CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ
2.2 Đánh giá
2.2.1.4 Trong việc xử lý khối lượng nợ đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
Vấn đề xử lý nợ đọng XDCB luôn được Nhà nước chú trọng đến. Hàng năm Nhà nước lại ban hành những Thông tư, Nghị định, hướng dẫn và yêu cầu công tác xử 1 Các Bộ, cơ quan Trung ương khoảng 900 tỷ đồng; các địa phương khoảng 2.957,7 tỷ đồng
lý nợ đọng như: quyết định số 910/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 về việc xử lý nợ xây dựng cơ bản của Thủ tướng chính phủ. Về phía các tỉnh thành phố, hàng năm ban hành những chỉ thị về các giải pháp khắc phục và xử lý nợ đọng XDCB.
Việc bố trí vốn để trả nợ đọng đã có những chuyển biến. Năm 2004, tổng số nợ đọng XDCB trên 11.000 tỷ đồng, hiện nay các Bộ, cơ quan trung ương về cơ bản khơng cịn nợ đọng XDCB. Đối với địa phương tính đến tháng 6/2008 tổng số nợ XDCB các cơng trình nguồn vốn ngân sách nhà nước đã hồn thành do địa phương quản lý là 3.860,39 tỷ đồng1.
Giai đoạn 2008 – 2010 tiếp tục triển khai công tác xử lý nợ đọng XDCB, đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng.
Liên quan đến đầu tư công, Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thậm chí đối với các cơng trình hữu ích có thể hồn thành trong 6 tháng đầu năm 2013, Chính phủ cho phép ứng trước vốn ngân sách năm tài khóa 2013 để thực hiện kịp tiến độ. Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh cho biết thêm, theo kế hoạch, từ nay đến hết năm 2012, trung bình mỗi tháng cả nước phải giải ngân 22.000 tỷ đồng vốn xây dựng cơ bản. Bộ Tài chính đang làm việc cụ thể với các địa phương để thúc đẩy việc này
Trong quý I/2013 theo Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, số lượng vốn giải ngân đã tăng đáng kể không chỉ so với cùng kỳ, mà cả những năm trước. Ước giải ngân vốn đầu tư XDCB nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) 3 tháng đầu năm 2013 thực hiện trên 36.472 tỷ đồng, đạt 22% kế hoạch; trong đó, khối trung ương trên 5.798 tỷ đồng, đạt 16,2%, địa phương trên 30.674 tỷ đồng, đạt 23,6%.
Ngoài ra, ước giải ngân từ vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) trên 13.633 tỷ đồng, đạt 22,7% kế hoạch; trong đó, trung ương là trên 4.143 tỷ đồng, đạt 18,7%; địa phương là 9.490 tỷ đồng, đạt 25%. Số liệu này cho thấy dấu hiệu đáng mừng giải ngân từ nguồn vốn này của năm 2013, vì nếu so với cùng kỳ năm 2012, vốn TPCP vẫn chưa giải ngân.
Theo nhận định của Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính), sở dĩ tình hình giải ngân đạt hiệu quả là từ thực tiễn của năm 2012, năm 2013, các dự án được giao kế hoạch vốn sớm hơn năm 2012. Cùng với đó, các doanh nghiệp (DN) cũng cần vốn thanh tốn, kích thích hoạt động, do đó các dự án cũng được thi công nhanh bảo đảm hoạt động tài chính của DN.
1 Tổng số nợ đọng XDCB nguồn NSNN các cơng trình đã hồn thành do địa phương quản lý tính đến 31/12/2005 trở về trước là: 8.440,88 tỷ đồng; 31/12/2006 trở về trước là 6.820,62 tỷ đồng; 31/12/2007 trở về trước là 4.037,17 tỷ đồng.
Đặc biệt, các thủ tục đầu tư (quy định đầu tư, lập dự toán đầu tư…) nề nếp hơn. Đơn cử, trước khi có Chỉ thị 1792 củaThủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn TPCP, quyết định đầu tư hàng năm được chốt vào thời điểm 31/12; nhưng sau khi Chỉ thị 1792 ra đời, quyết định đầu tư được đẩy sớm hơn vào 25/10, nhờ đó đã tạo cơ sở pháp lý thực hiện và giải ngân dự án “vào nhịp” nhanh hơn.
Ðể chấn chỉnh và đẩy mạnh việc giải quyết đồng bộ vấn nạn này, ngày 10/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB tại các địa phương, trong đó yêu cầu phải kiên quyết thực hiện xử lý nợ đọng XDCB và được tiến hành theo lộ trình từng năm, theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đến hết năm 2015, hoàn thành việc xử lý nợ đọng XDCB.
