Trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu giữa 2 nhóm bệnh nhân có và không có bệnh lý toàn thân kèm theo với giá trị p lần lượt là 0,645388; 0,804081 và 0,179712. Cũng cần phải nhấn mạnh đặc thù của bệnh VMNNNSVK ở Việt Nam thường xuất hiện trên người khỏe mạnh (chiếm tỷ lệ gần 70% trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu) khác biệt với các loạt ca bệnh nghiên cứu trước khi bệnh lý xuất hiện trên các chủ thể có
sự suy giảm ở một mức nào đó sức đề kháng. Ở một vài nghiên cứu trước đây, các tác giả cũng thấy rằng nếu thống kê so sánh giữa 2 nhóm có và không có bệnh thì tỷ suất chênh cũng là không rõ rệt với OR=0,7; 0,3-1,1 (Wong – 2000) . Nhưng nếu so sánh nhóm bệnh nhân khỏe mạnh và nhóm bị đái tháo đường thì nguy cơ cao hơn với OR=0,4 (0,2 – 1,03) trong tổng hợp nghiên cứu tại Đông Nam Á từ năm 1988 đến 1998 và với OR=0,41 (0,07 – 2,41) theo nghiên cứu của Wong năm 2000 tại Singapore. Nhận xét này cũng thống nhất với quan sát kinh điển của EVS năm 1995 cho thấy bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ thị lực kém sau điều trị lên 1,6 lần (RR=1,6) .
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân có bệnh đái tháo đường rất thấp (2/108 chiếm 1,9%) và điều này giải thích phần nào sự không khác biệt kết quả phẫu thuật giữa 2 nhóm bệnh nhân có và không có bệnh toàn thân.
4.2.2.4. Thị lực trước phẫu thuật
Thị lực trước phẫu thuật đã từ lâu được coi là một yếu tố tiên lượng quan trọng đối với kết quả chức năng. Từ nghiên cứu kinh điển đầu tiên của EVS năm 1995, các tác giả đã cho thấy thị lực ban đầu càng cao thì tiên lượng về cả chức năng và giải phẫu càng tốt . Tương tự như vậy, Monica I. Binder năm 2003 cũng có nhận xét tương tự trên nhóm 34 bệnh nhân của mình: sự khác biệt về kết quả giữa nhóm có thị lực tại thời điểm chẩn đoán là 20/200 hoặc tốt hơn so với nhóm có thị lực thấp hơn là rất rõ rệt với p=0,0006 . Sau đây là bảng cho thấy sự tương đồng trên kết quả lâm sàng của chúng tôi so với một số nghiên cứu trước đây.
Bảng 4.5: Giá trị tiên lượng của thị lực ban đầu với 1 số nghiên cứu
RR Nghiên cứu
Nguy cơ tương đối giữa nhóm có TL ST và nhóm thị lực tốt hơn ST Giá trị p EVS – 1995 (n=420) Đối tượng: VMNN do vi khuẩn sau PT Đ TTT RR=2 Yung-Jen Chen - 2004 (n= 74) Đối tượng: VMNNNS do Klebsiella pneumoniae RR=17,8(3,3-96,1) p=0,0008 Đỗ Tấn – 2011 (n= 108) Đối tượng: VMNNNSVK RR=1,69 (0,77 – 3,73 p=0,032983
Chú thích: TL: thị lực; ST: sáng tối; PT ĐTTT: phẫu thuật đục thể thủy tinh
Rõ ràng mức độ thị lực ban đầu phản ánh khá trung thực tình trạng nặng nhẹ của bệnh và bệnh càng nặng thì điều trị càng khó khăn và kết quả càng nghèo nàn.