So sánh biến chứng của 2 nhó mở giai đoạn theo dõi tiếp theo

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dịch kính bơm dầu silicone nội nhãn điều trị viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn (Trang 111 - 113)

Như vậy, sau khi nhiễm trùng đã điều trị khỏi thì sự hồi phục của chức năng phụ thuộc vào mức độ di chứng và biến chứng. Các biến chứng ở giai đoạn muộn thường liên quan đến phản ứng viêm và phản ứng tăng sinh dịch kính võng mạc xảy ra sau quá trình nhiễm trùng.

Tăng sinh dịch kính võng mạc (proliferative vitreoretinopathy – PVR) là một quá trình bệnh lý xuất hiện do các đám tế bào lạc chỗ nằm ở mặt trong và/hoặc mặt ngoài của bong võng mạc do vết rách. Sự tích tụ của các tế bào lạc chỗ xuất hiện trước hoặc sau phẫu thuật bong võng mạc. Điển hình nhất là bệnh cảnh lâm sàng diễn biến sau phẫu thuật lần đầu từ 2 đến 6 tuần. Đầu tiên là các đám tế bào BMSTVM sau đó hình thành các màng tăng sinh gây ra các nếp gấp võng mạc và làm co kéo gây bong võng mạc tái phát. Bong võng mạc tái phát đầu tiên đơn thuần là do co kéo sau đó kết hợp với sự hình thành của các vết rách võng mạc mới hoặc với sự mở lại của các vết rách cũ . Thành phần tế bào của các màng tăng sinh dịch kính võng mạc bao gồm các tế bào BMSTVM, tế bào thần kinh đệm và một số nguyên bào xơ, đại thực bào. Trong nghiên cứu thực nghiệm ở mèo, trong vòng 24 giờ sau khi có bong võng mạc, các tế bào BMSTVM bắt đầu tăng sinh để tạo thành các quần thể tế bào thoái biệt hóa sắp xếp thành nhiều lớp. Một số tế bào từ đó di chuyển vào khoang dưới võng mạc và tiến hành thực bào các mảnh vụn của phần ngoài tế bào quang thụ. Cơ chế thúc đẩy sự thoái biệt hóa và tăng sinh của các tế bào BMSTVM có thể là sự mất kết nối và tiếp xúc của tế bào BMSTVM với các tế bào quang thụ. Các yếu tố làm nặng lên quá trình tăng sinh này

gồm: 1) phẫu thuật cắt dịch kính để điều trị bong võng mạc; 2) tăng sinh dịch kính võng mạc có sẵn trước mổ; 3) bong hắc mạc trước mổ; 4) lạnh đông võng mạc trên diện rộng; 5) phản ứng viêm màng bồ đào và sự phá vỡ hào rào máu – mắt; 6) vết rách võng mạc khổng lồ .

Tình trạng mắt sau phẫu thuật cắt dịch kính điều trị VMNNNSVK có đầy đủ các điều kiện để bệnh lý tăng sinh dịch kính võng mạc xảy ra: 1) phản ứng viêm sau mổ (kết hợp với bệnh lý nhiễm trùng sẵn có chưa khỏi hẳn) gây thẩm lậu vào dịch kính và võng mạc các tế bào viêm (trong đó có các đại thực bào ở giai đoạn muộn); 2) tình trạng nhãn áp thấp sau mổ (do thể mi chưa hồi phục) gây rối loạn hơn nữa hàng rào máu – mắt; 3) bong võng mạc do đứt chân võng mạc sau mổ cắt dịch kính gây khởi động quá trình tăng sinh và di cư của tế bào BMSTVM qua vết rách rộng vào dịch kính; 4) phẫu thuật lại bong võng mạc do đứt chân võng mạc rộng (thường ở phía trên) đòi hỏi can thiệp phẫu thuật cắt dịch kính lại kết hợp với lạnh đông võng mạc trên diện rộng gây sang chấn thêm nữa đối với mô và dịch nội nhãn .

Như vậy, nếu không sử dụng dầu silicone kết hợp với phẫu thuật cắt dịch kính ở VMNNNSVK có đến hơn 50% các trường hợp (27/53 bệnh nhân nhóm 1) vòng xoắn bệnh lý trên sẽ xảy ra gây nên các biến chứng nặng và thất bại điều trị. Mặc dù tất cả 27 bệnh nhân này đều được phẫu thuật lại, bơm dầu nhưng quá trình tăng sinh đã được khởi động và bị thúc đẩy bởi tác động của lần phẫu thuật tiếp theo gây bong võng mạc do co kéo ngay dưới dầu ở 9 bệnh nhân. 9 bệnh nhân này đều phải để lại dầu vĩnh viễn tại mắt. Đối với các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn để tháo dầu thì tỷ lệ bong võng mạc tái phát cũng rất cao. Tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật, tất cả các mắt đã được bơm dầu đều được tháo dầu sau khi đã đánh giá kỹ độ an toàn của phẫu thuật . Tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật tháo dầu có sự khác biệt rõ rệt ở nhóm 2 (3/45 – 6,6%) và nhóm 1 (7/19 – 36,8%) với p=0,007795. Nguy cơ tương đối khi tháo

dầu ở nhóm 1 so với nhóm 2 là 4,31 (khoảng 1,22 – 15,27). Bong võng mạc tái phát thường do bệnh lý tăng sinh dịch kính võng mạc tiếp tục tiến triển sau tháo dầu gây co kéo và hình thành các vết rách mới.

Bong võng mạc thường kèm theo hiện tượng nhãn áp thấp do sự hấp thụ dịch đi từ khoang dưới võng mạc. Tăng sinh dịch kính võng mạc gây co kéo thể mi gây giảm tiết thủy dịch dẫn đến teo nhãn cầu. Ở một số trường hợp khác, quá trình tăng sinh dịch kính võng mạc có thể gây viêm màng bồ đào âm ỉ làm tắc nghẽn vùng bè và tăng nhãn áp, đau nhức .

Tất cả các mắt bong võng mạc tái phát đều được phẫu thuật lại với rất nhiều khó khăn do bệnh lý tăng sinh dịch kính quá nặng và tiên lượng chức năng kém. Rất nhiều mắt trong số này cho đến thời điểm theo dõi cuối cùng xuất hiện teo nhãn cầu do bong võng mạc kèm theo bong và xơ hóa thể mi . Tại thời điểm theo dõi cuối cùng 9 tháng sau phẫu thuật, tỷ lệ biến chứng gây giảm thị nặng không hồi phục (xơ teo võng mạc trung tâm, bong võng mạc không còn khả năng hồi phục, teo nhãn cầu, múc nội nhãn) của nhóm

1(43,4%) cao hơn nhóm 2 (21,8%) rõ rệt với p=0,016610. Điều này giải thích

vì sao kết quả chức năng và tỷ lệ thành công của nhóm 2 cao hơn hẳn nhóm 1 sau 9 tháng điều trị. Mặc dù vậy, cũng có 2 mắt (1 mắt ở mỗi nhóm) mất chức năng kèm theo tăng nhãn áp, loạn dưỡng giác mạc, đã phải múc nội nhãn để giải quyết đau nhức.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dịch kính bơm dầu silicone nội nhãn điều trị viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn (Trang 111 - 113)