CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ
2.2 Đánh giá
2.2.2.5 Trong công tác đấu thầu
Khâu tuyển chọn nhà thầu và hợp đồng trong xây lắp cịn những vấn đề như quy định về giá gói thầu, giá bỏ thầu, giá trúng thầu, thẩm định kết quả đấu thầu, hợp đồng xây lắp có điều chỉnh giá, phương thức liên danh nhà thầu... đang gặp khó khăn và là nguyên nhân dẫn đến thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Có dự án cấp có thẩm quyền chấp thuận hồ sơ đấu thầu trong đó dự tốn các gói thầu được lập trên cơ sở thiết kế kĩ thuật chưa được phê duyệt để tổ chức đấu thầu, đồng thời ngay bản thân phê duyệt cũng còn nhiều sai sót. Tổ chức lập hồ sơ mời thầu, xét thầu khơng chặt chẽ nên khơng đạt được mục đích của việc đấu thầu là cạnh tranh công bằng để lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế, chất lượng cao. Thực tế có sự chênh lệch giữa giá gói thầu và giá trúng thầu. Để đạt được mục đích trúng thầu thi cơng cơng trình, nhiều nhà đầu tư đã cố tình bỏ giá thầu thấp, thậm chí chỉ bằng một nửa giá mời thầu. Do trúng thầu với giá thấp như vậy nên trong q trình thi cơng buộc các nhà thầu phải bớt xén nguyên vật liệu, thậm chí làm sai quy trình, quy phạm dẫn đến cơng trình khơng đảm bảo chất lượng theo thiết kế, kéo dài thời gian thi công và nhà thầu vừa thi cơng vừa tìm mọi cách để tạo ra phát sinh để tăng giá. Kết quả là cơng trình kéo dài mà giá trị quyết tốn cơng trình vẫn cao hơn giá trúng thầu, tạo ra lãng phí, thất thốt. Trong q trình đấu thầu hiện tượng tiêu cực, tham nhũng thường xuyên xảy ra do những nguyên nhân như chủ đầu tư thông đồng với một hoặc nhiều đơn vị tham gia đấu thầu để nâng giá cơng trình chia nhau. Trong trường hợp này chủ đầu tư thường
tiết lộ những thông tin quan trọng trong hồ sơ đấu thầu của các đối thủ cạnh tranh, thậm chí cịn hướng dẫn cách lập hồ sơ mời thầu có những lợi thế cần thiết cho việc chọn đơn vị trúng thầu; khi lập hồ sơ đấu thầu và cách thức tổ chức đấu thầu chủ đầu tư đã cố ý đưa ra các điều kiện để loại bỏ những đối thủ cạnh tranh khác; thống nhất chọn một đơn vị trúng thầu với điều kiện ưu đãi; thống nhất giá bỏ thầu để trúng thầu, chia cắt thành các gói nhỏ để nhiều đối tác tham gia dự thầu.
2.2.2.6 Trong công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra đầu tư
Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đầu tư nhiều năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định, qua đó cho thấy tác dụng thiết thực của cơng tác này đối với một dự án đầu tư. Tuy nhiên bên cạnh đó lĩnh vực này cũng biểu hiện rất nhiều hạn chế. Cụ thể là:
Theo số liệu thống kê của Đoàn Giám sát Quốc hội, trong số 1.505 dự án được kiểm tra có 176 dự án vi phạm quy định về thẩm định dự án; 198 dự án cơng trình vi phạm quy chế đấu thầu; 802 dự án, cơng trình thi cơng sai thiết kế, sai chủng loại vật tư, thiết bị, không phê duyệt khối lượng phát sinh, vi phạm các quy định về trình tự thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng, về chất lượng nghiệm thu, thanh tốn cơng trình; 415 dự án, cơng trình vi phạm về thiết kế, khảo sát; 720 dự án, cơng trình vi phạm quy định trong giai đoạn đưa cơng trình vào khai thác, sử dụng.
Lãng phí ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư có thể nhìn thấy dễ dàng ở cơng tác quy hoạch. Có hàng loạt minh chứng cho điều này, như việc bố trí nhiều bến cảng ở các vùng, địa phương quá gần nhau mà chưa tính đến sự liên kết trong việc khai thác có hiệu quả hạ tầng kỹ thuật hiện có, chưa phù hợp với khả năng phát triển kinh tế.
