Tình hình cho vay đối với hộ mới thốt nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 68 - 118)

(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Lào Cai)

- Doanh số cho vay có xu hướng tăng qua 3 năm, và tương đối ổn định. Năm 2016 đến năm 2018, doanh số cho vay lần lượt là 13.857 triệu đồng, 15.935 triệu đồng và 22.856 triệu đồng. Nửa cuối năm 2015, khi có chính sách cho vay mới hộ thốt nghèo, các hộ mới thoát nghèo mới được tiếp cận vốn vay của ngân hàng để làm ăn kinh tế, sang năm 2016 khi mà chính sách cấp vốn hỗ trợ làm ăn kinh tế đối với hộ mới thoát nghèo đã bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả, hứa hẹn giúp đỡ người dân thốt khỏi tình trạng nghèo bền vững từng bước nâng cao đời sống, tránh được tín dụng đen. Tuy nhiên, quy mơ cho vay đối với hộ mới thốt nghèo vẫn cịn nhỏ so với tổng doanh số cho vay của NHCS Lào Cai. Cần có các chương trình tun truyền cũng như hỗ trợ các hộ mới thoát nghèo hiểu và tiếp cận vay vốn để tận dụng tối đa các lợi thế của chính sách cho vay này.

- Về doanh số thu hồi nợ cũng tăng lên đáng kể: năm 2016 là 2.492 triệu đồng, năm 2017 tăng lên đạt 4.689 triệu đồng, tiếp theo đến năm 2018 đã tăng đạt 6.372 triệu đồng. Việc thu hồi nợ vẫn ở mức thấp vì đây là giai đoạn

đầu cho vay hộ mới thoát nghèo. Mà chủ yếu hộ mới thốt nghèo có nhu cầu vay vốn trung hạn. Nên hầu hết các món vay chưa đến kỳ trả.

- Nợ quá hạn và nợ xấu đối với hộ mới thốt nghèo đến năm 2018 bắt đầu có và ở mức 126,7 triệu đồng, chiếm khoảng hơn 2 % tổng dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo, nguyên nhân là do hộ vay từ năm 2015 bắt đầu đến hạn trả nợ nhưng gặp khó khăn do tiền vay vốn đầu tư vào chăn nuôi nhưng đàn gia súc, gia cầm bị dịch bệnh.

Có sự biến đổi theo chiều hướng tích cực trong giai đoạn 2016 - 2018 như vậy là do ngày 05/09/2015, thủ tướng chính phủ mới có chính sách cho vay đối với hộ thoát nghèo cũng như HĐND các huyện thuộc Lào Cai đã quyết định trích một phần NSĐP để chuyển cho NHCS Lào Cai tổ chức thực hiện vay vốn đổi với các hộ mới thoát nghèo để giảm nghèo bền vững. Chính sách xóa nghèo bền vững đã có những thành cơng nhất định.

Lào Cai thuộc tỉnh nghèo nền kinh tế có phát triển nhưng chưa vững chắc, sản xuất nơng nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên....; tồn tỉnh còn 03 huyện nghèo nhất cả nước và 03 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được hưởng cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng. Kết quả giảm nghèo vẫn chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao, nhất là khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra; tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng, khu vực trong tỉnh. Tuy nhiên, từ khi có QĐ 28/2015/QĐ-TTg cho vay hộ mới thốt nghèo, thì việc thốt nghèo trở nên hiệu quả hơn. Dưới đây là bảng phản ánh tình hình cho vay ở các chi nhánh và huyện.

Bảng 3.4: Tình hình dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo theo địa bàn giai đoạn 2016- 2018

(Đơn vị: triệu đồng)

ST

T CN/HUYỆN

NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 Hội sở tỉnh 324 0,81 366 0,71 580 0,86 2 Cam Đường 2.586 6,45 2.915 5,68 3.520 5,23 3 Bảo Thắng 7.091 17,68 9.070 17,66 11.400 16,94 4 Văn Bàn 5.477 13,66 7.102 13,83 9.784 14,54 5 Mường Khương 4.164 10,38 5.448 10,61 7.032 10,45 6 Bắc Hà 4.420 11,02 5.471 10,65 7.180 10,67 7 Bát Xát 4.315 10,76 5.598 10,90 7.436 11,05 8 Sa Pa 3.052 7,61 4.099 7,98 5.754 8,55 9 Bảo Yên 5.757 14,35 7.364 14,34 9.670 14,37 10 Si Ma Cai 2.920 7,28 3.920 7,63 4.939 7,34 TỔNG CỘNG 40.107 100 51.353 100 67.295 100

