CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ
2.2 Đánh giá
2.2.1.6 Trong công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra đầu tư
2.2.1.6.1 Về công tác giám sát và đánh giá đầu tư
Năm 2005, công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã được tăng cường ở tất cả các cấp, các ngành và đã đạt được những kết quả nhất định. Ngay từ những tháng đầu năm, Hội nghị tồn quốc về cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư đã tổ chức cho gần 2000 đại biểu đại diện cho các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố, các tổng công ty và một số ban quản lý dự án tham gia thảo luận, đánh giá tình hình, phân tích những tồn tại, thiếu sót trong lĩnh vực giám sát đánh giá đầu tư; đồng thời đề xuất các biện pháp tăng cường hoạt động này trong thời gian tới.
Thấy rõ ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực giám sát đánh giá đầu tư; nhiều địa phương, các Bộ, ngành và phần lớn là các tổng công ty đã thành lập các đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ này. Hoạt động giám sát và đánh giá đầu tư đã dần đi vào nề nếp, đặc biệt là công tác giám sát và đánh giá đầu tư đối với các dự án nhóm A đã được các chủ đầu tư quan tâm hơn so với trước đây.
Mặt khác, các Bộ, các ngành, địa phương đã khẩn trương triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về giám sát đầu tư của cộng đồng trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng (Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005); tập trung vào các nội dung giám sát như theo dõi, đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, khu dân cư, khu cơng nghiệp,.... kế hoạch đầu tư có liên quan đến địa bàn theo quy định của pháp luật. Theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định của chủ đầu tư về: chỉ giới đất đai và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc xây dựng; xử lý chất thải, bảo vệ mơi trường; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; tiến độ, kế hoạch đầu tư. Theo dõi, phát hiện những việc làm xâm phạm đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án. Giám sát, phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thốt vốn, tài sản thuộc dự án; kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức vật tư và loại vật tư đúng quy định trong quá trình thực hiện đầu tư dự án; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết tốn cơng trình.
Hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử, cơng tác kiểm tra, thanh tra, kiểm tốn của các cơ quan chức năng được tiến hành thường xuyên, đã phát hiện nhiều vấn đề tồn tại trong cơ chế quản lý, nhiều sai phạm trong q trình đầu tư và có những kiến nghị cụ thể để xử lý vi phạm, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã được quan tâm, và tiến hành thường xuyên thông qua giám sát chung việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và HĐND về kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN, giám sát chuyên đề, giám sát thực hiện dự án. Kết quả giám sát đã góp phần đơn đốc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về các cơ chế, chính sách như việc xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy thủy điện Sơn La, các cơng trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội các cơng trình giao thơng, thốt nước tại TP.HCM và các dự án, cơng trình ở nhiều địa phương khác.
Trong những năm 2007 – nay, Nhà nước ta không ngừng ban hành Thông tư, nghị định quy định về công tác giám sát chất lượng dự án, cơng trình như: Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12; Nghị định số 113/2009/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư;…. các quy định về thành lập ban quản lý dự án cũng như chi phí quản lý dự án.
Công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã được tăng cường ở tất cả các cấp, các ngành và đã đạt được kết quả bước đầu. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc giám sát và đánh giá lại cơng tác đầu tư, đồng thời nắm bắt tình hình, phân tích những tồn tại và hạn chế, đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn.
2.2.1.6.2 Cơng tác thanh tra và kiểm tra
Hệ thống thanh tra kế hoạch và đầu tư đã được hình thành từ Trung ương đến địa phương. Hoạt động của thanh tra bước đầu được triển khai thực hiện; kết quả một số cuộc thanh tra đã phát hiện được nhiều vấn đề tồn tại trong cơ chế quản lý, nhiều sai phạm trong quản lý đầu tư và đã có những kiến nghị cụ thể để xử lý nghiêm chỉnh những vi phạm này.
