CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ
2.3 Nguyên nhân
2.3.2 Từ phía cơ quan có thẩm quyền
Trong báo cáo về thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ trong cả nước, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tình trạng nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, hiệu quả thấp và chống thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản trước
1 Dự án vành đai III Hà Nội theo kế hoạch sẽ hoàn thành trong năm 2004 nhưng do cơng tác GPMB gặp nhiều khó khăn nên cho đến nay tiến độ thực hiện dự án vẫn rất chậm. Dự án nâng cấp và cải tạo tuyến quốc lộ 13 thành đường Lê Lợi, TP Bắc Giang có chiều dài 2,025 Km, với tổng vốn đầu tư 17,4 tỷ đồng từ vốn ODA của Nhật Bản và NSNN. Dự án được tiến hành thực hiện từ năm 2001, nhưng 7 năm đã trôi qua, các cơ quan chức năng sau nhiều lần lập các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn chưa tìm ra phương án hợp lý, vì vậy, đoạn đường Lê Lợi qua địa phận xã Dĩnh Kế vẫn bị bỏ dở dang. Một số dự án Đài truyền hình Việt Nam và dự án đường vào căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam tại tỉnh Tây Ninh.
kỳ họp thứ 6 Quốc hội khố XI của Chính phủ (do Bộ trưởng Võ Hồng Phúc trình bày) khi phân tích những thiếu sót của các cơ quan về cơng tác này đã nêu:
Đối với Chính phủ:
+ Trong điều hành kế hoạch đầu tư phát triển, chưa chú trọng thích đáng đến chương trình đầu tư dài hạn; xem nhẹ tính cân đối trong kế hoạch đầu tư, cho phép các địa phương quyết định đầu tư một số trường hợp chưa theo khả năng huy động nguồn lực, còn nặng về chủ quan.
+ Chưa kiên quyết trong việc xoá bỏ cơ quan chủ quản, chậm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, chưa có biện pháp loại bỏ tính khép kín trong đầu tư.
+ Nhiều mục tiêu đầu tư xây dựng, nhiều dự án, các cơng trình, các chương trình hỗ trợ quá cao so với khả năng nguồn vốn được huy động. Hơn nữa phần xử lý trước kế hoạch (xử lý bằng cơ chế chính sách để lại nguồn thu, khấu trừ, miễn giảm....) cũng đã góp phần làm bị động trong bố trí kế hoạch. Trong xử lý cụ thể cho một số dự án còn thiên về yếu tố chính trị, xã hội, chưa đặt đúng tầm yếu tố hiệu quả kinh tế khi quyết định đầu tư.
+ Một số quy định về cân đối ngân sách chưa hợp lý đã khuyến khích các tỉnh, thành phố muốn có các cơng trình lớn để tạo nguồn thu cho địa phương mình cũng góp phần làm mất cân đối, bị động về nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách.
+ Việc chống thất thoát trong đầu tư gắn liền với chống tham nhũng, nhưng Chính phủ chưa có một chương trình tồn diện, quyết liệt, hiệu quả trong việc chống tham nhũng, lãng phí.
Đối với các Bộ, Ngành và các tỉnh, thành phố:
+ Việc phân cấp quản lý trong đầu tư và xây dựng là rất cụ thể, rõ ràng và tồn
diện từ khâu thẩm định, đấu thầu, bố trí nguồn vốn, quản lý thực hiện các dự án đầu tư, do vậy trách nhiệm của các Bộ, của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố là hết sức lớn. Nhưng trong cơng tác quản lý, các Bộ, chính quyền các địa phương chưa vươn lên quản lý tồn diện, chưa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã được phân cấp.
+ Trong quy hoạch, thiếu sự phối hợp liên ngành, liên vùng; chưa quan tâm đúng mức đến công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, nên nhiều khi lúng túng trong chủ trương đầu tư, quyết định các dự án đầu tư.
+ Các Bộ, Ngành, tỉnh, thành phố quyết định đầu tư một số dự án thiếu căn cứ khả thi, mang tính cục bộ, địa phương. Quyết định đầu tư chưa gắn với trách nhiệm huy động vốn thực hiện, nhiều trường hợp phê duyệt dự án có tổng mức đầu tư vượt q khả năng nguồn vốn địa phương. Cịn trơng chờ quá nhiều đến nguồn vốn của Ngân
sách; chưa quan tâm đầy đủ đến việc huy động các nguồn vốn khác; chưa kiên quyết cắt giảm các dự án đầu tư khi không đáp ứng đủ vốn, chưa kiên quyết bố trí kế hoạch vốn tập trung cho các cơng trình trọng điểm. Việc bố trí đầu tư của các tỉnh, thành phố bị co kéo giữa các quận, huyện trong địa phương.