(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Lào Cai)

Về cơ bản, tất cả các chi nhánh và huyện trên địa bàn đã triển khai được chương trình cho vay hộ mới thốt nghèo, đặc biệt là huyện Bảo Thắng (chiếm tới hơn 17% dự nợ cho vay). Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, chương trình cho vay hộ mới thốt nghèo chưa được triển khai đồng đều giữa các huyện cũng như chưa có chính sách tập trung vào những huyện lõi nghèo của tỉnh Lào Cai. Hiện tại, Lào Cai có 3 huyện nghèo được phê duyện theo quyết định 275/QĐ - TTg Phê duyệt danh sách các hộ nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2018 -2020 là Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà. Các hộ mới thoát nghèo trong 3 huyện này đặc biệt cần hỗ trợ để tránh quay về tình trạng nghèo bền vững, tuy nhiên số vốn đầu tư vào các hộ nghèo vẫn còn tương đối thấp so với tương quan cả tỉnh, huyện Si Mai Cai mặc dù thuộc huyện nghèo theo quyết định 275, với tỉ lệ hộ thoát nghèo tương đối cao trong năm 2018 nhưng chỉ có mức dư nợ tín dụng là 4.939 triệu đồng, chiếm 7,34% tổng dư nợ. Qua đó thấy rằng, NHCSXH Lào Cai nên có sự quan tâm và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ cũng như giải đáp thắp mắc tại những vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, để các hộ nghèo, mới thoát nghèo và người dân hiểu rõ hơn về chương trình cấp vốn cũng như lựa chọn hình thức

chăn ni, trồng trọt cho phù hợp với đặc thù khu vực và khả năng trả nợ nhằm nâng cao hiệu quả vốn vay, cũng như giúp đỡ các hộ thoát nghèo tứng bước nâng cao chất lượng đời sống và tránh tái nghèo.

3.2.2.2. Hoạt động của Tổ TK &VV

Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) là tập hợp các hộ gia đình cùng sinh sống trên cùng một địa bàn dân cư: thơn, ấp, bản, làng... có nhu cầu vay vốn Ngân hàng CSXH.

Mục đích thành lập Tổ TK&VV là để nhằm tập hợp hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn của ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để SXKD, tạo việc làm, cải thiện đời sống; cùng tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh và đời sống; cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng; các tổ viên giúp đỡ nhau từng bước có thói quen thực hành tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng hố, hoạt động tín dụng và tài chính; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ viên trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.

Tổ hoạt động theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số dưới sự điều hành của ban quản lý tổ (một tổ trưởng và một tổ phó). Trong quy trình cho vay, họp bình xét cho vay là điều kiện tiên quyết để xét cho vay. Sau khi tiếp nhận đề nghị vay vốn từ phía hộ vay là thành viên của tổ (nếu chưa thì cần được xét kết nạp vào tổ), tổ trưởng tổ TK&VV chủ trì buổi họp bình xét cho vay, trong đó hộ vay có nhu cầu vay vốn nhất thiết phải được sự chấp thuận bằng biểu quyết của ít nhất 2/3 tổ viên tổ TK&VV hiện diện tại buổi họp bình xét cơng khai về vay vốn, với điều kiện phải có ít nhất 2/3 tổ viên tổ TK&VV đến dự buổi họp. Toàn bộ nội dung cuộc họp đều được ghi thành biên bản, gọi là biên bản họp tổ, do tổ phó là thư ký ghi chép lại. Buổi họp có sự chứng kiến của đại diện Hội, Đồn thể nhận ủy thác quản lý tổ TK&VV đó và trưởng thôn/ấp/khu phố nơi tổ TK&VV hoạt động.