2.2.1.5 Trong công tác đấu thầu
2.2.1.5.1 Trong việc áp dụng các quy chế về đấu thầu
Nhà nước không ngừng cải thiện và đổi mới các quy định về đấu thầu để ngày càng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nước ta. Luật Đấu thầu năm 2005 số 61/2008/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã được sửa đổi và bổ sung một số điều trong Luật số 38/2009/QH12 và một số Nghị định hướng dẫn như: nghị định 85/2009/NĐ-CP, nghị định 68/2012/NĐ-CP …
Việc áp dụng quy chế đấu thầu đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế; được xã hội thừa nhận là một bộ phận quản lý kinh tế tiên tiến; tương đối phù hợp với các thông lệ đấu thầu trên thế giới; đặc biệt có nhiều điểm tương đồng với quy định của các nhà tài trợ lớn như: Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu á; phù hợp với chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước. Quy chế đấu thầu liên tục được hoàn thiện theo hướng phù hợp với yêu cầu của thời đại. Các quy định trong quy chế đấu thầu được cập nhật và hướng dẫn cụ thể đã tạo ra được một khuôn khổ pháp lý khá chặt chẽ; điều này đã đóng vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện công tác đấu thầu. Sự hướng dẫn cụ thể của quy chế đấu thầu đã giúp cho nhà thầu cũng như bên mời thầu và cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động đấu thầu dễ dàng thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Có thể nói quy chế đấu thầu đã thực sự là một cơng cụ quản lý có hiệu quả trong việc chi tiêu các nguồn tiền của Nhà nước, đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho đầu tư.
2.2.1.5.2 Hiệu quả đạt được trong cơng tác đấu thầu là đáng được khích lệ
Tình hình kinh tế nước ta giai đoạn 2006 – 2010 đã có nhiều biến động như: (tăng giá) của các yếu tố đầu vào, lạm phát … song việc thực hiện công tác đấu thầu cũng đã tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước số vốn đáng kể, mức độ tiết kiệm của các
dự án đầu tư thông qua đấu thầu được thể hiện thông qua tỉ lệ chênh lệch giữa giá gói thầu (hay dự tốn, tổng dự toán) được duyệt với giá trúng thầu. Tỉ lệ này thường đạt trên 6% đến trên 8%. Các dự án ODA qua đấu thầu đã giúp cho việc giải ngân nhanh hơn, tận dụng được nguồn vốn của các nhà tài trợ. Bên cạnh đó, hiệu quả cơng tác đấu thầu cịn được đánh giá thơng qua việc lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện công việc theo yêu cầu. Nhà thầu muốn trúng thầu cũng cần phải có những giải pháp khả thi để thực hiện công việc với giá trúng thầu không vượt mức giá dự kiến ban đầu (giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu).
Ngoài ra hoạt động đấu thầu đã tạo ra sự cạnh tranh, làm động lực thúc đẩy các nhà thầu, các doanh nghiệp phải tận dụng một cách sáng tạo những năng lực hiện có, đưa ra các giải pháp khả thi với giá cả cạnh tranh và tiến độ đảm bảo.
2.2.1.5.3 Năng lực cán bộ thực hiện công tác đấu thầu từng bước được tăng cường
Thông qua việc áp dụng quy chế đấu thầu, năng lực của phần lớn cán bộ quản lý, các nhà thầu đã từng bước được củng cố thể hiện thông qua việc giải quyết những phát sinh, vướng mắc trong từng tình huống đấu thầu cụ thể. Đội ngũ chủ đầu tư, ban quản lý dự án mặc dù vẫn cần tiếp tục được đào tạo, củng cố song trên thực tế đã thể hiện được sự cố gắng rõ rệt; đã trưởng thành nhiều trong việc tổ chức các cuộc đấu thầu, đánh giá lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng. Nhà thầu Việt Nam cũng đã có nhiều bước trưởng thành vượt bậc, từ chỗ chỉ làm nhà thầu phụ trong các gói thầu lớn, đến nay đã vươn lên và thắng thầu nhiều gói thầu quan trọng trong các lĩnh vực đặc biệt. Đã có một số nhà thầu lớn có đủ khả năng đảm đương chức năng tổng thầu EPC (thực hiện tồn bộ các cơng việc thuộc các lĩnh vực tư vấn, hàng hoá, xây lắp)
Đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong nước đã có đủ khả năng xây dựng các văn bản pháp quy về đấu thầu (Nghị định, pháp lệnh về đấu thầu. các văn bản hướng dẫn thực hiện). Một số Bộ, tổng cơng ty đã tự xây dựng các quy trình, biểu mẫu riêng để áp dụng thống nhất trong phạm vi quản lý của mình. Đội ngũ chuyên gia về đấu thầu được hình thành và chính là nhân tố tích cực; tác động mạnh mẽ đến chất lượng cơng tác đấu thầu thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; đây là một nhân tố quan trọng để có thể tăng cường phân cấp cho chủ đầu tư trong việc quyết định tồn bộ các nội dung cơng việc của quá trình đầu tư