Hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 70 - 72)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ

2.3 Nguyên nhân

2.3.1 Hệ thống pháp luật

Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư và xây dựng trải qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nhưng vẫn cịn mang nặng tính chắp vá, thiếu đồng bộ, chỉ xử lý được một số vấn đề cụ thể, bức xúc trước mắt mà chưa bao quát hết được nội dung cần sửa đổi. Song cơ chế hiện có vẫn vừa cồng kềnh vừa chồng chéo làm cho có quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào cơng trình mà vẫn khơng xác định được trách nhiệm thuộc về ai, cơ chế khơng rõ ràng.

+ Thủ tục về đầu tư XDCB cịn phức tạp, thời gian từ khâu chuẩn bị đến triển khai dự án đầu tư xây dựng quá dài, phải qua rất nhiều bước, làm giảm hiệu quả của dự án, thậm chí làm mất thời cơ đầu tư của doanh nghiệp.

+ Một số chinh sách hiện hành chưa đủ mạnh

1 Nghị quyết của Quốc hội số 36/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước: “Quốc hội yêu cầu các cơ quan tư pháp theo chức năng của mình có kế hoạch cụ thể, triển khai ráo riết nhiệm vụ, kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản, bất kể tổ chức đó là tổ chức nào, cá nhân đó là ai”.

+ Chưa có chế tài nghiêm khắc về xử phạt, cưỡng chế khi có các sai phạm để xử lý các cá nhân tham gia dự án: chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, nhà thầu xây dựng. Các cơ chế quản lý chất lượng chưa được coi trọng đúng mức, ở nhiều dự án còn hiện tượng cộng tác nghiệm thu khơng đúng trình tự quy định, chế độ bảo hành cơng trình thực hiện khơng nghiêm chỉnh dẫn đến chất lượng cơng trình khơng đảm bảo, gây đổ vỡ phải phá đi làm lại. Cơ chế chính sách về đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư còn nhiều bất cập về giá cả, chế độ đền bù, nên hầu hết các cơng trình xây dựng có nhu cầu về đền bù, giải phóng mặt bằng không được thực hiện đúng tiến độ khởi công do khơng giải phóng được mặt bằng. Do thời gian từ lúc xin chủ trương, lên phương án đến lúc thực hiện kéo dài, giá đền bù đã thay đổi nhưng Nhà nước vẫn chưa điều chỉnh kịp thời nên việc di dời các cơng trình để giải phóng mặt bằng khơng thực hiện được, kéo dài thời gian chuẩn bị gây lãng phí vốn đầu tư.

Mặt khác, hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật phục vụ quản lý đầu tư xây dựng bao gồm cả quản lý quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư mặc dù đã thường xuyên được nghiên cứu, sửa đổi nhưng còn nhiều bất cập.

+ Quy trình thủ tục đấu thầu chiếm nhiều thời gian, việc áp dụng chỉ định thầu còn rườm rà, nhiều thủ tục. Hầu hết cơng trình ở địa phương là cơng trình quy mơ nhỏ nhưng yêu cầu về thủ tục, hồ sơ như cơng trình có quy mơ lớn. Có trường hợp nếu chỉ định thầu thì tiến độ nhanh hơn và giá rẻ hơn. Ví dụ: Nhà máy đạm Cà Mau nếu được chỉ định thầu thì sẽ chọn được nhà thầu có mức vốn đầu tư là 500 triệu USD với thiết bị công nghệ cao, nhưng do phải đấu thầu nên thời gian hoàn thành chậm 2 năm, mức vốn đầu tư tăng lên 900 triệu USD (trong đó có yếu tố trượt giá), công nghệ thấp hơn.

+ Một số địa phương còn tự đặt ra các thủ tục trái với quy định của Chính phủ. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, qua rà soát thủ tục của 3 loại dự án là dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp cho thấy một số địa phương đã tự đặt ra khoảng 8 loại thủ tục khác nhau cần phải bãi bỏ.

+ Thời gian tiến hành các khâu của dự án kéo dài, làm chậm tiến độ dự án. Theo thống kê của tỉnh Vĩnh Long, tổng cộng thời gian từ khi xin chủ trương đầu tư đến khi khởi cơng cơng trình đối với 01 dự án nhóm A: 1.250 ngày (42 tháng); nhóm B: 870 ngày (29 tháng); nhóm C: 675 ngày (23 tháng). Theo một nghiên cứu của Bộ xây dựng, một số dự án khu đơ thị tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh để có được giấy phép thì cần trải qua 33 thủ tục hành chính, thời gian chuẩn bị cho 1 dự án trung bình kéo dài 3 năm (gần đây mới đang xem xét, sửa đổi giảm xuống còn 8 thủ tục và kéo dài trung bình 1 năm).

+ Cơng tác đền bù GPMB vẫn là một khâu phức tạp, khó thực hiện do cơ chế, chính sách khơng phù hợp, mâu thuẫn, thiếu nhất quán giữa các loại dự án, giữa các địa phương và giữa các thời điểm thực hiện1 gây rất nhiều khó khăn cho q trình triển khai dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài, chậm trễ bàn giao mặt bằng, gây lãng phí thất thốt khá lớn. Theo báo cáo của một Ban QLDA thuộc Bộ GTVT, để làm thủ tục đền bù GPMB một dự án cần hơn 40 loại văn bản, công văn, giấy tờ. Giá trị đền bù GPMB của một số cơng trình ở các thành phố lớn bằng hoặc lớn hơn rất nhiều lần so với giá trị xây lắp làm tăng tổng mức đầu tư, ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án, chẳng hạn: đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM) giá trị xây lắp chỉ có 68 tỷ đồng, trong khi đó giá trị đền bù GPMB là 654 tỷ đồng; đường Kim Liên- Ô Chợ Dừa (TP.Hà Nội) giá trị xây lắp là 222 tỷ đồng, giá trị đền bù GPMB là 667 tỷ đồng; Cầu Thủ Thiêm (TP.HCM) giá trị xây lắp là 575,43 tỷ đồng, giá trị đền bù GPMB là 576,91 tỷ đồng...

+ Cơng tác nghiệm thu, thanh, quyết tốn vốn đầu tư tuy đã cải tiến và giảm thiểu thủ tục hành chính nhưng vẫn là khâu mất nhiều thời gian đối với chủ đầu tư và nhà thầu. Về nguyên tắc, khi từng giai đoạn cơng việc hồn thành có thể nghiệm thu, thanh tốn, tuy nhiên, do cơng tác thiết kế có phần giám sát tác giả (10%) nên chỉ có thể thanh tốn khi cơng trình thi cơng xong và đưa vào khai thác, sử dụng. Điều này dẫn đến tình trạng là có nhiều dự án, cơng trình thiết kế chưa được thanh tốn do dự án chưa hoàn thành, dừng khơng triển khai hoặc đã hồn thành nhưng chưa được bàn giao. Theo phản ánh của doanh nghiệp xây dựng, khâu quyết toán với Chủ đầu tư thường mất thời gian từ 3-4 tháng kể từ ngày bàn giao cơng trình do phải lập nhiều thủ tục khác nhau; các dự án nhóm C thường khó bảo đảm thời gian có quyết định phê duyệt quyết tốn sau khi cơng trình hồn thành.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)