Trong việc sử dụng vốn NSNN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ

2.2 Đánh giá

2.2.1.3 Trong việc sử dụng vốn NSNN

2.3.1.3.1 Về chống thất thốt, lãng phí trong đầu tư và xây dựng

Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy rằng, nếu cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng đồng bộ, chặt chẽ, khơng mang tính khép kín trong nội bộ một Bộ, một nghành; ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc chấp hành các chỉ thị, Nghị quyết, các cơ chế chính sách về đầu tư và xây dựng cơ bản một cách nhất quán; phẩm chất đạo đức và năng lực của cán bộ làm công tác quản lý đầu tư và xây dựng được nâng cao; chất lượng công tác quy hoạch, công tác tư vấn đầu tư và xây dựng, công tác giám sát, đánh giá, thanh tra, kiểm tra được cải thiện.... thì thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng được hạn chế rất nhiều.Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị và trực tiếp chỉ đạo các Bộ, các ngành, các cấp khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp chống thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng các luật như: Luật Đầu tư, Luật Đấu Thầu; Luật Tiết Kiệm, chống lãng phí; Luật Chống tham nhũng.... trình Quốc hội xem xét thơng qua. Nội dung các luật này đều có các quy định rõ ràng, cụ thể liên quan đến vấn đề chống thất thốt, lãng phí, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển.

Ngoài ra, một số Bộ, ngành cũng đã rà soát, soạn thảo; bổ sung một số cơ chế phù hợp; ban hành một số Quyết định, Chỉ thị, Thơng tư nhằm ngăn chặn tình trạng thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản:

- Bộ Xây dựng đã ban hành 19 quyết định, 6 chỉ thị, 10 thông tư tập trung vào những vấn đề bức xúc, cấp thiết như chống thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản; tăng cường kiểm tra chất lượng các cơng trình được đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước; hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng

cơng trình; biên soạn 7 quy chuẩn và 66 tiêu chuẩn xây dựng mới; ban hành định mức chi phí quy hoạch xây dựng, phương pháp xây dựng giá cả máy móc và thiết bị thi công và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác.

Mới đây nhất, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 284/QĐ-BXD ngày 20/03/2013 về việc ban hành chương trình hành động về tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Xây Dựng.

-Bộ Tài Chính đã xây dựng những quy chế, chế tài tăng cường quản lý tài chính cơng, nhất là trong quản lý việc cấp phát, thanh toán vốn đầu tư, đấu thầu mua sắm tài sản công.....

Chế định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm cá nhân trong từng khâu của quá trình đầu tư đã được bổ sung và quy định rõ ràng hơn trong các văn bản pháp quy về đầu tư và xây dựng. Những sai phạm trong quản lý đầu tư và xây dựng được đánh giá công bằng, khách quan qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát... Cơ chế trách nhiệm cá nhân được quy định trong các điều khoản của pháp luật và xử lý nghiêm minh, triệt để tuỳ theo mức độ, bằng biện pháp hành chính, hình sự và bồi hồn thiệt hại vật chất.

Công tác giám sát, đánh giá, thanh tra đầu tư đã được chú trọng. Qua công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã phát hiện ra các ưu điểm và tồn tại của dự án, từ đó kiến nghị các biện pháp khắc phục nhược điểm, bảo đảm việc thực hiện dự án theo quy định hiện hành. Nhiều trong số các dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh cơ chế chính sách, các giải pháp cụ thể do chủ đầu tư và các cơ quan tham gia giám sát kiến nghị, tạo điều kiện để thực hiện dự án có kết quả. Kết quả nêu trên đã giúp các ngành, địa phương, các chủ đầu tư khắc phục kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án có hiệu quả, đúng quy định.

Trong những năm vừa qua, việc thành lập và hoàn thiện hệ thống thanh tra đầu tư đã được tiến hành nhanh chóng, kịp thời trên phạm vi cả nước nhằm tạo nên một mạng lưới đồng bộ, hoạt động bước đầu có hiệu quả. Thanh tra các Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố tuy mới được thành lập, lực lượng cán bộ, kinh nghiệm chun mơn cịn thiếu và yếu nhưng đã nhanh chóng khắc phục khó khăn, tích cực triển khai hoạt động, nhất là việc thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng. Qua thanh tra và kiểm tra các dự án đầu tư, tình trạng thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng vẫn còn rất bức xúc. Nhiều vụ tiêu cực trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng đã được thanh tra, kiểm tra và có những kết luận cụ thể. Trách nhiệm cá nhân trong từng vụ việc gây ra thất thốt, lãng phí, tham nhũng đã được phân định, làm rõ và đang xử lý trước pháp luật.

