CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ
2.1 Tình hình chung về đầu tư XDCB từ NSNN trong những năm qua
2.1.3.3 Cơ cấu đầu tư XDCB của Nhà nước theo phân cấp quản lý
Nguồn vốn đầu tư XDCB nếu phân chia theo cấp quản lý thì được chia thành vốn đầu tư XDCB cấp Trung ương và cấp địa phương
Bảng 5: Vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo phân cấp quản lý
Năm Tổng số Trung ương Địa phương
Vốn (tỷ) % Vốn (tỷ) % Vốn (tỷ) % 2005 65.559 100 23.165 35,33 42.394 64,67 2006 76.429 100 27.419 35,88 49.010 64,12 2007 98.569 100 38.199 38,75 60.370 61,25 2008 124.664 100 41.315 33,14 83.349 66,86 2009 169.036 100 42.632 25,22 126.404 74,78 2010 172.351 100 43.168 25,05 129.183 74,95 2011 185.000 100 43.230 23,37 141.770 76,63 2012 181.160 100 50.300 27,77 130.860 72,23
Nguồn: Vụ Tổng hợp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Qua bảng số liệu trên ta thấy Tổng vốn XDCB phân cho Trung ương hàng năm chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng vốn, giai đoạn năm 2005 – 2007 tỷ lệ này có xu hướng tăng lên, năm 2005 chiếm 35,3 %, tăng lên 35,9% năm 2006 và 38,8% năm 2007. Tuy nhiên giai đoạn năm 2008 – nay thì tỷ lệ này đang có xu hướng giảm qua các năm, và đến năm 2011 tỷ lệ này còn 23,4 %, tăng lên 28% năm 2012
Tương ứng với tốc độ tăng giảm của vốn ĐTXDCB do Trung ương quản lý thì vốn ĐTXDCB của Địa phương giảm tăng tương ứng, Tổng vốn XDCB ở địa phương chiếm gần 1/3 tổng vốn ĐTXDCB từ NSNN của cả nước, giai đoạn năm 2008 – nay thì tỷ lệ này khơng ngừng tăng lên.
Điều này cho thấy, Nhà nước ta đang có xu hướng phân bổ vốn đầu tư XDCB từ NSNN cho các địa phương nhiều hơn, nó góp phần làm cho việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trở nên năng động hơn, các địa phương quyết định đầu tư vào những lĩnh vực, vào những nơi mà địa phương mình có được thế mạnh, giảm bớt được sự đầu tư khơng cần thiết. Qua đó nhà nước cũng giảm nhẹ được sự quản lý của mình đối với khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tránh được sự đầu tư chồng chéo gây lãng phí khơng cần thiết.