Cơ cấu đầu tư XDCB theo vùng kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ

2.1 Tình hình chung về đầu tư XDCB từ NSNN trong những năm qua

2.1.3.1 Cơ cấu đầu tư XDCB theo vùng kinh tế

Trong những năm trở lại đây, cơ cấu đầu tư vùng lãnh thổ có nhiều cải thiện, tỷ trọng vốn đầu tư của vùng miền núi, vùng khó khăn tăng hơn so với thời kỳ 1996- 2000. Giai đoạn 2005 – 2010 Vốn đầu tư tập trung nhiều hơn vào các vùng miền núi, các tỉnh, huyện khó khăn theo các chương trình phát triển Nơng Thôn.

Theo một số đánh giá sơ bộ do người nghiên cứu thu thập được từ các bài viết, báo cáo của các Bộ Ban ngành, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân cho 8 vùng bao gồm: vùng núi Phía Bắc (chia ra là vùng Đơng Bắc và Tây Bắc ), vùng Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH), vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

Số liệu năm 2005 cho thấy, đầu tư XDCB ở vùng ĐBSH là chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn của cả nước, chiếm 22,2%, tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ chiếm 19,2%, vùng ĐBSCL chiếm 18,3%, vùng Núi Phía Bắc chiếm 12,9%, vùng Bắc Trung Bộ chiếm 12%, vùng Duyên Hải Miền Trung chiếm 11% và Vùng Tây Nguyên chỉ chiếm 4,5%. Nhưng những năm gần đây, cơ cấu chi Đầu tư XDCB cho các vùng có sự thay đổi đáng kể.

Theo Báo cáo nội dung trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 18 của Ủy Ban thường vụ Quốc Hội, năm 2009 tăng lượng vốn phân bổ ưu tiên cho các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và các vùng khó khăn khác để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng miền trong cả nước. Tập trung thêm vốn đầu tư xây dựng cho các vùng khó khăn như1: vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu long, vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.

Lượng vốn đầu tư XDCB khơng ngừng tăng lên qua các năm, vì thế số vốn này phân bổ cho các vùng cũng có xu hướng tăng lên. Giai đoạn năm 2010 – 2012 tăng tỷ lệ đầu tư XDCB cho các vùng như sau:

Vùng Tây Nguyên

Khu vực này bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, nằm trên trục xuyên Á. Phía Tây kết nối huyết mạch với các nước trong khu vực thông qua hành lang tự nhiên với Nam Lào, Đơng Bắc Campuchia, phía Đơng kết nối với các tỉnh, cảng biển nước sâu vùng duyên hải miền Trung và Đơng Nam Bộ. Đây

địa bàn có tiềm năng và lợi thế phát triển đa dạng về nông, lâm nghiệp, tài nguyên khoáng sản và thủy điện. Tuy nhiên, những tiềm năng và lợi thế đó vẫn chưa được phát huy một cách đúng mức. Vì vậy Nhà nước ta đang định hướng tăng cường các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại. Trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng các cơng trình lớn về hạ tầng giao thơng, đảm bảo thơng suốt, nối liền các cảng biển, sân bay, đô thị ven biển và các vùng phụ cận..

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Theo số liệu thống kê năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung là 15,01% (cao hơn tỷ lệ TB cả nước 9,64%). Điều này một phần là do hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo cho điều kiện phát triển kinh tế. mặc dù có đầu tư song cịn yếu và thiếu … chưa đáp ứng được yêu cầu.

Tuy nhiên trong những năm gần đây một số tỉnh thành phố thuộc vùng này đã vươn lên phát triển mạnh mẽ, trong đó điển hình có Thành phố Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế,.. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, cơ sỏ hạ tầng được ngày càng được hoàn thiện, Đà nẵng phấn đấu trở thành Trung tâm của Khu vực miềm trung và hướng đến phát triển như Singapo, Thái lan … giai đoạn 2002 – 2012 Thành phố đã phê duyệt quy hoạch hơn 1.340 đồ án với tổng diện tích phê duyệt khoảng 24.000 ha, phê duyệt khoảng 300 địa điểm với diện tích gần 900 ha. Ranh giới đơ thị được mở rộng theo hướng kéo dài theo sông Hàn và bờ biển, hướng đến các vùng nông thôn và đồi núi, khai thác hợp lý các tiềm năng thiên nhiên, huy động cả cộng đồng xã hội.

Nhìn chung thì tổng thể Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung phát triển với tốc độ chưa cao. Chính vì vậy trong những năm tới Nhà nước xác định tăng đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn, nhằm phát huy những thế mạnh của vùng , tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân và đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước.

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên … đều là các vùng tập trung phần lớn là dân tộc thiếu số. Tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, vùng Tây Bắc là 28,55%, vùng Đông Bắc 17,39% (trong khi tỷ lệ BQ cả nước là 9,64%, số liệu năm 2012). Trong những năm qua tỷ lệ vốn đầu tư XDCB bố trí cho vùng này cũng tăng lên đáng kể, tuy nhiên giai đoạn năm 2001 -2005, lượng vốn bố trí để đầu tư xây dựng phát triển khu vực này là chưa được chú trọng, do phần lớn vốn đầu tư được phân bổ cho các vùng ĐBSH và Đông Nam Bộ, nhưng giai đoạn 2006 – 2010, sau khi các vùng ĐBSH và Đông Nam Bộ đã đi vào phát triển tương đối thì Nhà nước băt đầu tập trung cho các vùng kinh tế khó khăn, vùng miền núi và phần lớn vốn đầu tư XDCB tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết vấn đề đất ở, đất sản xuất, giáo dục, y tế, nước sinh hoạt cho đồng bào … , đặc biệt là giai đoạn 2011 – 2012 tiếp tục hoàn thiện các dự án xây dựng giai đoạn 2006-2010, mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở vùng này

Vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Gồm 13 tỉnh, thành phố : Long An, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau … 2001 – 2005 vốn đầu tư XDCB phân bổ cho vùng này chiếm thứ 3, trung bình mỗi năm trên 17% trong tổng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của cả nước, năm 2005 chiếm 18,3%. Giai đoạn 2006 – 2010 lượng vốn đầu tư cho XDCB từ NSNN tiếp tục tăng lên cùng với sự tăng lên của tổng vốn của cả nước, với tỷ lệ trung bình là trên 19% tổng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của cả nước. Trong thời gian tới 2011 – 2012 lượng vốn tiếp tục tăng lên, số vốn này tập trung cho các dự án phát triển kinh tế vùng, cải thiện cơ sở hạ tầng và dự kiến cho năm 2013 thì lượng vốn cho ĐTXDCB khơng cịn tăng lên, điều này phù hợp với xu hướng chung của nước ta về việc cắt giảm đầu tư XDCB trong năm tới của nguồn vốn thuộc khu vực nhà nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)