Một số vụ việc như vụ tiêu cực trong ngành dầu khí về quản lý đầu sư xây dựng cơ bản và kinh doanh dịch vụ đã làm thiệt hại cho nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, vụ tiêu cực trong ngành Điện lực về việc thay điện kế điện tử kém chất lượng ở Cơng ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh. Những vụ việc “rút ruột cơng trình” một số cơng trình xây dựng cơ bản ở nhiều nơi trong cả nước, đã và đang được xử lý nghiêm khắc trước pháp luật, nhưng những vụ việc tiêu cực đó đã làm nhức nhối, vẩn đục trong cơ quan quản lý điều hành lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; làm mất lòng tin đối với nhân dân.

2.3.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn NSNN cho ĐTXDCB

Trong giai đoạn 2005 – 2010 vốn đầu tư XDCB từ NSNN ngày càng có xu hướng tăng lên.

Bảng 6 : Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển và vốn ĐTXDCB

Năm Chi đầu tư phát triển Chi đầu tư XDCB

Thực hiện Kế hoạch TH so với KH Thực hiện Kế hoạch TH so với KH 2005 79.199 65.995 120,01% 65.559 60.100 109,08% 2006 88.341 81.580 108,29% 76.429 75.690 100,98% 2007 112.160 99.450 112,78% 98.569 95.230 103,51% 2008 135.911 99.730 136,28% 124.664 96.110 129,71% 2009 181.363 112.800 160,78% 169.036 107.540 157,18% 2010 172.710 125.500 137,62% 172.351 125.516 137,31% 2011 193.845 152.000 127,53% 185.000 145.290 127,33% 2012 187.500 180.000 104,17% 181.160 173.980 104,13% 2013 chưa có sl 175.000 - chưa có sl 170.057 - Nguồn : Bộ Tài Chính

Từ số liệu trong bảng trên ta thấy, vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư XDCB qua các năm đều vượt chi, số chi thực tế ln lớn hơn số dự tốn, năm 2009 lên tới 157%

Năm 2010 nước ta dự toán chi 125.500 tỷ đồng cho đầu tư phát triển, trong đó chủ yếu là chi cho đầu tư xây dựng phát triển, kết quả thực hiện (bao gồm cả vốn dự kiến bổ sung từ nguồn vượt thu NSNN năm 2010) đạt 172.710 tỷ đồng, tăng 37,6% so với dự toán, bằng 95,23% mức thực hiện năm 2009, chiếm 25,7% tổng chi ngân sách nhà nước và bằng 8,7% GDP. Số vượt chi so với dự toán được sử dụng từ nguồn dự

phòng ngân sách nhà nước đã bố trí đầu năm và một phần nguồn vượt thu ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2010 (chủ yếu là nguồn vượt thu tiền sử dụng đất so với dự toán của các địa phương theo chế độ quy định); được tập trung sử dụng cho các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng hồn thành đưa vào sử dụng trong năm 2010 – 2011, các dự án đầu tư nâng cấp cơng trình sạt lở đê kè cấp bách và giảm nhẹ tác hại thiên tai…

Trong năm 2011 nước ta dự toán ngân sách chi đầu tư phát triển là 152.000 tỷ đồng trong đó có 145.290 tỷ đồng là chi cho xây dựng cơ bản. Số thực chi là 193.845 tỷ đồng, tăng 27,53% so với dự toán, tăng 12,24% so với thực hiện năm 2010, bằng 22% tổng chi NSNN.

