Đánh giá hệ thống logistics quốc gia theo quan điểm của Ngân

Một phần của tài liệu phát triển logistics ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 63)

Như đã trình bày ở trên, theo quan điểm của ADB, một hệ thống logistics quốc gia bao gồm: (1) Những người sử dụng dịch vụ bao gồm những nhà xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại, người gửi hàng, nhận hàng; (2) Các nhà cung ứng dịch vụ logistics công cộng và tư nhân; (3) Các thể chế, chính sách, quy định của quốc gia và địa phương; (4) Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Sự phát triển của hệ thống logistics quốc gia được đo lường bởi trình độ phát triển của 5 thành tố (Bảng 2.1.):

Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của hệ thống logistics quốc gia

TT Tiêu chí đánh giá

1 Sự phát triển của kết cấu hạ tầng logistics

- năng lực và hiệu suất của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; - tỷ trọng của chi phí vận chuyển hàng hóa trong GDP;

- tỷ trọng của vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng logistics trong GDP - chi phí bảo trì, duy tu mạng lưới kết cấu hạ tầng;

- năng lực và sự phát triển của kết cấu hạ tầng thông tin; - năng lực và sự phát triển của mạng lưới phân phối;

2 Sự phát triển của khung khổ thể chế, luật pháp liên quan đến logistics

- độ mở của nền kinh tế, tính bằng tỷ trọng của xuất nhập khẩu trong GDP; - cơ chế điều phối các hoạt động logistics của nền kinh tế;

- sự phối hợp và năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về logistics; - việc xây dựng, tính toán và thống kê các chỉ số liên quan đến logistics; - thời gian bình quân để làm các thủ tục hành chính;

- số lượng chứng từ bình quân mỗi giao dịch (xuất khẩu/nhập khẩu); - số chữ ký bình quân mỗi giao dịch;

- tỷ lệ % số container bị thanh tra, kiểm tra. 3 Năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ logistics

- số lượng các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ logistics; - mức độ sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics; - chất lượng cung ứng dịch vụ logistics của các nhà cung cấp; - độ tin cậy của nhà cung cấp

- khả năng truy xuất;

- sự chính xác của chứng từ, hóa đơn, giấy tờ;

- mức độ tiếp cận thị trường logistics khu vực và thế giới 4 Năng lực của của người sử dụng dịch vụ logistics

- mức độ sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài của doanh nghiệp; - mức độ sử dụng công nghệ thông tin;

- mức độ liên quan của sản phẩm/dịch vụ với kết cấu hạ tầng logistics; - mức độ hội nhập vào chuỗi cung ứng;

- các hệ thống logistics được thiết kế cho những hàng hóa chủ yếu; - khả năng tiếp cận với các dịch vụ logistics giá trị gia tăng.

5 Sự phát triển của nguồn nhân lực logistics

- nhận thức về logistics của nguồn nhân lực (cả cơ quan quản lý nhà nước và lực lượng lao động)

- kiến thức và kỹ năng về logistics của nguồn nhân lực - các thủ tục quản trị rủi ro logistics

- các nghiên cứu về logistics được thực hiện.

Một phần của tài liệu phát triển logistics ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)