+ Công tác quản lý đầu tư không được chú ý, gần như khoán gọn cho các ban quản lý dự án. Thiếu kiểm tra, kiểm soát, giám sát thường xuyên. Chậm xử lý hoặc xử lý không nghiêm các sai phạm.
Đối với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các tổ chức tư vấn:
+ Sự thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản như đã phân tích ở trên xảy ra ở nhiều khâu, đặc biệt là khâu quản lý của các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn. Thiếu sót trong khâu tư vấn giám sát, thi cơng là góp phần khơng nhỏ. Sự thiếu năng động, năng lực và trách nhiệm của các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án và các tổ chức tư vấn là thực trạng hiện nay cần được sớm khắc phục.
Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
+ Chậm đề xuất những giải pháp đồng bộ để khắc phục những yếu điểm về công tác quy hoạch, đặc biệt là quản lý nhà nước về quy hoạch và kế hoạch đầu tư. Việc hướng dẫn các Bộ, Ngành và địa phương trong quá trình xây dựng các quy hoạch, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch chưa cụ thể (bao gồm: nội dung, phương pháp và trình tự phê duyệt); việc rà sốt các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và quy hoạch phát triển ngành chưa thường xuyên và kịp thời; việc cập nhật thông tin và hướng dẫn điều chỉnh các quy hoạch ở các Bộ, Ngành và địa phương còn chậm.
+ Trong một số trường hợp, mặc dù phát hiện quy hoạch không đúng, không phù hợp, không gắn kết giữa quy hoạch vùng, ngành, lãnh thổ, nhất là trong các quy hoạch chi tiết, đầu tư không đúng quy hoạch, nhưng do thiếu kiên quyết hoặc do chưa có khn khổ pháp lý về quản lý nhà nước đối với quy hoạch, thiếu các chế tài cụ thể nên lúng túng khi đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cách giải quyết cho thoả đáng; có trường hợp đầu tư chưa đúng hoặc chưa có quy hoạch, nhưng Bộ chưa đề xuất giải pháp ngăn chặn kịp thời (ví dụ với mía đường); có trường hợp quy hoạch cịn mang tính cục bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chưa đề xuất biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả.
+ Trong việc theo dõi và điều hành kế hoạch đầu tư hàng năm đối với các Bộ, Ngành trung ương và các tỉnh, thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong phạm vi trách nhiệm được giao, chưa kiên quyết đòi hỏi các Bộ, Ngành và địa phương thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thủ tục đầu tư, đăng ký danh mục cơng trình nhằm rà sốt chặt chẽ và
phát hiện kịp thời những sai sót trong việc bố trí vốn ở các Bộ, Ngành, địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ xử lý kịp thời.
+ Việc đề xuất tiêu chí phân bổ vốn, tiêu chí hỗ trợ có mục tiêu, ngun tắc cân đối vốn giữa các vùng, miền để bảo đảm phát triển hài hoà giữa kinh tế và xã hội; giữa các vùng động lực và vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa chưa thực sự toàn diện, đầy đủ, phù hợp với thực tế.
+ Công tác giám sát, thanh tra chậm được chú ý, còn lúng túng trong thực hiện. Đến cuối năm 2002 trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới thành lập cơ quan giám sát đầu tư và năm 2003 mới thành lập cơ quan thanh tra để tiến hành thanh tra đầu tư.
+ Ngoài ra, các thơng tin về tình hình xây dựng, thẩm định dự án, nhất là thông tin thực hiện dự án của các Bộ, Ngành, địa phương gửi về Bộ Kế hoạch và đầu tư còn rất hạn chế và thường bị chậm, nhiều đơn vị chưa quan tâm và chưa chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo (ngay cả báo cáo tình hình thực hiện các dự án thuộc nhóm A); những vấn đề trên đã gây khơng ít khó khăn trong q trình theo dõi và giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở phạm vi toàn quốc, nhưng đến nay vẫn chưa đề xuất được giải pháp xử lý có hiệu quả.