Dự toán chi đầu tư phát triển1 năm 2012 là : 180.000 tỷ đồng, tăng 18,4% (28.000 tỷ đồng) so dự toán năm 2011, bằng 19,9% tổng chi NSNN (dự toán năm 2011 là 20,9%) để tập trung ưu tiên đầu tư cho nơng nghiệp nơng thơn, các cơng trình giao thơng cấp thiết; các cơng trình y tế, giáo dục phục vụ an sinh xã hội; các dự án phục vụ an ninh, quốc phịng đáp ứng u cầu trong tình hình mới... trong đó tập trung đầu tư cho các cơng trình, dự án lớn cần đẩy nhanh tiến độ đưa vào hoạt động nhằm mang lại hiệu quả đầu tư; chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư Nhà nước và chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách; cho vay ưu đãi theo chính sách xã hội của nhà nước (người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện nhà ở, phát triển sản xuất, xuất khẩu lao động...); đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; chi dự trữ quốc gia để ứng phó với diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ,...

Trong những năm qua, NSNN chi bình quân hơn 6.000 tỷ đồng/năm để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng (đường giao thông, trạm điện, trường học, y tế, cơng trình thuỷ lợi...) phục vụ sản xuất và dân sinh, trong đó đầu tư cho chương trình xố đói giảm nghèo cho 2300 xã nghèo, xã biên giới thuộc diện khó khăn. Nguồn vốn đầu tư đã được tập trung phát triển các dự án kết cấu hạ tầng quy mô lớn trong các lĩnh vực giao thông vận tải, thuỷ lợi, năng lượng, giáo dục đào tạo, khoa học cơng nghệ, y tế.... một số cơng trình quan trọng trong các lĩnh vực trên đã hồn thành và đi vào sử dụng. Trong ngành giao thơng trọng điểm đã được hồn thành như quốc lộ 1A đoạn Quảng Ngãi- Nha Trang, nâng cấp quốc lộ 10, khôi phục đoạn Vinh- Đông Hà, xây dựng thêm các tuyến đường mới, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường cũ đã hư hại …

1 Theo ấn phẩm “Ngân sách Việt Nam 2012”, Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội và Ngân sách Nhà nước năm 2012 của Bộ Tài Chính soạn thảo và ban hành

2.3.1.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Nhìn chung, các dự án XDCB sử dụng nguồn vốn nhà nước đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn đều phát huy hiệu quả, có ý nghĩa lớn về mặt chính trị, xã hội, văn hóa, góp phần đáng kể vào việc cải tạo bộ mặt nông thôn và phục vụ tốt các nhiệm vụ về an sinh xã hội. Nhờ đầu tư tập trung của Nhà nước và sự nỗ lực tham gia, đóng góp của nhân dân, ngành sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp của nước ta đã liên tục phát triển với tốc độ khá cao, cơ sở vật chất, trình độ sản xuất, năng lực sản xuất đã được nâng cao đáng kể; kết cấu hạ tầng liên quan đến thủy lợi, đường giao thông, kênh mương, nước sạch, vệ sinh, y tế, giáo dục... vùng nông thôn ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được cải thiện rõ rệt.

Đầu tư của Ngân sách nhà nước cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đã góp phần giảm số hộ nghèo xuống đáng kể, tỷ lệ nghèo giảm xuống từ 23% năm 2006 xuống còn 16% năm 2010 và 9,64% năm 2012.

Đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ, nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm đã giành khoảng 2% ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học cơng nghệ, góp phần làm tăng năng suất lao động, ứng dụng tạo thêm nhiều vật liệu, cây trồng mới làm giảm việc nhập khẩu nguyên vật liệu, giống cây trồng mới so với trước đây. Đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, đầu tư của ngân sách nhà nước cịn có tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý theo đúng mục tiêu, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước.

Năm 2010, khối lượng thực hiện vốn đầu tư từ NSNN đạt trên 172,4 tỷ đồng, bằng 137,7% kế hoạch năm, cùng với đó cơng tác đấu thầu trong đầu tư xây dựng được thực hiện nghiêm túc, góp phần tiết kiệm 1.762,61 tỷ đồng, trong đó khối các cơ quan trung ương là 455.74 tỷ đồng và các tỉnh, thành phố là 1.306,87 tỷ đồng.

Nhờ việc cắt giảm, điều chuyển, số dự án hoàn thành trong năm 2011 tăng thêm 1.0531 dự án. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương còn thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng cịn lại trong dự tốn năm 2011 là 3.857,7 tỷ đồng để chi cho lĩnh vực an sinh xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)