Trong 3 năm 2005-2007, các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán trên diện rộng, phát hiện nhiều sai phạm như chiếm dụng vốn, thu chi sai nguyên tắc, sai mục đích, lập phí, quyết tốn khống, lập dự án chưa sát năng lực tài chính, chia dự án thành nhiều giai đoạn để chỉ định thầu thi cơng, có trường hợp triển khai thi cơng trước, duyệt dự án sau... Các đồn kiểm tra, thanh tra, kiểm tốn cũng phát hiện việc bố trí vốn ở một số ngành, địa phương còn dàn trải, chưa tập trung cho cơng trình trọng điểm, một số dự án vượt thời gian quy định... Qua kiểm soát thanh toán, hệ thống Kho bạc nhà nước phát hiện nhiều khoản thanh tốn sai chế độ, tính trùng hoặc thừa khối lượng, áp dụng sai định mức, đơn giá và đã từ chối thanh toán 1.570 tỷ đồng1. Qua việc giám sát, đánh giá đầu tư cho thấy, số lượng và tỷ lệ các dự án có vi phạm các quy định về quản lý đầu tư (không phù hợp quy hoạch, phê duyệt
không đúng thẩm quyền, khơng thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án, đấu thầu không đúng quy định, giá dự thầu không phù hợp, phê duyệt không kịp thời, ký hợp đồng không đúng quy định, chậm tiến độ, chất lượng xây dựng thấp, có lãng phí) có xu hướng tăng lên1 trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007. Bộ KH&ĐT trong 3 năm (2005-2007), qua thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn nhà nước đã phát hiện 14 vụ, sai phạm kinh tế là 101,4 tỷ đồng và 46,9 nghìn USD, trong đó xuất toán, giảm trừ là 48 tỷ đồng, thu hồi nộp NSNN là 16,6 tỷ đồng và 46,9 nghìn USD, kiến nghị xử lý khác là 13,7 tỷ đồng và 59,2 nghìn m2 đất2. Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra 14 dự án do Bộ, ngành trung ương quản lý và thanh tra công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại 18 địa phương, đã phát hiện và xử lý sai phạm 3.212,4 tỷ đồng, trong đó đã xử lý thu hồi nộp NSNN 727,6 tỷ đồng, giảm trừ khi thanh quyết toán 665,8 tỷ đồng, kiểm tra bổ sung căn cứ 251,2 tỷ đồng. Tổng số dự án, chương trình được Kiểm tốn Nhà nước tiến hành kiểm toán trong 3 năm (2005-2007) là 65 cuộc, trong đó đã kiến nghị xử lý tài chính là 1.068 tỷ đồng3.
Việc thực hiện giám sát chưa thường xuyên, còn thụ động.
Nhiều dự án triển khai chậm dẫn đến tăng vốn, giảm hiệu quả nhưng không báo cáo, chỉ khi dự án cần phê duyệt điều chỉnh thì mới tiến hành giám sát, đánh giá đầu tư và có báo cáo tương đối cụ thể. Ngay cả trong những trường hợp như vậy, các báo cáo cũng chưa có phân tích rõ những ngun nhân và trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân liên quan để tiến độ thực hiện chậm trễ hoặc thực hiện dự án không phù hợp với nội dung khi quyết định đầu tư.
Việc thực hiện giám sát chưa thường xuyên, chưa giám sát và phân tích, đánh giá theo từng khâu chuẩn bị đầu tư, thiết kế, tổng dự toán, đấu thầu, ký hợp đồng... đến khâu thanh quyết toán đưa dự án vào vận hành nên chưa phát hiện kịp thời thiếu sót và nguyên nhân cụ thể để có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả.
Hệ thống thơng tin phục vụ giám sát đánh giá chưa tốt. Cho đến nay, các đơn vị đầu mối thiếu cơ sở dữ liệu về hoạt động đầu tư thuộc phạm vi đơn vị mình quản lý, chưa chủ động trong việc tổ chức giám sát, đánh giá, chủ yếu dựa vào báo cáo của cấp dưới nên chất lượng các báo cáo giám sát đánh giá đầu tư còn sơ sài.
1 Năm 2005 có 1.882 dự án vi phạm, chiếm 14,57% dự án thực hiện đầu tư trong năm, năm 2006 có
3.173 dự án vi phạm, chiếm 18,19%, năm 2007 có 4.763 dự án vi phạm, chiếm 16,6%.
2 Sai phạm kinh tế của một số dự án, cơng trình là: Dự án chống sạt lở kè đê Hà Tây, Hịa Bình, Vĩnh
Phúc 11,8 tỷ đồng; Dự án đường dây tải điện 500KV 45,1 tỷ đồng; Quốc lộ 1A đoạn CT-NC 24,6 tỷ đồng…
Công tác giám sát cộng đồng chưa được chú trọng, các bộ, ngành, địa phương còn thiếu đội ngũ cán bộ chun mơn và cơng ty tư vấn có đủ năng lực cho việc đánh giá dự án.
Tổ chức thực hiện giám sát cộng đồng chưa tốt.
