Vai trò tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Vai trò tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo

Nhiều hộ gia đình mới thoát nghèo được “tiếp sức” bằng nguồn vốn vay để đầu tư cho sản xuất, vươn lên có cuộc sống khá hơn.

Cho vay hộ mới thoát nghèo là một trong những chương trình tín dụng có sức lan tỏa nhanh, nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, nhất là các hộ dân. Mức vay phù hợp và cơ bản đáp ứng nhu cầu cho các hộ đầu tư phát triển sản xuất kinh tế, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

- Giúp hộ mới thoát nghèo giảm nghèo bền vững, tránh tái nghèo trở lại Quyết định cho vay đối với hộ mới thoát nghèo xuất phát từ yêu cầu và thực tế đặt ra nhiều năm thực hiện chương trình giảm nghèo, đặt biệt là thông qua giải pháp tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Khi thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, đã xuất hiện khoảng trống là hộ mới thoát nghèo sẽ vay vốn ở đâu? Bởi hiện nay, hộ mới thoát nghèo không được vay ưu đãi của NHCSXH, nhưng hộ đó lại không có khả năng và rất khó khăn trong tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Điều này ít nhiều đã làm giảm đi tác động của chính sách giảm nghèo, khiến cho chương trình giảm nghèo thiếu bền vững, nhiều hộ tái nghèo trở lại.

Ranh giới hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo khá mong manh, nên đối tượng mới thoát nghèo về cơ bản còn nhiều khó khăn, có khả năng tái nghèo nếu không được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước. Chính

sách tín dụng ưu đãi cho hộ mới thoát nghèo đang được triển khai này sẽ tạo động lực giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Giúp người mới thoát nghèo có việc làm ổn định, nâng cao kiến thức tiếp cận thị trường, có điều kiện hoạt động SXKD trong nền kinh tế thị trường:

Cung ứng vốn cho người mới thoát nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho SXKD để xóa đói giảm nghèo bền vững; sau một thời gian ngẫn hàng sẽ thu hồi cả gốc và lãi đã buộc người vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho gia đình; đồng thời trả nợ cho ngân hàng theo đúng thời gian quy định. Để làm được điều đó, họ phải học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý khoản vốn nhận được sao cho hợp lý. Từ đó, tạo cho họ tính năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, tích luỹ được kinh nghiệm trong công tác quản lý vốn. Đồng thời giải quyết tình trạng không có việc làm cho hàng vạn lao động nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo, phát huy tiềm năng sẵn có của các hộ gia đình. Tình trạng không có việc làm diễn ra phổ biến ở các vùng nông thôn, vùng núi. Thông qua vốn tín dụng cho người nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo đã hỗ trợ phát triển ngành nghề ở nông thôn, miền núi như: Sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống cũng như thủ công mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống. Nhờ vậy, đã giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Giải quyết phần lớn thời gian thừa. Tận dụng lao động để khai thác ngành nghề truyền thống, khai thác tiềm năng nội lực, tạo cơ hội cho người nghèo tự vận động, vượt qua khó khăn, vươn lên thoát khỏi đói nghèo, thoát nghèo bền vững, hoà nhập cộng đồng.

- Tín dụng ngân hàng làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi:

Tệ nạn cho vay nặng lãi đã có từ lâu đời nay, hiện nay vẫn đang tồn tại khá nặng nề ở nông thôn, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Cho vay nặng lãi thể hiện ở lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay của ngân hàng

chính sách hoặc dưới dạng mua bán sản phẩm non như lúa non, lạc non, mía non…ở thời kỳ giáp hạt.

Do nhu cầu cấp bách của người dân đặc biệt là những hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo không tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội, nên họ phải vay nặng lãi. Tín dụng nặng lãi gây nhiều tác hại cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, làm cho hộ nghèo càng nghèo thêm, hộ mới thoát nghèo có thể quay trở lại nghèo. Chính hoạt động tín dụng ngân hàng, nhất là NHCSXH đã trực tiếp làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)