CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ
2.2 Đánh giá
2.2.1 Những thành tựu đạt được
Trong giai đoạn 2006 – 2013 vấn đề sử dụng vốn đầu tư XDCB có nhiều biến chuyển.
Trích bài phát biểu của Ông Trần Ngọc Hùng – Chủ tịch Tổng Hội xây dựng Việt Nam tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2010 và triển khai nhiệm vụ năm 2011 của Bộ Xây Dựng: “Qua báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và triển khai kế hoạch
nhiệm vụ năm 2011, qua theo dõi tình hình thực tế thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động của Tổng Hội và các hội thành viên, chúng tôi vui mừng trước những thành tích của ngành xây dựng năm 2010, năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm 2006- 2010, năm đất nước tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long, và nhiều cơng trình lớn như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Thuỷ điện Sơn La, giá trị hàng tỷ đô la vào hoạt động. Nhiều cơng trình giao thơng, thuỷ lợi, cơng nghiệp, văn hóa, giáo dục, dân dụng hồn thành, nhiều khu đơ thị mới với hàng chục triệu m2 nhà ở các loại, đặc biệt là hàng loạt nhà ở xã hội cho sinh viên, công nhân khu công nghiệp cho người thu nhập thấp được triển khai, đưa vào sử dụng làm thay đổi bộ mặt của đất nước, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân.”
Hoàn thành kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, Thực hiện mục tiêu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, nhiều dự án, cơng trình trọng điểm năm 2010 đã được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm hoàn thành kế hoạch đề ra.
Kinh tế-xã hội nước ta ba tháng đầu năm 2013 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhất là khu vực đồng Euro và hầu hết các nước trong khu vực. Một số nước điều chỉnh giảm tăng trưởng năm 2013 do tình hình kinh tế những tháng cuối năm 2012 khơng được như mong đợi. Thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm sút dẫn đến sự trì trệ của nhiều nền
kinh tế lớn. Tuy nhiên, tình hình sử dụng giải ngân vốn đầu tư XDCB quý I/2013 được đánh giá là khả quan so với cùng kỳ năm trước, giải ngân tăng đáng kể, không chỉ so với cùng kỳ, mà cả những năm trước.
Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư XDCB ngày càng hồn thiện, đồng bộ, có hiệu lực pháp lý cao hơn, phù hợp với thực tế hơn1, cụ thể là: Quốc hội đã ban hành Luật đấu thầu, Luật đầu tư, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phịng, chống tham nhũng. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều Nghị định hướng dẫn thi hành Luật xây dựng, Luật điện lực và các luật có liên quan đã được thông qua trước năm 2005. Đáng chú ý là nhiều nội dung trước đây được quy định trong các văn bản của các bộ nay được nâng lên thành nghị định của Chính phủ hoặc quy định trong các văn bản dưới luật nay được nâng lên thành luật. Các địa phương cũng đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa các văn bản của Trung ương cho phù hợp thực tế địa phương.
Chính phủ, các bộ, ngành đã rà sốt, bãi bỏ các thủ tục khơng cịn phù hợp trong lĩnh vực quản lý đầu tư XDCB. Bộ Tài chính đã ban hành một số thơng tư hướng dẫn nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án ODA, cơ chế quản lý chi phí ban quản lý dự án, quyết tốn cơng trình hồn thành. Kho bạc Nhà nước đã đơn giản quy trình kiểm sốt chi, giảm bớt hồ sơ thanh tốn (ngồi hồ sơ cơ sở, chỉ phải gửi đến 3 tài liệu thay vì 5 tài liệu như trước đây); thực hiện quy trình thanh tốn trước, kiểm soát sau để bảo đảm giải ngân nhanh khi có khối lượng thanh tốn; thanh tốn trên cơ sở hợp đồng; chủ đầu tư chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng cơng trình; ban hành cơ chế tạm thanh toán cho các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A trong khi chờ phê duyệt tổng dự toán tạo điều kiện cho các chủ đầu tư giải ngân vốn theo đúng tiến độ, vừa xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư và của cơ quan thanh toán trong từng khâu, tránh chồng chéo về trách nhiệm và tránh phiền hà phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực trong khâu thanh toán.