Thanh tra Chính Phủ (trực tiếp tiến hành hoặc chủ trì huy động lực lượng thanh tra các Bộ, ngành, địa phương thực hiện)
Đã triển khai thanh tra việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị của các Tổng công ty và các doanh nghiệp sau: Tổng công ty Than Việt Nam, các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Công ty Xi măng Bỉm Sơn; Tổng công ty hàng không Việt Nam; Đài phát thanh và truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và phối hợp với 3 Bộ: Bộ Tài Chính, Kế hoạch và đầu tư, Giao thơng vận tải và 10 tỉnh, thành phố tổ chức thanh tra dự án đường Hồ Chí Minh (giai đoạn I), Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Tập đồn điện lực Việt Nam, Tập đồn hóa chất Việt Nam, Tập đồn Vinashin…
Tham gia thẩm định và đơn đốc xử lý sau thanh tra đối với các vụ việc đã có kết luận của Thủ tướng Chính phủ như: Dự án khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình; dự án thốt nước Hà Nội (gói thầu CP7A); Tổng cơng ty du lịch Sài Gịn; Tổng cơng ty Bưu chính viễn thơng Việt Nam, Quy hoạch và sử dụng đất đai tại Hà Nội, Dự án mở rộng đường Quốc lộ 51, Tập đồn dầu khí Việt Nam, Tập đồn Vinashin …
Thanh tra của Bộ, ngành, Trung ương
Trong năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra ở các Bộ, các ngành, các địa phương đã được tiến hành theo 2 hướng: kiểm tra tổng thể (thường kỳ hoặc đột xuất) và thanh tra theo các vụ việc vi phạm.
+ Bộ Tài Chính thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng tại tỉnh Lào Cai; một số dự án của Bộ văn hố thơng tin, Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Dược Việt Nam, dự án phát triển nhà ở sinh viên tại 7 tỉnh, thành phố (Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Cần Thơ), Dự án Quốc lộ 55 …
+ Bộ Công An đã chỉ đạo thanh tra Công An các địa phương triển khai thanh tra việc mua sắm vật tư, phương tiện, hàng hoá. Kết quả bước đầu phát hiện và chấn chỉnh sai phạm trong việc thực hiện các quy định về mua sắm, công tác sửa chữa, thay thế các thiết bị vật tư.
+ Bộ Xây Dựng với chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng đã củng cố lực lượng thanh tra chuyên ngành, xây dựng mạng lưới kiểm định độc lập để quản lý chất lượng cơng trình xây dựng trong phạm vi cả nước. Trong năm, Bộ Xây Dựng đã chủ trì cùng các địa phương, các Bộ ngành liên quan đã tổ chức các đợt kiểm tra tại các cơng trình đang trong quá trình xây dựng như: Dự án đường hầm Đèo Hải Vân, thủy điện Sơn La, cầu Bãi Cháy, Cầu Thanh Trì, thuỷ lợi Cửa Đạt.....
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư với chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, trong năm 2005, đã kiện toàn hệ thống bộ máy thanh tra của ngành từ cơ quan Bộ đến các Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố. Đổng thời đã triển khai thực hiện một số hoạt động thanh tra kiểm tra và đã có một số kết quả bước đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện 6 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch gồm: thanh tra, kiểm tra công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án thủy lợi sử dụng vốn nhà nước của tỉnh Sóc Trăng, các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN tại các tỉnh thành phố trong cả nước, dự án đường dây và trạm 500 KV Phú Mỹ- Nhà Bè; Dự án cải tạo, nâng cấp kè sông Đà thị xã Hồ Bình; kè Phú Cường, Phú Châu- Văn Lập, Thuận Mỹ (Hà Tây), kè Trung Hà (Vĩnh Phúc) …
Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thực hiện các cuộc thanh tra dự án giao thông nông thôn giai đoạn 2 (WB 2), các dự án kiên cố hoá kênh mương, dự án đầu tư xây dựng kiên cố hoá trường học và các dự án đầu tư xây dựng cụm tuyến dân cư vùng ngập lũ Đồng bằng Nam Bộ …, các dự án đầu tư XDCB sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh, thành phố.