Kết quả hoạt động của tổ TK & VV tính đến năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 72 - 77)

Chỉ tiêu Năm 2018

Dư nợ đối với hộ mới thoát nghèo 67.295 triệu đồng

Số tổ TK&VV 655 tổ

Số tổ TK&VV khơng có nợ q hạn 655 tổ

Số tổ TT&VV có nợ quá hạn 0 tổ

Số hộ mới thốt nghèo bình qn trong 1 tổ có dư nợ 2,6 hộ Số tiền bình quân 1 tổ quản lý 102,74 triệu đồng

(Nguồn: Ngân hàng CSXH Lào Cai)

Nhờ có tổ TK & VV, hơn 90 nghìn hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo đã tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Lào Cai. Trong đó có hơn 1682 hộ thốt nghèo tiếp cận được tới nguồn

vốn của ngân hàng. Như vậy, trung bình mỗi tổ TK&VV có 2,6 hộ có thể tiếp xúc với nguồn vốn chính sách và có thể được nhận số tiền bình quân gần 40 triệu đồng.

Với mơ hình cho vay thông qua tổ TK và VV đảm bảo cho việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất; đồng thời huy động được sức mạnh của cộng đồng và toàn xã hội để giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua 15 năm hoạt động của Ngân hàng CSXH, với những đóng góp tích cực của các tổ TK và VV đã khẳng định chính sách tín dụng ưu đãi được thực hiện cơng khai, minh bạch, vốn trực tiếp đến người vay và tận dụng được mạng lưới của các tổ chức chính trị xã hội, bộ máy quản lý ngân hàng chuyên trách gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí quản lý, đảm bảo an tồn nguồn vốn cho Nhà nước.

3.2.2.3. Kết quả hoạt động ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội

Ngân hàng chính sách xã hội Lào Cai thực hiện cho vay ủy thác thơng qua các tổ chức chính trị xã hội (HND, HPN, HCCB, ĐTN), đối với chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn, cho vay hộ SXKD vùng khó khăn, cho vay các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, hiện nay uỷ thác cho vay cả chương trình xuất khẩu lao động. NHCSXH trực tiếp giải ngân đến hộ mới thoát nghèo vay. Việc giải ngân, thu lãi, thu nợ gốc tại điểm giao dịch tại xã đối với những xã có điểm giao dịch (trụ sở UBND xã cách NHCSXH trên 3 km) và tại trụ sở ngân hàng đối với những xã khơng có điểm giao dịch. Việc thu lãi, đơn đốc thu nợ gốc khi đến hạn NHCSXH giao cho tổ vay vốn. Khoản nợ vay của các hộ mới thốt nghèo đa phần có kỳ hạn trung hạn (thường từ 3 đến 5 năm). Hộ vay có thể trả lãi theo tháng hoặc theo quý. Mỗi hộ có thể vay tối đa 50 triệu với mục đích phát triển kinh tế.

Ngân hàng chính sách xã hội Lào Cai theo phương thức ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội. Mức phí quản lý bằng mức phí quản lý Thủ tướng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chính phủ giao cho NHCSXH trong từng thời kỳ cộng (+) 0,02% (Giai đoạn 2016-2018 Chính phủ giao cho NHCSXH là 0,33% do đó phí quản lý vốn ủy thác cho NHCSXH trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2018 là 0,35%).

Bảng 3.6: Tình hình ủy thác qua các hội đoàn thể tại NHCSXH Lào Cai giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Giá trị Tương đối (%) Giá trị Tương đối Hội phụ nữ 15237 19631 25903 4393 28,83 6272 31,95 Hội nông dân 16845 21078 27089 4233 25,13 6011 28,52 Hội cựu chiến binh 4185 5528 6834 1344 32,11 1306 23,63 Đoàn thanh niên 3840 5116 7468 1276 33,23 2352 45,97 Tổng 40.107 51.353 67.295 11246 28,04 15942 31,04

(Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai) Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Lào Cai)

Biểu đồ 3.3: Tình hình cho vay ủy thác thơng qua các tổ chức giai đoạn 2016 - 2018

Dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội: Hoạt động cho vay hộ mới thốt nghèo của ngân hàng Chính sách xã hội Lào Cai chủ yếu được thực hiện qua ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội. Đến 31/12/2018 dư nợ cho vay hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội là 67.295 triệu đồng chiếm 100% tổng dư nợ cho vay hộ thoát nghèo của ngân hàng Chính sách xã hội Lào Cai. Việc cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị chủ yếu: hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đồn thanh niên. Trong đó, thơng qua hội phụ nữ và hội nơng dân là chủ yếu Đây là một cách làm tương đối hiệu quả, vì sẽ khuyến khích các hộ mới thốt nghèo tham gia các tổ chức chính trị - xã hội để được vay và tư vấn hộ trợ trong qua trình xin vay vốn đồng thời các tổ chức chính trị - xã hội này cũng góp một phần khơng nhỏ vào q trình giám sát sử dụng vốn, đơn đốc hộ dân vay vốn trả nợ đúng thời hạn và đúng quy định.

