Trong công tác lập quy hoạch

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ

2.2 Đánh giá

2.2.1.1 Trong công tác lập quy hoạch

2.3.1.1.1 Hầu hết các ngành, lĩnh vực và địa phương đã xây dựng quy hoạch phát triển, đồng thời đã từng bước rà soát lại các quy hoạch được duyệt.

Đối với quy hoạch phát triển vùng:

1 Nghị quyết của Quốc hội số 36/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước yêu cầu:“Thực hiện tổng rà soát, đánh giá hệ thống các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, hình thành hệ thống pháp luật đồng bộ hơn,

Thực hiện theo quyết định của Chính Phủ theo từng vùng đến năm 2010 ( QĐ số 02/1998/QĐ – TTg). Đã xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội của 8 vùng kinh tế lớn, rà soát bổ sung quy hoạch phát triển 3 vùng kinh tế trọng điểm (cho đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020) và xây dựng các đề án phát triển các lãnh thổ, các khu kinh tế ven biển của Việt Nam1 (đến năm 2020), các khu vực quan trọng và các đảo2

Đối với quy hoạch các tỉnh, thành phố:

Đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (3 tỉnh mới tách đang tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội). Hiện nay, một số tỉnh, thành phố đang tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch và tiến hành quy hoạch các huyện, các vùng chun mơn hố sản xuất, các cụm cơng nghiệp.

Cho đến nay có tới 20 tỉnh3 thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm được xếp vào các vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch phát triển cho đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Đối với quy hoạch ngành và lĩnh vực:

Đã lập quy hoạch phát triển một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội: quy hoạch phát triển các khu đô thị mới; các khu công nghiệp và quy hoạch phát triển hầu hết các ngành công nghiệp, quy hoạch một số sản phẩm chủ yếu; quy hoạch phát triển một số vùng cây trồng, vật nuôi tập trung và quy hoạch phát triển một số ngành dịch vụ, du lịch; quy hoạch thăm dị, khai thác chế biến và sử dụng khống sản làm vật liệu xây dựng …

2.3.1.1.2 Chất lượng công tác quy hoạch đã được chú ý

Các quy hoạch phát triển ngành, vùng, tỉnh, thành phố đang được cập nhật, rà soát, bổ sung theo hướng gắn với thực tế, bám sát hơn nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, vùng, tỉnh phục vụ cho yêu cầu phát triển chung của cả nước.

1 Theo QĐ số 1353/QĐ-TTg ngày 23/09/2008, hệ thống 15 khu kinh tế ven biển

2 Quy hoạch vùng Tây Bắc, Vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long; quy hoạch 3 vùng kinh tế trọng điểm : Bắc Bộ, miền Trung, Nam Bộ; Xây dựng các đề án phát triển dải biên giới Việt – Trung, quy hoạch đảo Phú Quốc; các khu vực Vịnh Cam Ranh, Văn Phong – Đại Lãnh; Khu Chu Lai, Dung Quất ..

3 Vùng KTTĐ Bắc Bộ ( Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc); Vùng KTTĐ Trung Bộ ( Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định); Vùng KTTĐ Nam Bộ ( TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Long An)

Theo Quyết định số 145,146,148/2004/QĐ – TTg vè phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Trong q trình đổi mới cơng tác quy hoạch, gần đây đã chú ý tới tính linh hoạt “mềm” trong quy hoạch đối với một số ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chú ý nhiều hơn đến yếu tố thị trường và khả năng cạnh tranh, tránh việc đưa ra các chỉ tiêu hiện vật và các cơng trình, dự án quá cụ thể.

Từ khi thành lập tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm theo Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg ngày 18 tháng 2 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh, các ngành đã chủ động hơn trong việc phối hợp triển khai các dự án quy hoạch đối với các lĩnh vực: bảo vệ môi trường, cấp nước, phát triển du lịch, phát triển đô thị....

2.3.1.1.3 Các quy hoạch phát triển bước đầu đã tạo được định hướng cho các ngành, lĩnh vực, các địa phương xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm, làm căn cứ để xây dựng các dự án hợp tác quốc tế và kêu gọi đầu tư.

Các quy hoạch bước đầu đã xác định được tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển cho cả nước, từng ngành, từng vùng và từng địa phương. Trong thời gian qua, các quy hoạch đã trở thành một trong những căn cứ quan trọng cho việc xây dựng định hướng phát triển kinh tế- xã hội 5 năm và hàng năm, kế hoạch sử dụng đất đai của cả nước cũng như của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời làm căn cứ cho việc kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Trên cơ sở các quy hoạch phát triển, đã xây dựng được những cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, bước đầu hình thành cơ cầu vốn đầu tư hợp lý hơn để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Tài liệu quy hoạch đã giúp các cấp lãnh đạo ở Trung ương và địa phương kịp thời điều chỉnh một số mục tiêu, nhiệm vụ cho phù hợp với tình hình mới và tăng cường sự chỉ đạo điều hành nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của cả nước cũng như ở từng ngành, địa phương.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)