Đánh giá kết quả của phẫu thuật

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dịch kính bơm dầu silicone nội nhãn điều trị viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn (Trang 51 - 53)

Chủ yếu dựa trên các thông số chính là tỷ lệ thành công của điều trị (bao gồm thành công về chức năng, thành công về giải phẫu và thành công toàn bộ), tương ứng với đó là tỷ lệ biến chứng của điều trị. Ngoài ra biến chứng liên quan với dầu cũng được thống kê riêng ở nhóm 2.

Kết quả điều trị:

Kết quả chức năng: thể hiện qua thị lực được đánh giá tại 2 điểm mốc quan trọng là 3 tháng (thời điểm sau khi đã tháo dầu ở nhóm 2. Thường ở thời điểm này mắt mới thực sự ổn định) và 9 tháng (thời điểm theo dõi cuối cùng). Thị lực được thử bởi y tá chức năng, người không biết bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu nào (masked). Để thuận tiện cho phân tích thống kê, thị lực sẽ

được phân thành 4 mức sau: ≥ 20/60; ≥ 20/200; ≥ ĐNT 1m và < ĐNT 1m.

Kết quả thị lực được coi thành công khi thị lực đạt ≥ ĐNT 1m và cải thiện hơn so với trước phẫu thuật.

Kết quả giải phẫu: Thể hiện qua độ trong suốt của môi trường được đánh giá trên lâm sàng (chia thành 5 mức độ như trong phần mô tả kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 2.2.5.1. ). Kết quả giải phẫu được coi là thành công khi môi trường trong suốt từ độ 2 trở lên. Độ trong suốt của môi trường sẽ được thông kê vào các thời điểm 1 tuần, 3 tháng và 9 tháng.

Tỷ lệ thành công chung: Điều trị được coi là thành công khi thị lực

≥ ĐNT 1m (chỉ số chức năng), môi trường trong suốt từ độ 2 trở lên, võng

mạc áp (chỉ số về cấu trúc). Tỷ lệ thành công sẽ được thống kê tại thời điểm theo dõi sau 3 tháng và cuối cùng và so sánh giữa 2 nhóm. Điều trị được coi là thất bại khi không đạt 1 trong 2 hoặc cả 2 chỉ tiêu trên.

Các yếu tố tiên lượng: Mối liên quan các đặc điểm trước mổ với kết quả điều trị được thống kê chung ở toàn bộ 108 bệnh nhân, qua đó thấy được các giá trị tiên lượng của các đặc điểm này.

Biến chứng trong quá trình điều trị

Tai biến trong khi phẫu thuật: các tai biến trong quá trình phẫu thuật như xuất huyết, chạm rách võng mạc, bong võng mạc ngay trên bàn mổ sẽ được khi nhận cụ thể ở từng nhóm.

Tình trạng biến chứng sớm ngay trong thời gian nằm viện: Tỷ lệ điều trị kháng sinh nội nhãn bổ sung, bong võng mạc ngay sau mổ phải điều trị bằng cắt dịch kính lại kết hợp bơm dầu nội nhãn.

Tình trạng biến chứng ở giai đoạn theo dõi sớm: Là giai đoạn trong vòng 3 tháng sau phẫu thuật. Các biến chứng như rách võng mạc, bong võng mạc, các bất thường vùng hoàng điểm, đục TTT, teo nhãn cầu và các biến chứng khác được thống kê và so sánh giữa 2 nhóm.

Biến chứng khi tháo dầu: như bong võng mạc, xuất huyết thượng hắc mạc… và các biện pháp xử trí cũng sẽ ghi nhận để từ đó đúc kết được những kinh nghiệm cần thiết cho các trường hợp cụ thể.

Biến chứng ở giai đoạn muộn: Là thời điểm theo dõi cuối cùng, 9 tháng sau phẫu thuật. Các biến chứng của điều trị được thống kê chi tiết và đầy đủ, nhấn mạnh các biến chứng gây giảm thị lực nặng và không hồi phục như: múc nội nhãn, teo nhãn cầu, bong võng mạc không còn khả năng phẫu thuật, xơ

teo vùng hoàng điểm qua đó làm lý giải sự khác biệt về kết quả chức năng và giải phẫu của điều trị.

Các biến chứng liên quan trực tiếp đến dầu: Các biến chứng như tăng nhãn áp, bệnh lý giác mạc (do dầu ra tiền phòng), nhuyễn hoá dầu, các biện pháp điều trị tương ứng sẽ được thống kê ở nhóm 1 đối với các bệnh nhân phải phẫu thuật lại, bơm dầu và ở tất cả bệnh nhân nhóm 2.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dịch kính bơm dầu silicone nội nhãn điều trị viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w