên quan đến tiếp cận thị trường. Mục tiêu chiến lược phát triển logistics của nền kinh tế nên hướng tới là hình thành hệ thống logistics của nền kinh tế quốc dân bền vững nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, của các doanh nghiệp, hỗ trợ tối đa cho sự phát triển kinh tế đất nước, sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của thương mại và đầu tư; trong đó hai mục tiêu trọng tâm là phát triển các dịch vụ logistics và giảm chi phí logistics.

quốc gia, như tình hình cung cấp dịch vụ logistics, chi phí logistics, vai trò

của chính phủ và hiệu quả của các chính sách của chính phủ đối với lĩnh vực này, sự đánh giá của khách hàng trong nước và nước ngoài đối với hệ thống logistics quốc gia và các dịch vụ logistics cung ứng; cũng như xác định một cách chính xác các vấn đề và “nút thắt cổ chai” kìm hãm sự phát triển của hệ thống logistics quốc gia.

- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển logistics. Các giải pháp trọng tâm mà chiến lược cần vạch ra là

phát triển kết cấu hạ tầng logistics của nền kinh tế, hoàn thiện khung khổ thể chế pháp lý đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho lĩnh vực logistics. Đây là những “vấn đề nổi cộm”, những “nút thắt cổ chai” ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống logistics của nền kinh tế Việt Nam. Đây cũng là những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển logistics của các quốc gia thành công và đạt trình độ phát triển logistics cao trên thế giới như CHLB Đức, Nhật Bản và Singapore. Cụ thể, đối với phát triển kết cấu hạ tầng, cần tập trung vào các giải pháp về đầu tư và tài chính cho xây mới các công trình hạ tầng, cũng như cải thiện chất lượng, năng suất và hiệu quả của hệ thống hiện có. Đối với hoàn thiện khung khổ luật phát, cần rà soát lại hệ thống luật pháp hiện hành liên quan đến lĩnh vực này, điều chỉnh các quy định hiện hành, ban hành các quy định mới, cũng như thay đổi cấu trúc quản lý nhà nước theo hướng thuận lợi cho việc ban hành và thực thi chiến lược logistics quốc gia. Về phát triển nguồn nhân lực, cần xác định rõ vai trò của chính phủ, của các hiệp hội ngành nghề trong đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sắp xếp… nhân lực cho lĩnh vực này, đối với cả nhân lực về quản lý nhà nước cũng như nhân lực tác nghiệp của các doanh nghiệp.

- Xác định rõ quá trình tham gia của các bên trong chiến lược phát triển logistics quốc gia. Cần xác định rõ vai trò và có chính sách phát triển đối

với các lực lượng cấu thành hệ thống logistics quốc gia như các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics (khách hàng), các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ

logistics, các nhà cung ứng kết cấu hạ tầng logistics, các cơ quan cung cấp các dịch vụ công liên quan đến logistics (ví dụ: cơ quan hải quan), cơ quan quản lý nhà nước về logistics, ủy ban logistics quốc gia…

- Chiến lược logistics cần xác lập một cơ chế điều khiển và đánh giá chiến lược cụ thể, với các mục tiêu hợp lý, rõ ràng, có thể định lượng và đo lường được, với lộ trình cụ thể và sự phân định trách nhiệm của các bên liên quan rõ ràng, hệ thống thông tin và báo cáo minh bạch, cụ thể và cập nhật.

Kết luận chương

Phát triển hệ thống logistics của nền kinh tế là mục tiêu, nhiệm vụ không phải của riêng một tổ chức, cơ quan nào, mà đòi hỏi sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống cũng như tất cả các bộ phận cấu thành hệ thống. Trong khuôn khổ luận án, do giới hạn về giác độ nghiên cứu, các quan điểm và giải pháp đề xuất chủ yếu tập trung ở giác độ vĩ mô, trong đó nhấn mạnh vai trò của Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ nhằm thực hiện nhiệm vụ này. Các giải pháp bao gồm: giải pháp phát triển về lý thuyết nghiên cứu và ứng dụng logistics, phát triển nguồn cung hàng hóa, phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ logistics, phát triển nhu cầu thị trường dịch vụ logistics, phát triển kết cấu hạ tầng logistics, tạo lập và hoàn thiện môi trường cạnh tranh tạo thuận lợi cho phát triển logistics và hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp cho phát triển logistics ở Việt Nam. Trong đó tập trung vào 2 giải pháp có tính đột phá là Xây dựng chiến lược phát triển logistics quốc gia và Phát triển toàn diện, đồng bộ kết cấu hạ tầng logistics của nền kinh tế.

Trở thành thành viên của WTO, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, lại nằm ở khu vực kinh tế phát triển năng động nhất toàn cầu, phát triển hệ thống logistics quốc gia là một trong những phương sách cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho quốc gia, doanh nghiệp và người dân.

KT LUN

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, logistics đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đời sống dân cư cũng như toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, logistics ở Việt Nam hiện nay còn ở trình độ phát triển thấp, dưới tiềm năng cũng như chưa phát huy hết vai trò của nó như là hoạt động liên kết các chủ thể kinh tế, các hoạt động kinh tế trong hệ thống nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, phát triển logistics là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp.