Tuy nhiên, hoạt động uỷ thác trong thời gian qua còn một số tồn tại cần khắc phục như công tác tập huấn cho cán bộ hội và tổ vay vốn đang nặng về số lượng, chất lượng chưa cao, một số ban quản lý tổ chưa nắng vững nghiệp vụ ngân hàng nên trong quá trình hoạt động gặp khơng ít khó khăn, việc sinh hoạt tổ vay vốn chưa thường xuyên theo quy ước đề ra, chủ yếu họp khi vay vốn và công tác kiểm tra hoạt động của tổ vay vốn và đối chiếu hộ vay thực hiện chưa thường xuyên, số lượng kiểm tra còn hạn chế.

3.2.2.4. Hoạt động tại điểm giao dịch xã, thị trấn

Để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận thuận lợi với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng đưa các hoạt động nghiệp vụ về phục vụ ngay tại điểm giao dịch xã (xã/phường/thị trấn)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thông qua hoạt động của tổ giao dịch xã. Điểm giao dịch xã được hiểu là nơi Ngân hàng tổ chức giao dịch với khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn một xã, được đặt trong khuôn viên trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã. Phiên giao dịch xã diễn ra vào ngày cố định hàng tháng, kể cả ngày lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần, và chỉ thực hiện giao dịch bù vào ngày khác nếu ngày giao dịch cố định tháng đó trùng vào ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Các ngày giao dịch cố định của từng xã được niêm yết trên website của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến cuối 2018 Ngân hàng có trên 624 điểm giao dịch xã. Các thủ tục hành chính liên quan đến việc xin vay vốn và cấp vốn đối với các hộ mới thoát nghèo cũng được cải cách theo hướng đơn giản, thuận tiện hơn để hỗ trợ cũng như khuyến khích người dân vay vốn làm ăn kinh tế.

Hoạt động giao dịch lưu động tại xã do một tổ giao dịch thực hiện. Tổ này là một phận nghiệp vụ gồm tối thiểu ba nhân viên, có trách nhiệm phổ biến, tun truyền và cơng khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm và thực hiện quy trình xử lý nợ, họp giao ban với tổ trưởng tổ TK&VV và các tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác.Việc tổ chức giao dịch vào ngày cố định tại điểm giao dịch xã được xem là phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện chức năng phản biện xã hội, tạo mối quan hệ gần gũi giữa nhân viên ngân hàng với người dân. Bên cạnh đó, NHCSXH Lào Cai thường xuyên tổ chức họp giao ban, lắng ngheo ý kiến của người dân để kịp thời nằm bắt nhưng tồn tại, hạn chế của họ trong quá trình xin vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ để kịp thời có các biện pháp tháo gỡ giúp người dân hiểu rõ về các chính sách ưu đãi, tiếp cận nguồn vốn nhanh nhất.

Ngoài Ngân hàng Chính sách xã hội Lào Cai, từ năm 2017 có thêm Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam (Agribank) thực

hiện hình thức điểm giao dịch lưu động. Tuy nhiên, Agribank thực hiện giao dịch ngay trên ô tô chuyên dùng.

3.2.2.5. Phân tích chất lượng cho vay hộ mới thoát nghèo của Ngân hàng CSXH tỉnh Lào Cai

Thứ nhất: Các chỉ tiêu định lượng về chất lượng tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo.

Theo quyết định 28/2015/QĐ-TTg ngày 05/09/2015 đã mở rộng quy mơ tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Lào Cai, đặc biệt là đối với hộ mới thoát nghèo.

Qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ tín dụng cho hộ mới thoát nghèo đã tăng trưởng tốt. Cụ thể: năm 2016, mức tăng trưởng là 28,04%; năm 2017 mức tăng trưởng là 31,04%. Năm 2016 có mức tăng trưởng lớn như vậy là do chương trình cho vay hộ mới thốt nghèo mới chỉ thực hiện từ tháng 9/2015; ngoài ra, đến năm 2016, 2017, đã có nhiều hộ mới thoát nghèo đã tiếp cận được với nguồn vốn chính sách này (tăng thêm năm 2017 tăng 280 hộ so với năm 2016). Năm 2018, số hộ vay vốn tiếp tục tăng, tăng 558 hộ (tăng 37,42)% nên dư nợ vẫn tăng (tăng 28,04%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)