Sàng lọc bệnh tăng sản thƣợng thận bẩm sinh từ ADN phôi thai tự do

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu quy trình tách chiết, phân tích ADN và tế bào phôi thai tự do trong máu ngoại vi mẹ để chẩn đoán trước sinh (Trang 116 - 119)

1 giờ sau sinh 2 giờ sau sinh 3 giờ sau sinh

3.3.1. Sàng lọc bệnh tăng sản thƣợng thận bẩm sinh từ ADN phôi thai tự do

Sau khi đã chuẩn hóa đƣợc kỹ thuật tách chiết ADN phơi thai tự do và kỹ thuật PCR nhân gen SRY, chúng tôi tiến hành thử nghiệm sàng lọc bệnh tăng sản thƣợng thận bẩm sinh trƣớc sinh ở tuần thứ 8 của thai kỳ. Đối với các trƣờng hợp thai dƣơng tính với gen SRY sau khi nhân PCR sẽ khơng phải dùng thuốc Dexamethason, còn các bệnh nhân âm tính với gen SRY sẽ đƣợc các bác sĩ tiếp tục cho dùng thuốc Dexamethason đến tuần thứ 16 của thai kỳ để tránh trƣờng hợp nam hóa khi thai nhi mang gen bệnh CAH. Đến tuần này các bác sĩ siêu âm lại và chọc ối với các thai âm tính với gen SRY để chẩn đốn có bị bệnh CAH hay khơng để tiếp tục phác đồ điều trị bệnh bằng Dexamethason nữa hay dừng thuốc khi không mắc bệnh.

Chúng tôi tiến hành sàng lọc các bệnh nhân này qua ADN phôi thai tự do trong máu ngoại vi của mẹ. Bằng việc sử dụng nhân gen SRY và gen GAPDH với quy trình

và chu trình phản ứng nhƣ đã nêu ở trên. Chúng tôi thu đƣợc kết quả điện di sản phẩm PCR nhƣ sau:

Hình 3.23. Ảnh điện di gen SRY của mẫu sàng lọc bệnh CAH tuần thai thứ 8

M: Marker 100 bp Âm: chứng âm nước cất; Dương: chứng dương; CAH1 đến,CAH11 là các mẫu bệnh nhân nghiên cứu.

Hình ảnh kết quả trên cho chúng tơi thấy có 5/11 trƣờng hợp dƣơng tính với gen SRY và 6/11 trƣờng hợp âm tính với gen SRY, các trƣờng hợp này tiếp tục đƣợc theo dõi và uống thuốc đến khi chọc ối chẩn đốn chính xác thai có mang bệnh tăng sản thƣợng thận bẩm sinh hay không. Với các băng vạch xuất hiện rõ nét đúng kích thƣớc 198bp, khơng có sản phẩm phụ. Chứng âm khơng xuất hiện băng, chứng dƣơng lên băng rõ nét chứng tỏ quá trình PCR khơng bị nhiễm.

Hình 3.24. Ảnh nhân gen GAPDH của các mẫu sàng lọc bệnh CAH tuần thai thứ 8

M: Marker 100 bp Âm: chứng âm nước cất; Dương: chứng dương; Các mẫu CAH1 đến CAH11 là các mẫu bệnh nhân nghiên cứu.

Nhận xét: Hình ảnh trên cho thấy rằng các mẫu đều lên sản phẩm của gen nội chứng với kích thƣớc sản phẩm là 97bp. Các băng sản phẩm xuất hiện rõ nét, từ hình ảnh này cho chúng tơi thấy rằng các mẫu nghiên cứu này chúng tôi đều tách đƣợc ADN tự do trong máu ngoại vi của mẹ.

Từ kết quả điện di chúng tơi nhận thấy rằng có 5/11 trƣờng hợp dƣơng tính với gen SRY và 6/11 trƣờng hợp âm tính với gen SRY. Tất cả 11 trƣờng hợp này đều cho kết quả dƣơng tính với gen nội chứng GAPDH. Trong 11 trƣờng hợp nghiên cứu này có 6 trƣờng hợp cần chọc ối và làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh tăng sản thƣợng thận bẩm sinh.

Bảng 3.13. Kết quả sàng lọc bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh

STT Mã bệnh nhân Tuổi thai (tuần ) Chẩn đoán gen SRY Kết quả kiểm tra sau sinh

Kết quả nhân gen CYP21A2

1 CAH1 8 (-) (-) Bình thƣờng

2 CAH2 8 (-) (-) Đột biến

3 CAH3 8 (+) (+) Đột biến

4 CAH4 8 (+) (+) Bình thƣờng

5 CAH5 8 (+) (+) Dị hợp xóa đoạn exon 1- 3

6 CAH6 8 (-) (-) Bình thƣờng 7 CAH7 8 (-) (-) Dị hợp tử R356W 8 CAH8 8 (+) (+) Bình thƣờng 9 CAH9 8 (-) (-) Đột biến 10 CAH10 8 (-) (-) Bình thƣờng 11 CAH11 8 (+) (+) Bình thƣờng

Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy rằng trong 11 bệnh nhân đƣợc sàng lọc tăng sản thƣợng thận bẩm sinh này có 5 trƣờng hợp dƣơng tính với gen SRY và khơng phải dùng thuốc nữa. Trong 5 trƣờng hợp này có 2 trƣờng hợp kiểm tra gen CYP21A2 sau sinh có mang đột biến. Cịn 6 trƣờng hợp âm tính với gen SRY tiếp tục phải dùng thuốc đến tuần thứ 16 của thai kỳ và trong 6 trƣờng hợp này có 3 trƣờng hợp bị bệnh

tăng sản thƣợng thận bẩm sinh trong đó có 2 trƣờng hợp đình chỉ thai và 3 trƣờng hợp âm tính với gen SRY và khơng bị bệnh.

Theo tác giả Du và cộng sự, (2009) đã sàng lọc và chẩn đốn thành cơng các trƣờng hợp mang thai bị bệnh tăng sản thƣợng thận bẩm sinh thông qua ADN phôi thai tự do trong máu ngoại vi của mẹ [55]. Kết quả của chúng tôi cũng đã ứng dụng ADN phơi thai xác định sớm giới tính thai nhi để tƣ vấn di truyền trong các trƣờng hợp thai có nguy cơ cao bị bệnh tăng sản thƣợng thận bẩm sinh. Nhƣ vậy, thay vì 11/11 trƣờng hợp phải chọc ối, sau khi sàng lọc bệnh tăng sản thƣợng thận bẩm sinh chỉ còn 6/11 trƣờng hợp phải chọc ối để chẩn đoán TSTTBS.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu quy trình tách chiết, phân tích ADN và tế bào phôi thai tự do trong máu ngoại vi mẹ để chẩn đoán trước sinh (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)