Tổ TK&VV hoạt động không tách rời với ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và Ngân hàng và có những đặc điểm sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Trong mối quan hệ với ủy ban nhân dân cấp xã: tổ chịu sự chỉ đạo, quản lý, kiểm tra trực tiếp của ủy ban nhân dân cấp xã. Việc thành lập, thay đổi ban quản lý tổ hoặc giải thể tổ đều phải có sự chấp thuận của ủy ban nhân dân cấp xã.

- Trong mối quan hệ với Hội, Đoàn thể nhận ủy thác: tổ phải phối hợp với Hội, Đoàn thể; chịu sự giám sát, theo dõi của Hội, Đoàn thể.

- Trong mối quan hệ với Ngân hàng: Ngân hàng và đại diện ban quản lý tổ TK&VV ký kết hợp đồng ủy nhiệm quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Ngân hàng có trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt động của tổ, đồng thời phối hợp với UBND cấp xã và Hội, Đoàn thể nhận ủy thác tổ chức thực hiện việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, quản lý cho ban quản lý tổ. Đối với các ban quản lý tổ TK&VV được Ngân hàng ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm thì hàng tháng sẽ thực hiện thu tiền lãi vay và tiền gửi tiết kiệm của tổ viên trong tổ, sau đó nộp cho Ngân hàng vào ngày giao dịch cố định tại điểm giao dịch xã.

Bảng 3.5: Kết quả hoạt động của tổ TK & VV tính đến năm 2018

Chỉ tiêu Năm 2018

Dư nợ đối với hộ mới thoát nghèo 67.295 triệu đồng

Số tổ TK&VV 655 tổ

Số tổ TK&VV khơng có nợ q hạn 655 tổ

Số tổ TT&VV có nợ quá hạn 0 tổ

Số hộ mới thốt nghèo bình qn trong 1 tổ có dư nợ 2,6 hộ Số tiền bình quân 1 tổ quản lý 102,74 triệu đồng

(Nguồn: Ngân hàng CSXH Lào Cai)

Nhờ có tổ TK & VV, hơn 90 nghìn hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo đã tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Lào Cai. Trong đó có hơn 1682 hộ thốt nghèo tiếp cận được tới nguồn

vốn của ngân hàng. Như vậy, trung bình mỗi tổ TK&VV có 2,6 hộ có thể tiếp xúc với nguồn vốn chính sách và có thể được nhận số tiền bình quân gần 40 triệu đồng.

Với mơ hình cho vay thơng qua tổ TK và VV đảm bảo cho việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất; đồng thời huy động được sức mạnh của cộng đồng và toàn xã hội để giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua 15 năm hoạt động của Ngân hàng CSXH, với những đóng góp tích cực của các tổ TK và VV đã khẳng định chính sách tín dụng ưu đãi được thực hiện cơng khai, minh bạch, vốn trực tiếp đến người vay và tận dụng được mạng lưới của các tổ chức chính trị xã hội, bộ máy quản lý ngân hàng chuyên trách gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí quản lý, đảm bảo an tồn nguồn vốn cho Nhà nước.

3.2.2.3. Kết quả hoạt động ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội

Ngân hàng chính sách xã hội Lào Cai thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội (HND, HPN, HCCB, ĐTN), đối với chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay hộ mới thốt nghèo, cho vay nước sạch vệ sinh mơi trường nơng thơn, cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn, cho vay hộ SXKD vùng khó khăn, cho vay các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, hiện nay uỷ thác cho vay cả chương trình xuất khẩu lao động. NHCSXH trực tiếp giải ngân đến hộ mới thoát nghèo vay. Việc giải ngân, thu lãi, thu nợ gốc tại điểm giao dịch tại xã đối với những xã có điểm giao dịch (trụ sở UBND xã cách NHCSXH trên 3 km) và tại trụ sở ngân hàng đối với những xã khơng có điểm giao dịch. Việc thu lãi, đôn đốc thu nợ gốc khi đến hạn NHCSXH giao cho tổ vay vốn. Khoản nợ vay của các hộ mới thốt nghèo đa phần có kỳ hạn trung hạn (thường từ 3 đến 5 năm). Hộ vay có thể trả lãi theo tháng hoặc theo quý. Mỗi hộ có thể vay tối đa 50 triệu với mục đích phát triển kinh tế.