Những năm qua đã có nhiều hoạt động giám sát cộng đồng đối với đầu tư và xây dựng và đã có nhiều tác dụng, được phản ánh thơng qua đơn thư hoặc báo chí, truyền hình... Tuy nhiên, các hoạt động này chưa được hướng dẫn và tổ chức thực hiện một cách có hệ thống nên đã phần nào hạn chế kết quả.
Thực hiện Nghị định số 07/CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Thơng tư 03/2003/TT-BKH quy định những yêu cầu và nội dung cơ bản của công tác giám sát cộng đồng, nhưng chưa có được hướng dẫn cụ thể, chưa xây dựng được trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong giám sát.... nên chưa tạo được điều kiện thuận lợi để thực hiện giám sát ở các nơi có dự án đầu tư. Việc quần chúng nhân dân và các cơ quan thơng tin đại chúng có ý kiến về đầu tư và xây dựng chưa được thực hiện theo một quy chế thống nhất và cụ thể.
Tổ chức thanh tra chưa tồn diện
Cơng tác kiểm tra, thanh tra chưa toàn diện, chủ yếu mới chỉ tập trung vào giai đoạn thực hiện đầu tư, chưa chú trọng vào giai đoạn quyết định đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư. Sự phối hợp giữa các cơ quan Thanh tra Chính phủ, thanh tra chuyên ngành (thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thanh tra tài chính, thanh tra xây dựng) và Kiểm tốn Nhà nước có lúc, có nơi cịn thiếu chặt chẽ nên cịn có tình trạng trùng lắp, chồng chéo. Có những đơn vị, dự án có nhiều cơ quan vào thanh tra, kiểm toán trong 1 năm1. Mỗi cơ quan lại yêu cầu đơn vị giải trình về tất cả các nội dung trong quá trình thực hiện dự án nên tốn nhiều thời gian, công sức. Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của thanh tra, kiểm toán chưa nghiêm, chưa kịp thời và chủ yếu cũng chỉ tập trung xử lý các vấn đề tài chính, chưa quan tâm xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm nên hiệu lực còn hạn chế. Một số kết luận thanh tra, kiểm tốn cịn chưa có sự thống nhất, kéo dài thời gian thanh tra, kiểm toán, ảnh hưởng đến cơng tác giải ngân, thanh tốn cho nhà thầu. Các cơ quan tư pháp (cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tịa án) cũng chưa có sự thống nhất trong theo dõi, đánh giá tình hình điều tra, truy tố xét xử các vụ án trong lĩnh vực XDCB. Số liệu báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân tối 1 Dự án đường HCM triển khai đã được 8 năm, Ban QLDA đường HCM đã được các cơ quan Kiểm toán, Thanh tra tiến hành kiểm toán, thanh tra nhiều lần, cụ thể như sau: năm 2001, Kiểm toán Nhà nước (5 tháng); năm 2002, Thanh tra Bộ GTVT (3,5 tháng); năm 2004 Thanh tra Bộ tài chính (4 tháng); năm 2005, Thanh tra Chính phủ (16 tháng); năm 2007, Kiểm tốn Nhà nước (4,5 tháng), Thanh tra Bộ GTVT (4 tháng); năm 2008, Kiểm toán
cao khác nhiều so với báo cáo của cơ quan điều tra Bộ Công an, theo báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong 3 năm, đã truy tố tổng số 56 vụ án với 263 bị can phạm tội trong lĩnh vực đầu tư XDCB sử dụng vốn nhà nước, tổng thiệt hại do các bị can gây ra 31,4 tỷ đồng. Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao thì các vụ án tham nhũng trong đầu tư XDCB sử dụng vốn nhà nước mà Tịa án đã xét xử là khơng nhiều; Do hệ thống biểu mẫu hiện nay chỉ thống kê các vụ án tham nhũng đã thụ lý và xét xử trong năm, khơng có các tiêu chí thống kê chi tiết các trường hợp phạm tội về tham nhũng trong đầu tư XDCB có sử dụng vốn nhà nước, nên Tòa án nhân dân tối cao không nêu được số liệu cụ thể.
Công tác phòng chống tội phạm trong ĐTXDCB chưa được chú trọng
Hầu như Nhà nước chỉ tập trung vào việc phát hiện và xử lý vi phạm về ĐTXDCB, chưa có hoạt động phịng chống vi phạm trong ĐTXDCB, điều này dẫn đến tình trạng khi xảy ra tham những, thất thốt vốn được phát hiện tuy nhiên khơng có khả năng thu hồi lại được, việc xử lý vi phạm không mang lại hiệu quả, do số lượng vốn bị lãng phí khơng cịn khả năng thu hồi lại được.
Cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong đầu tư XDCB còn thiếu kiên quyết1; trình độ chun mơn trong lĩnh vực XDCB của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, truy tố, xét xử cịn hạn chế nên khó phát hiện các vi phạm xảy ra.