Kinh nghiệm phát triển logistics của CHLB Đức

Một phần của tài liệu phát triển logistics ở việt nam hiện nay (Trang 63 - 65)

Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và lớn thứ 4 thế giới, đứng thứ 2 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu và thứ 3 thế giới về kim ngạch nhập khẩu. Về vị trí địa lý, Đức nằm ở trung tâm châu Âu, bao quanh bởi 9 quốc gia thành viên EU khác nên được coi là trung tâm thương mại của châu Âu,là nơi giao nhau giữa các tuyến đường xuyên châu Âu. Gần nửa dân số EU là nằm trong phạm vi bán kính 500km biên giới của Đức [20].

Với dân số 82 triệu người, chiếm khoảng 16% dân số của cả EU, sức mua chiếm khoảng 20% cả EU, Đức là quốc gia phát triển về lực lượng lao động chất lượng cao có trình độ và kỹ năng lao động tiên tiến với gần 400 trường đại học, viện nghiên cứu. Đức cũng là quốc gia phát triển hàng đầu thế giới về khoa học kỹ thuật và công nghệ. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Đức cũng được đánh giá đạt trình độ phát triển hàng đầu thế giới với nhiều cảng biển lớn, hiện đại, các cảng hàng không hàng đầu châu Âu và hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt hiện đại với mật độ hệ thống giao thông cao gấp 2 lần EU.

Theo xếp hạng của WB năm 2010, Đức là quốc gia đứng đầu thế giới về chỉ số phát triển logistics LPI. Đức là thị trường logistics lớn nhất châu Âu với quy mô doanh thu hàng năm khoảng hơn 200 tỷ EUR, đứng đầu châu Âu về kỹ thuật, công nghệ và dịch vụ. Hiện có khoảng hơn 60 000 doanh nghiệp Đức đang kinh doanh trong lĩnh vực logistics, tạo hơn 2,7 triệu việc làm, chiếm gần 7% lực lượng lao động của Đức. Về mặt địa lý, hoạt động logistics của Đức tập trung ở vùng Rhine, từ vùng công nghiệp Ruhr đến các cảng biển vùng biển Bắc và Baltic.

Đạt được những thành tựu như vậy, một trong những nguyên nhân được thừa nhận là Chính phủ Đức đã có những chính sách phát triển logistics rất

sáng suốt, phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và trình độ nhân lực và khoa học công nghệ của nước Đức [20]. Cụ thể, với mục tiêu phát triển Đức thành trung tâm logistics của châu Âu, Chính phủ liên ban Đức đã ban hành và thực thi các giải pháp sau:

Thứ nhất, ban hành và thực thi chiến lược tổng thể phát triển cảng biển và cảng nội địa, với mục tiêu phát triển hệ thống cảng biển và cảng nội địa trở thành các trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa và logistics hàng đầu của châu Âu [49]. Các giải pháp cụ thể được tiến hành bao gồm: Đầu tư xây dựng mới và hiện đại hóa hệ thống đường sắt, đường thủy và đường bộ liên thông và kết nối với các cảng; Đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các cảng; Hiện đại hóa và tối ưu hóa kết cấu hạ tầng thông tin của hệ thống cảng, kết nối thông tin của toàn bộ hệ thống cảng biển trong toàn liên bang với nhau; Đào tạo và đào tạo mới nhân lực làm việc trong hệ thống cảng; Đầu tư xây dựng mới và hiện đại hóa các kết cấu hạ tầng phụ trợ như hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, kho bãi… đáp ứng nhu cầu của hệ thống cảng hiện đại; Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về an toàn hàng hóa, thiết bị, lao động, môi trường… liên quan đến hoạt động logistics trong hệ thống cảng biển của toàn liên bang; Tập trung đầu tư vào các cảng lớn là đầu mối trung chuyển hàng hóa của cả châu Âu như Bremen và Hamburg [54], [55].

Thứ hai, ban hành và thực thi chiến lược phát triển ngành hàng không của liên bang với mục tiêu xây dựng Đức trở thành trung tâm của châu Âu trong vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.

Thứ ba, ban hành và thực hiện chiến lược an toàn hàng hóa trong vận tải và logistics thông qua các biện pháp cụ thể: Tiến hành một nghiên cứu toàn diện về các loại rủi ro và đe dọa trong lĩnh vực vận tải và logistics (do Bộ Giao thông vận tải, Xây dựng và Phát triển Đô thị tiến hành); Đẩy mạnh chương trình an ninh quốc gia, thiết lập các tiêu chuẩn về an ninh, đẩy mạnh

hợp tác giữa chính quyền với ngành công nghiệp vận tải và logistics, các tổ chức thương mại và khối học thuật nghiên cứu về logistics [54], [55].

Thứ tư, thiết lập mạng lưới vận tải và logistics, kết nối chính quyền liên bang, các tiểu bang, các hiệp hội thương mại, công đoàn, ngành công nghiệp vận tải và logistics. Thường xuyên tiến hành các hội nghị, hội thảo, thảo luận… giữa những nhà hoạch định chính sách logistics của liên bang với các doanh nghiệp và các nhóm lợi ích có liên quan trong lĩnh vực vận tải. Chính phủ cũng thành lập cơ quan đầu mối của chính phủ liên bang với tên gọi Cơ quan điều phối liên bang về vận tải hàng hóa và logistics có chức năng làm cầu nối để kết nối các bên liên quan trong toàn bộ hệ thống logistics liên bang.

Thứ năm, phát triển mạnh mẽ vận tải đa phương thức thông qua các biện pháp như điều chỉnh các quy định pháp lý liên quan đến vận tải đa phương thức, tạo môi trường và cơ chế pháp lý cạnh tranh hơn để phát triển vận tải đa phương thức; hiện đại hóa công nghệ và tăng tài trợ phát triển cho các dự án liên quan đến vận tải đa phương thức. Chính phủ lựa chọn địa điểm hợp lý và đầu tư vào các trung tâm logistics quốc gia một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu phát triển logistics ở việt nam hiện nay (Trang 63 - 65)