Ngân hàng chính sách xã hội Lào Cai theo phương thức ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội. Mức phí quản lý bằng mức phí quản lý Thủ tướng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chính phủ giao cho NHCSXH trong từng thời kỳ cộng (+) 0,02% (Giai đoạn 2016-2018 Chính phủ giao cho NHCSXH là 0,33% do đó phí quản lý vốn ủy thác cho NHCSXH trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2018 là 0,35%).

Bảng 3.6: Tình hình ủy thác qua các hội đồn thể tại NHCSXH Lào Cai giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Giá trị Tương đối (%) Giá trị Tương đối Hội phụ nữ 15237 19631 25903 4393 28,83 6272 31,95 Hội nông dân 16845 21078 27089 4233 25,13 6011 28,52 Hội cựu chiến binh 4185 5528 6834 1344 32,11 1306 23,63 Đoàn thanh niên 3840 5116 7468 1276 33,23 2352 45,97 Tổng 40.107 51.353 67.295 11246 28,04 15942 31,04

(Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai) Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Lào Cai)

Biểu đồ 3.3: Tình hình cho vay ủy thác thơng qua các tổ chức giai đoạn 2016 - 2018

Dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội: Hoạt động cho vay hộ mới thoát nghèo của ngân hàng Chính sách xã hội Lào Cai chủ yếu được thực hiện qua ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội. Đến 31/12/2018 dư nợ cho vay hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội là 67.295 triệu đồng chiếm 100% tổng dư nợ cho vay hộ thốt nghèo của ngân hàng Chính sách xã hội Lào Cai. Việc cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị chủ yếu: hội phụ nữ, hội nơng dân, hội cựu chiến binh, đồn thanh niên. Trong đó, thơng qua hội phụ nữ và hội nơng dân là chủ yếu Đây là một cách làm tương đối hiệu quả, vì sẽ khuyến khích các hộ mới thốt nghèo tham gia các tổ chức chính trị - xã hội để được vay và tư vấn hộ trợ trong qua trình xin vay vốn đồng thời các tổ chức chính trị - xã hội này cũng góp một phần khơng nhỏ vào q trình giám sát sử dụng vốn, đơn đốc hộ dân vay vốn trả nợ đúng thời hạn và đúng quy định.

Tuy nhiên, hoạt động uỷ thác trong thời gian qua còn một số tồn tại cần khắc phục như công tác tập huấn cho cán bộ hội và tổ vay vốn đang nặng về số lượng, chất lượng chưa cao, một số ban quản lý tổ chưa nắng vững nghiệp vụ ngân hàng nên trong quá trình hoạt động gặp khơng ít khó khăn, việc sinh hoạt tổ vay vốn chưa thường xuyên theo quy ước đề ra, chủ yếu họp khi vay vốn và công tác kiểm tra hoạt động của tổ vay vốn và đối chiếu hộ vay thực hiện chưa thường xuyên, số lượng kiểm tra còn hạn chế.

3.2.2.4. Hoạt động tại điểm giao dịch xã, thị trấn

Để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận thuận lợi với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng đưa các hoạt động nghiệp vụ về phục vụ ngay tại điểm giao dịch xã (xã/phường/thị trấn)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thông qua hoạt động của tổ giao dịch xã. Điểm giao dịch xã được hiểu là nơi Ngân hàng tổ chức giao dịch với khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn một xã, được đặt trong khuôn viên trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã. Phiên giao dịch xã diễn ra vào ngày cố định hàng tháng, kể cả ngày lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần, và chỉ thực hiện giao dịch bù vào ngày khác nếu ngày giao dịch cố định tháng đó trùng vào ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Các ngày giao dịch cố định của từng xã được niêm yết trên website của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến cuối 2018 Ngân hàng có trên 624 điểm giao dịch xã. Các thủ tục hành chính liên quan đến việc xin vay vốn và cấp vốn đối với các hộ mới thoát nghèo cũng được cải cách theo hướng đơn giản, thuận tiện hơn để hỗ trợ cũng như khuyến khích người dân vay vốn làm ăn kinh tế.

Hoạt động giao dịch lưu động tại xã do một tổ giao dịch thực hiện. Tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 68 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)