Phẫu thuật cắt dịch kính có thể so sánh với trích rạch một ổ áp xe trong ngoại khoa. Cắt dịch kính có thể đem lại các lợi ích sau
•Tăng cung cấp oxy cho võng mạc.
•Giúp xác định nguyên nhân gây bệnh (chủng loại vi khuẩn) từ đó lựa chọn kháng sinh thích hợp.
•Lấy bỏ các mảnh vụn viêm trong dịch kính, loại bỏ tác dụng độc hại
của quá trình viêm lên võng mạc và các mô khác của nhãn cầu.
•Giảm tần suất và độ nặng các tổn thương hoàng điểm.
•Làm trong lại các môi trường từ đó quan sát tốt võng mạc, giúp điều trị
các bệnh lý kèm theo.
•Tăng khả năng thấm của thuốc tiêm nội nhãn vào võng mạc.
•Giảm thời gian bị bệnh, tăng tốc độ hồi phục thị lực.
Để làm sáng tỏ hơn vai trò của phẫu thuật cắt dịch kính, năm 1995 nhóm nghiên cứu EVS (Endophthalmitis Vitrectomy Study) đã công bố kết quả của mình và chỉ ra rằng cắt dịch kính có tác dụng rõ rệt khi bệnh nặng, dịch kính đục nhiều làm mất ánh hồng đồng tử và thị lực chỉ còn sáng tối. Tuy nhiên, do các hạn chế của kỹ thuật và trang thiết bị thời bấy giờ, EVS chỉ khuyên nên cắt dịch kính trung tâm, tránh cố bóc tách dịch kính sau và dịch kính chu biên .
Các nghiên cứu tiếp về sau cùng với tiến bộ về kỹ thuật cho thấy, để cải thiện chức năng thị giác sau điều trị nhiễm trùng, cắt dịch kính nên được tiến hành sớm và triệt để.
Cần cân nhắc khả năng cắt dịch kính sớm và triệt để đối với các trường hợp sau:
Cắt dịch kính ngay từ đầu (cắt dịch kính cấp cứu) khi bệnh nặng thị lực
chỉ còn sáng tối, môi trường vẩn đục nhiều làm mất ánh hồng đồng tử (độ 5), trên siêu âm thấy vẩn đục dầy đặc.
Cắt dịch kính khi bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa bằng kháng sinh nội nhãn và toàn thân thể hiện ở các dấu hiệu và triệu chứng nặng lên sau 24-36 giờ:
o Đau tăng lên.
o Phù đục giác mạc nhiều hơn.
o Mủ tiền phòng tăng lên ≥ 1mm.
o Đục dịch kính nhiều lên (tăng độ trên lâm sàng và/hoặc trên siêu âm).
Cắt dịch kính sớm và triệt để sẽ đem lại các tác dụng sau :
o Điều trị sớm các nguyên nhân có thể điều trị được.
o Có vai trò như điều trị dự phòng đối với các biến chứng liên quan
tới quá trình bệnh lý kéo dài.
o Quá trình bệnh lý kéo dài sẽ gây đục các môi trường trong suốt, hoại
tử lan rộng của mô do vậy cắt dịch kính sớm làm giảm biến chứng của phẫu thuật.
o Cắt dịch kính sớm và triệt để giúp loại bỏ hết tổ chức viêm và lấy
nhiều bệnh phẩm để làm xét nghiệm. Cắt dịch kính triệt để (làm bong và cắt sạch dịch kính sau) cho phép loại bỏ sạch tổ chức viêm và mủ đọng trên vùng hậu cực, giúp cải thiện thị lực sau mổ.
o Cắt dịch kính sớm và triệt để làm tăng hiệu quả của điều trị kháng
sinh. Kháng sinh khi tiêm nội nhãn sẽ khuyếch tán tốt và đi đến võng mạc tốt hơn.
Như vậy, quyết định điều trị phẫu thuật của viêm nội nhãn có thể được sơ đồ hóa như sau :
Viêm mủ nội nhãn
Ánh hồng đồng tử
Nếu có
Nếu không
Điều trị nội khoa tích cực và theo dõi sát trong 24 giờ đầu
CẮT DỊCH KÍNH
Cải thiện trên lâm sàng
Nếu có
Tiếp tục điều trị nội khoa và theo dõi sát