Với mục tiêu phát triển hệ thống logistics trong nền kinh tế Việt Nam, luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề như sau:

Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về logistics và phát triển logistics của nền kinh tế như: khái niệm và bản chất của logistics, các giác độ tiếp cận logistics, các nội dung và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển logistics của nền kinh tế, các tiêu chí đánh giá trình độ phát triển logistics của nền kinh tế. Luận án cũng nghiên cứu các bài học kinh nghiệm trong phát triển logistics của một số quốc gia có hệ thống logistics hiện đại trên thế giới để rút ra những gợi ý cho Việt Nam nhằm phát triển logistics trong giai đoạn hiện nay.

Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của hệ thống logistics trong nền kinh tế Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay ở các khía cạnh: trình độ phát triển về khoa học lý thuyết nghiên cứu và ứng dụng logistics của nền kinh tế, thực trạng nguồn cung và đảm bảo nguồn cung hàng hóa của nền kinh tế; thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ logistics của nền kinh tế, thực trạng nhu cầu thị trường dịch vụ logistics của nền kinh tế, thực trạng kết cấu hạ tầng logistics, thực trạng môi trường cạnh

tranh và cơ chế, chính sách, luật pháp cho phát triển logistics ở Việt Nam. Những phân tích và đánh giá này cho thấy mặc dù cò nhiều tiềm năng nhưng logistics Việt Nam vẫn ở trình độ phát triển thấp ở nhiều khía cạnh, các hoạt động dịch vụ diễn ra nhỏ lẻ, manh mún, thiếu chuyên nghiệp… nên hệ thống logistics chưa phát huy được vai trò của nó đối với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Luận án cũng chỉ ra những yếu tố tác động của môi trường ảnh hưởng đến phát triển logistics trong thời gian tới, đặc biệt là trong giai đoạn 2012 – 2020. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu và quan điểm phát triển logistics ở Việt Nam đến 2020. Luận án cũng đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển logistics ở Việt Nam giai đoạn này. Các giải pháp được được đề xuất dựa trên các nội dung của phát triển hệ thống logistics của nền kinh tế, bao gồm: giải pháp phát triển về lý thuyết nghiên cứu và ứng dụng logistics, phát triển nguồn cung hàng hóa, phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ logistics, phát triển nhu cầu thị trường dịch vụ logistics, phát triển kết cấu hạ tầng logistics, tạo lập và hoàn thiện môi trường cạnh tranh tạo thuận lợi cho phát triển logistics và hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp cho phát triển logistics ở Việt Nam.

DANH MC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG B CA TÁC GI

1. Đinh Lê Hải Hà, Nguyễn Thị Xuân Hương (2009), “Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống phân phối bán lẻ và bài học cho Việt Nam khi gia nhập WTO”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 145.

2. Đinh Lê Hải Hà, Nguyễn Xuân Quang (2011), “Bàn về các giác độ tiếp cận khi nghiên cứu và ứng dụng logistics trong kinh tế và kinh doanh hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 171.

3. Đinh Lê Hải Hà (2011), “Phát triển thị trường dịch vụ logistics ở Việt Nam”, Tạp chí Thương mại, số 35.

4. Đinh Lê Hải Hà (2009), “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam – Tiếp cận từ mô hình 5 lực lượng cạnh tranh”, Chủ nhiệm Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại

học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

5. Đinh Lê Hải Hà (2010), “Thực trạng và các giải pháp phát triển các dịch vụ logistics chủ yếu ở nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Chuyên đề số 15, thuộc Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: “Phát triển dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Mã số ĐTĐL 2010T/33, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

1) Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2010), “Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam (VITRANSS 2)”.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam (2010), “Báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin”. Tải xuống từ www.mic.gov.vn

3. Đỗ Huy Bình, các bài viết trong Vietnam’s supply chain and logistics blog.

4. Lê Bách Chấn (2009), “Bản chất kinh tế của logistics”, Tạp chí

Vietnam Logistics Review. Tải xuống từ www.vlr.vn

5. Chính phủ (2007), “Ngh định 140/2007/NĐ-CP”. Tải xuống từ

www.mpi.gov.vn.

6. Công ty Supply Chain Management Việt Nam (2008), “Báo cáo

khảo sát nhu cầu thuê ngoài dịch vụ logistics ở Việt Nam”. Tải xuống từ

www.scm.vn.

7. Nguyễn Văn Chương (2007), “Phát triển dịch vụ logistics khi Việt Nam hội nhập WTO”, Tạp chí Hàng hải online.

8. Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên EU – Việt Nam MUTRAP III (2009), “Báo cáo chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2050”. Tải xuống từ www.mutrap.org.vn.

9. Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên EU – Việt Nam MUTRAP III (2011), Các tham luận trong “Diễn đàn logistics và dịch vụ cảng biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế”, Vũng Tàu 3/2011. Tải xuống từ

www.mutrap.org.vn.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

11. Đặng Đình Đào. Vũ Thị Minh Loan, Nguyễn Minh Ngọc, Đặng Thu Hương và Phạm Thị Minh Thảo (2011), “Logistics: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” (sách chuyên khảo), Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

12. Đặng Đình Đào, Nguyễn Minh Sơn (2012), “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

13. Đinh Lê Hải Hà (2009), “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam – Tiếp cận từ mô hình 5 lực lượng cạnh tranh”, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội.

14. Đinh Lê Hải Hà (2010), “Thực trạng và các giải pháp phát triển các

Một phần của tài liệu phát triển logistics ở việt nam hiện nay (Trang 145 - 161)