I. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO
1, 2 Viện Khoa học xã hội quốc gia Lào: Văn kiện Đại hội I-
đã nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng về cán bộ của Đảng và khẳng định: “Cán bộ quyết định sự thành bại của đường lối”1; trong mọi giai đoạn đều đòi hỏi cán bộ của Đảng phải có đạo đức cách mạng, phẩm chất chính trị, năng lực đáp ứng với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng đề ra. Do vậy, cơng tác cán bộ của Đảng là lị luyện, là chìa khóa, là cơng việc gốc của Đảng.
Quay trở lại giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc, vì thấy được vai trò quan trọng của cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng, Đảng luôn luôn quan tâm đến công tác cán bộ, coi công tác đào tạo cán bộ là vấn đề quan trọng và quyết định thắng lợi của cách mạng, Đại hội lần thứ II của Đảng (1972) đã khẳng định: “Để thực hiện thành công nhiệm vụ cách mạng, vấn đề quan trọng quyết định là Đảng phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao, cả về đạo đức cách mạng và năng lực, sự kiên định, trung thành với cách mạng, tinh thần trách nhiệm, và tinh thần đột phá cách mạng, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, giữ vững lập trường và quan điểm của giai cấp cơng nhân, có ý thức về tổ chức và tơn trọng quy chế, có quan hệ mật thiết với quần chúng, có kiến thức chun mơn và khả năng ____________
1. Giáo trình Xây dựng Đảng và Lịch sử Đảng, 2003, tr.157.
làm việc thành thạo nhằm bảo đảm thực hiện thành công nhiệm vụ cách mạng của Đảng giao phó”1.
Sau khi đất nước được giải phóng năm 1975, Đảng, Chính phủ thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo Nhân dân các bộ tộc, tiến hành phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cải thiện cuộc sống cho Nhân dân - đây được coi là nhiệm vụ chính trị số một. Đảng nhận thức sâu sắc rằng: muốn thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị đó cần phải đào tạo mạnh mẽ cán bộ của Đảng về số lượng và chất lượng. Đảng khẳng định rằng: “Phải khẩn trương quy hoạch, đào tạo cán bộ đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo. Phải đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các ngành và các cấp, tạo ra được mơ hình đào tạo và cần phải thực hiện thường xuyên, nhanh chóng; quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý kinh tế - xã hội, lưu ý đào tạo cán bộ ngoại giao, cán bộ ngành giáo dục, nông nghiệp, cán bộ quản lý rừng...”2.
Đại hội lần thứ IV của Đảng (1986) có sự thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới tư duy và lề lối làm việc. Đảng đề ra chủ trương, đường lối tồn diện có ngun tắc, đây là bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng đối với q trình phát triển đất nước, trong đó tập trung vào công tác cán bộ, coi công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ là ____________
1, 2. Viện Khoa học xã hội quốc gia Lào: Văn kiện Đại hội I-V
trọng tâm của công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Từ đó, cơng tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đã được xác định rõ trong các nghị quyết đại hội của Đảng. Đảng Nhân dân cách mạng Lào có cơ chế tuyển dụng, quản lý và bảo vệ cán bộ, công chức cụ thể, được thể hiện trong các văn bản: Quyết định số 37, 38 (1995) và số 01, 02, 03 và 04 (2013) của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Nghị định số 171/NĐ-CP (1993) về quy chế quản lý công chức và được sửa đổi, bổ sung thành Nghị định số 82/NĐ-CP (2003) và năm 2015 Nhà nước đã ban hành Luật cán bộ công chức. Tất cả những văn bản pháp lý nêu trên đều trở thành nền tảng quan trọng cho việc tuyển dụng, quản lý, bảo vệ và sử dụng cán bộ công chức, các cấp ủy đảng đã dựa vào văn bản này vận dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả. Đến Đại hội lần thứ VIII của Đảng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 08/BCTW về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, đây là vấn đề cơ bản của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chủ chốt, cán bộ kế cận, thay thế các chức danh lãnh đạo quản lý có hệ thống trong tương lai ngắn hạn và dài hạn ở trong và ngoài nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng về đổi mới công tác cán bộ và quy chế của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đầu năm 2018, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 30, 31, 32 về tiêu chuẩn của cán bộ lãnh đạo quản lý, công tác quản lý cán bộ và công tác hoạch định cán bộ lãnh đạo quản lý.
Các nghị quyết trên đây là chìa khóa quan trọng để giải quyết công tác cán bộ của Đảng hiện nay, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài.
Thực trạng đào tạo cán bộ của Đảng trong những năm qua đã thu được kết quả sau: