Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh hà lan - châu á (Trang 57)

2)

1.6 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

1.6.1 Khái niệm

Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả bán hàng. Kết quả kinh doanh bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả của các hoạt động khác.

KQ HĐ SXKD = Doanh thu thuần – ( GVHB + CP bán hàng + CP QLDN) KQ HĐTC = Doanh thu HĐTC – Chi phí HĐTC

KQ HĐ khác = Doanh thu HĐ khác – Chi phí HĐ khác

1.6.2 Tài khoản sử dụng

TK 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả kinh doanh được xác định theo từng kỳ của doanh nghiệp. Kế toán tập hợp những khoản doanh thu và chi phí trong kỳ xác định kết quả hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp, từ đó lập ra các báo cáo tài chính giúp các nhà quản lý có kế hoạch nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài khoản này khơng có số dư cuối kỳ

46

Kết cấu:

1.6.3 Phương pháp hạch toán

Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, ghi: Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 811 - Chi phí khác.

TK 911: Xác định kết quả kinh doanh - Kết chuyển giá vốn hàng bán

- Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính - Kết chuyển chi phí quản lý doanh

nghiệp

- Kết chuyển chi phí bán hàng - Kết chuyển chi phí khác

- Kết chuyển kết quả kinh doanh (lời)

- Tổng số doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ

- Tổng số doanh thu thuần hoạt động tài chính và hoạt động khác - Kết chuyển kết quả kinh doanh

(lỗ)

47

Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại”:

+ Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại.

+ Nếu số phát sinh Nợ TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh Có TK 8212, kế tốn kết chuyển số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 641 - Chi phí bán hàng.

Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của HĐKD trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối. Kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

48

CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HÀ LAN – CHÂU Á 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Hà Lan – Châu Á

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Cơng ty TNHH Hà Lan – Châu Á được thành lập năm 2010 theo giấy phép thành lập doanh nghiệp số: 3640 – ĐN – GP/HLDN ngày 05 tháng 05 năm 2010 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4702003640 cấp ngày 05/05/2010

 Tên công ty : Công ty TNHH Hà Lan – Châu Á

 Tên tiếng anh : NETHERLANDS – ASIA COMPANY LIMITED

 Mã số thuế : 3601000190

 Địa chỉ : Ấp Tân Cang, xã Phước Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.  Số điện thoại : 0168 838 048

Kể từ khi thành lập đến nay Công Ty liên tục phát triển đổi mới công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Hoạt động chủ yếu của công ty là mua bán các sản phẩm gia dụng bằng inox và sản xuất và xuất khẩu các loại mặt hàng gỗ nội thất như: bàn, ghế, giường, tủ, …

Công Ty chủ yếu xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hà Lan (Netherlands) – là nước thành viên trong khối Liên Minh Châu Âu (EU). Đây là thị trường tiềm năng vì thuế quan ở nước này thấp hơn so với các nước đang phát triển khác, tuy nhiên đây vẫn là thị trường bảo hộ rất chặt chẽ vì hàng rào phi thuế quan (hàng rào kỹ thuật). Chính vì vậy, để có thể xuất khẩu sang thị trường này, sản phẩm hàng hóa phải vượt qua được những kiểm tra nghiêm ngặt về kỹ thuật cũng như xuất xứ của sản phẩm.

49

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển của công ty.

2.1.2.1 Chức năng

 Công ty chuyên sản xuất, gia công, mua bán sản phẩm inox, thiết bị du thuyền, thiết bị y tế, đồ gia dụng, sản phẩm cơ khí, sản phẩm ngành may và hàng thủ công mỹ nghệ. Sửa chữa, đóng mới du thuyền, xây dựng cơng trình dân dụng, công nghiệp...( không sản xuất, gia công, sửa chữa và đóng mới du thuyền tại trụ sở).

 Lên kế hoạch thông tin về sản phẩm mới, xây dựng kế hoạch sản xuất tối ưu chun mơn hóa, đảm bảo số lượng và chất lượng vật tư, bán thành phẩm, chuẩn bị đầy đủ các yếu tố: vật tư, công nghệ, thiết bị, con người.

 Sắp xếp, cải tiến công nghệ, rút ngắn thời gian sản xuất, nắm chắc quá trình cơng nghệ và trọng điểm trong sản xuất, phổ biến mục tiêu chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.

2.1.2.2 Nhiệm vụ

 Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

 Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.

 Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

 Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

 Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

50

 Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thơng tin đó.

 Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, mơi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hố và danh lam thắng cảnh.

2.1.2.3 Định hướng phát triển của công ty

Từng bước củng cố, nâng cao và hoàn thiện toàn bộ bộ máy tổ chức nhân sự của công ty để đủ sức tạo ra chuyển biến tích cực, đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới tồn bộ hoạt động của cơng ty.

Tận dụng và khai thác mọi tiềm năng hiện có của cơng ty và con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn, thị trường trong và ngoài nước. Xây dựng mặt bằng chủ lực của công ty. Đầu tư phát triển mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ lớn.

Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty về mọi mặt, tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu nhập cho ngân sách.

Uy tín thương hiệu và hội nhập là ba nguyên tắc để công ty hướng đến con đường tương lai thành một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực văn phòng phẩm.

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Hà Lan – Châu Á Bảng 2.1 Bảng cơ cấu lao động theo trình độ Bảng 2.1 Bảng cơ cấu lao động theo trình độ

Trình độ Số nhân viên Tỷ lệ (%) Sau đại học 2 7% Đại học 4 13% Cao đẳng 5 17% Trung cấp 8 27% Phổ thông 11 37% Tổng 30 100%

51

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của cơng ty, có trách nhiệm pháp lý cao nhất của cơng ty. Chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành sản xuất kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật và công ty trong việc điều hành, quản lý của cơng ty.

Phịng nhân sự: Tổ chức quản lý lao động, đề xuất trong việc thực hiện và giải quyết các chính sách với nhân viên theo quy định của nhà nước. Tham gia cùng với các phòng ban khác xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nhân sự tiền lương, thưởng trong kỳ, quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị của công ty và đề xuất mua sắm sửa chữa hoặc tu bổ tài sản.

Phịng tài chính – kế tốn: Chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý các thủ tục hành chính, phân bổ nguồn tiền trong công ty để đảm bảo cho việc kinh doanh được ổn định, tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn, thơng tin kinh tế, xây dựng chứng từ, sổ sách theo quy định của nhà nước. Lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn, chi phí đảm bảo an tồn và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. Tổ chức phân phối lợi nhuận và tích lũy lợi nhuận. Trực tiếp quản lý bộ phận kế toán, xuất nhập khẩu và kho.

GIÁM ĐỐC Trưởng phịng XNK Kế tốn trưởng Phịng kỹ thuật Phịng Tài Chính - Kế Tốn Phịng nhân sự

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty

Thủ kho Phân xưởng

sản xuất Phòng thu

52

Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ định mức và chất lượng sản phẩm. Thiết kế, quản lý sản xuất, triển khai hoạt động sản xuất. Quản lý công nhân phân xưởng sản xuất, giám sát kỹ thuật, chất lượng. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu, cải tiến các mặt hàng của công ty nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

Bộ phận kế tốn: có nhiệm vụ tổ chức cơng tác kế tốn tại cơng ty, lập chứng từ, ghi chép sổ sách chính xác, trung thực kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xây dựng quy trình hạch tốn trong cơng ty. Tính tốn các khoản phải thu, phải trả, phải nộp cho nhà nước. Lập báo cáo quyết toán, kiểm kê và các báo cáo khác để nộp cho cấp trên. Tổ chức bảo quản lưu trữ các tài liệu theo quy định của nhà nước.. Bộ phận xuất nhập khẩu: Tham mưu cho Giám Đốc và tổ chức thực hiện xuất khẩu sản phẩm của cơng ty. Tìm kiếm thị trường mới, mở rộng khách hàng, dự thảo hợp đồng và ký kết hợp đồng ngoại thương. Lên yêu cầu sản xuất theo hợp đồng đã ký. Lập bộ chứng từ đầy đủ và làm mọi thủ tục cần thiết liên quan đến việc xuất khẩu. Mua bảo hiểm hàng hóa, giải quyết mọi tranh chấp với khách hàng, nhà chuyên chở. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xuất khẩu.

Bộ phận thu mua: Tìm kiếm đầu mối, lên kế hoạch thu mua nguyên liệu gỗ, gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng,… cho công ty. Làm việc với nhà cung cấp về giá cả, hàng hóa, giao nhận. Tìm kiếm và thu thập thơng tin về thị trường gỗ nguyên liệu trong cả nước, đặc biệt là khu vực miền nam. Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về mọi hoạt động thu mua hàng hóa và nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.

Bộ phận kho: Kiểm tra số lượng sản phẩm tồn trong kho. Ghi nhận số lượng nhập xuất trong kỳ. Giao hàng, vận chuyển sản phẩm đúng số lượng, chất lượng, thời gian theo chỉ thị của bộ phận xuất nhập khẩu.

Phân xưởng sản xuất: cơng ty có 1 phân xưởng chính đặt tại trụ sở chính của cơng ty, và được chia thành nhiều bộ phận khác nhau để thực hiện các quy trình sản xuất sản phẩm như: bộ phận cấp phô, chà nhám và lắp giáp, sơn, đóng gói, đội kiểm tra. Phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng, kiểu dáng do phòng kỹ thuật chuyển xuống. Đảm bảo và chịu trách nhiệm về mặt số lượng, chất lượng, hình thức của sản phẩm.

53

2.1.3.3 Quy trình sản xuất gỗ nội thất

Chế biến đồ gỗ nội thất là một q trình địi hỏi kết hợp khéo léo giữa chất liệu tự nhiên là gỗ với bàn tay khối óc của người thợ. Chế biến đồ gỗ nội thất là một quá trình dài mà bắt đầu với việc xác định đúng loại gỗ và kết thúc với sự đánh bóng cuối cùng của đồ nội thất.

Bước 1: Xác định đúng loại gỗ

Bước đầu tiên của chế biến đồ gỗ là xác định loại gỗ thích hợp theo yêu cầu của cơ cấu nội thất, khí hậu... Hiện có nhiều loại gỗ có sẵn trên thị trường nhưng mỗi loại có thuộc tính khác nhau. Chọn gỗ phải được thực hiện rất cẩn thận. Nếu gỗ khơng thích hợp có thể làm hỏng vẻ đẹp của đồ nội thất vì thế địi hỏi người chọn gỗ có kiến thức sâu về các loại gỗ.

Bước 2: Cắt Gỗ

Việc cắt gỗ đóng một vai trò quan trọng trong chế biến đồ gỗ. Sau khi đã chọn được gỗ thích hợp, người thợ sử dụng các máy móc, trang thiết bị chun ngành cắt theo kích thước và hình dạng phù hợp với từng loại sản phẩm.

Bước 3: Đục, trạm, khảm

Những thanh gỗ được những người thợ đục, thợ khảm sẽ đục và khảm lên những thanh gỗ đó những hoa văn hoạ tiết trang trí để tạo cho sản phẩm sau này có được những nét mềm mại, đẹp mắt.

Chọn gỗ

Làm ngang Cắt gỗ Đục, trạm, khảm

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất gỗ nội thất

Hồn thiện và đánh bóng

54  Bước 4: Làm ngang

Những thanh gỗ được đục mang lắp ghép vào nhau, được bào kỹ làm cho thanh gỗ phẳng, mịn và bóng lên để dựng thành sản phẩm. Sau đó, sản phẩm được đánh giấy giáp 02 lượt (một lần đánh giấy giáp ướt, một lần đánh giấy giáp khô). Xong công đoạn này, sản phẩm cơ bản được hình thành, gọi là đồ mộc.

Bước 5: Quy trình hồn thiện và đánh bóng

Đồ mộc sau quá trình làm ngang được đánh thuốc màu cho bóng mịn, những hoạ tiết hoa văn nổi bật lên.

Sau khi hồn thành sản phẩm, sẽ có một đội kiểm tra chất lượng (QC) tiến hành kiểm nghiệm chất lượng, mẫu mã của các sản phẩm trên. Khi đã đạt yêu cầu sẽ tiến hành cho nhập kho thành phẩm.

2.1.4 Tổ chức công tác kế tốn tại cơng ty

2.1.4.1 Hệ thống tài khoản sử dụng

Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh hà lan - châu á (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)