Bệnh VMNNNS là một bệnh tương đối hiếm gặp trên thế giới với nguyên nhân đa số là do nấm. VMNNNSVK chỉ chiếm 2 đến 8% tổng số các ca lâm sàng đã được thông báo trên y văn. Rất nhiều bệnh nhân trên các báo cáo trên thế giới có các bệnh toàn thân kèm theo như: cao huyết áp, đái tháo đường, dùng các thuốc ức chế miễn dịch, có các bệnh ác tính hoặc là phải trải qua các ca phẫu thuật toàn thân kéo dài. Phần lớn các trường hợp ban đầu đều không được chẩn đoán chính xác hoặc bị chẩn đoán muộn do bị che lấp bởi các bệnh lý toàn thân. Jackson (2003) đã điểm lại 267 trường hợp được chẩn đoán VMNNNSVK trên y văn từ năm 1984 đến 2001 và thấy rằng tỷ lệ bệnh toàn thân chiếm 56% (149/237), chủ yếu là đái tháo đường (chiếm 93%) .
Bảng 4.1: Tình trạng bệnh lý toàn thân của VMNNNSVK theo một số nghiên cứu Tác giả Bệnh lý toàn thân Jackson (2003) (1984-2001) Đỗ Tấn (2011) (2008-2010) Đái tháo đường
Type 1 Type 2 Không rõ type 93(34,8%) 14 31 48 2 (1,9%) 2 (1,9%)
Nghiện theo đường tĩnh mạch 15(5,6%) 0(0%)
Nhiễm HIV/AIDS 11(4,1%) 0(0%) Bệnh tự miễn 8(3%) 1(0,9%) Bệnh máu ác tính 5(1,8%) 0(0%) Nghiện rượu 5(1,8%) 0(0%) Cắt lách 5(1,8%) 0(0%) Thai sản 0(0%) 1 (0,9%) Viêm xoang 0(0%) 6 (5,6%)
Viêm tiết niệu 0(0%) 3(2,8%)
Các bệnh khác 7(2,6%) 14(13,0%)
Tổng số 149/267(56%) 27/108(25%)
Bảng 4.1 cho thấy sự khác biệt rõ rệt về các yếu tố nguy cơ toàn thân của các bệnh nhân VMNNNSVK ở Việt Nam so với y văn trên thế giới. Tỷ lệ bệnh xảy ra trên người khỏe mạnh ở Việt Nam khá cao (74%) với độ tuổi trung bình là 32. Trong khi đó, trong tổng kết và theo dõi 17 năm của Jackson, bệnh thường xuất hiện trên các bệnh nhân có nguy cơ và nguy cơ đó chủ yếu là bệnh đái tháo đường, với độ tuổi trung bình 48,9. Ở Việt Nam, bệnh VMNNSVK thường xuất hiện sau các nhiễm trùng hô hấp cấp hoặc đợt cấp của bệnh mạn tính như viêm xoang, viêm phế quản, phổi. Điều này có vẻ
phù hợp với tình trạng viêm đường hô hấp trên người Việt Nam, khi mà tình trạng nghiện thuốc lá ở nam giới rất phổ biến. Một tổng kết khác trên bệnh nhân vùng Đông Nam Á lại cho thấy tỷ lệ bệnh lý gan mật rất cao (13/37 – 48%), sau đó mới đến các nhiễm trùng hô hấp (3/27 – 11,5%), viêm đường tiết niệu và viêm da-khớp (2/27 – 7,4%) .
Tỷ lệ nam trội hơn nữ trong nghiên cứu này (68/40) khá phù hợp với các quan sát trước đó. Trong tổng kết của Jackson, tỷ lệ này là 157/97 và trong nghiên cứu của Singapore năm 2000 là 1,7:1. Các tác giả trên chưa có kết luận gì về sự khác biệt giới này, tuy nhiên ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng đó có thể do tập quán nghiện thuốc lá ở nam giới Việt Nam và việc tự ý dùng kháng sinh bừa bãi ngoài đơn thuốc đã tạo điều kiện cho sự hình thành các ổ vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp.
Một điểm nữa cũng cần lưu ý là tỷ lệ chẩn đoán nhầm ở cơ sở khám bệnh đầu tiên. Chẩn đoán nhầm có thể do nhiều nguyên nhân: có thể do bệnh cảnh toàn thân nặng gây che lấp triệu chứng tại mắt ở giai đoạn đầu; có thể do thiếu các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng ở tuyến dưới hoặc có thể do bản thân bác sĩ thiếu hiểu biết về căn bệnh này. Trong tổng kết của Jackson, tỷ lệ chẩn đoán sai là 22% (60/267), chủ yếu là nhầm với viêm màng bồ đào không nhiễm trùng (24/60) và glôcôm góc đóng cấp (6/60) . Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ chẩn đoán nhầm tại tuyến dưới cao hơn rất nhiều (57/66 – chiếm 83,6%) và cũng chủ yếu là nhầm lẫn viêm màng bồ đào không nhiễm trùng (38/66 – 57,6%), sau đó là viêm kết mạc cấp (10/66 – 15,1%). Điều này phản ánh hai thực tế: trang thiết bị giúp cho khám và chẩn đoán ở tuyến cơ sở còn kém và bản thân thầy thuốc chưa được trang bị kiến thức cơ bản về bệnh VMNNNSVK.
Các bệnh nhân trong nghiên cứu đều có tình trạng lâm sàng trước mổ rất nặng thể hiện ở tình trạng thị lực thấp (đa số thị lực chỉ còn sáng tối), phù đục ở bán phần trước, phù đục dịch kính nhiều trên lâm sàng (độ IV, V) và/hoặc trên siêu âm (vẩn đục nhiều, dầy đặc thành đám). Do sự phù đục này, các tổn thương đáy mắt đều không quan sát được trước mổ. Tuy nhiên, chúng tôi thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa các tổn hại quan sát được ở đáy mắt trong lúc phẫu thuật với tình trạng phù đục và mức độ dầy lên của hắc mạc trước mổ (hệ số tương quan lần lượt là 0,822 và 0,266 tại mức p=0,01 kiểm định 2 phía). Điều này có thể được giải thích như sau: VMNNNSVK là nhiễm trùng theo đường máu gây bệnh trước tiên tại hắc võng mạc sau đó mới lan vào dịch kính và bán phần trước. Do vậy, khi nhiễm trùng lan rộng và gây hoại tử nhiều sẽ gây phản ứng viêm phù nặng ở tổ chức và dịch lân cận.