Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 51)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu định lượng

Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại NHCSXH tỉnh Lào Cai.

(1). Doanh số cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại NHCSXH tỉnh Lào Cai Là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng là các hộ mới thoát nghèo tính trong 1 giai đoạn/thời kỳ; (hay ngược lại: Là số tiền mà khách hàng vay được từ ngân hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ).

(2). Dư nợ cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại NHCSXH tỉnh Lào Cai Là toàn bộ số tiền mà khách hàng là hộ mới thoát nghèo nợ ngân hàng tại 1 thời điểm bất kỳ; gồm cả nợ gốc và nợ lãi.

(3). Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) đối với hộ mới thoát nghèo tại NHCSXH tỉnh Lào Cai

Tỷ lệ tăng trưởng

dư nợ =

Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước

x 100% Dư nợ năm trước

- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả đối với hoạt động cấp tín dụng cho hộ mới thoát nghèo, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

(4) Số hộ mới thoát nghèo có dư nợ: Là số hộ đang có dư nợ với ngân hàng (5). Doanh số thu nợ đối với hộ mới thoát nghèo tại NHCSXH tỉnh Lào Cai Là tổng số tiền mà ngân hàng thu được nợ từ khách hàng là các hộ mới thoát nghèo trong 1 giai đoạn/thời kỳ; (hay ngược lại: Là số tiền mà khách hàng trả nợ cho ngân hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ).

(6)Tỷ lệ hộ mới thoát nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng. Tỷ lệ này càng cao, một mặt thể hiện nguồn vốn tín dụng lớn để phục vụ hộ mới thoát nghèo; mặt khác, đánh giá khả năng SXKD của hộ mới thoát nghèo ngày càng lớn, nguồn vốn có hiệu quả (nếu sử dụng vốn không hiệu quả, thì hộ mới thoát nghèo sẽ không có nhu cầu vay).

Tỷ lệ hộ mới thoát nghèo được vay vốn

=

Tổng số hộ mới thoát nghèo được vay vốn

Tổng số hộ mới thoát nghèo trong

danh sách

(7). Tỷ lệ nợ quá hạn (%) đối với hộ mới thoát nghèo Công thức tính

Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ quá hạn x 100% Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

(8). Tỷ lệ nợ xấu (%) đối với hộ mới thoát nghèo

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu x 100%

Tổng dư nợ

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

Chương 3

THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG CHO VAY HỘ MỚI THOÁT NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI 3.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào Cai được thành lập, theo quyết định số 178/QĐ- HĐQT ngày 25/09/2003 của Chủ tịch HĐQT- NHCSXH Việt Nam; trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo và chính thức đi vào hoạt động ngày 02/10/2003. Đây là đơn vị thành viên trực thuộc Hội sở chính, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn Lào Cai. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh là: Nhận bàn giao vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo từ NHNo&PTNT, cho vay hộ mới thoát nghèo, vốn giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước, vốn cho vay học sinh, sinh viên từ Ngân hàng Công thương sang; huy động vốn để cho vay các đối tượng. NHCSXH tỉnh Lào Cai được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, nên sau khi thành lập 01 Phó giám đốc NHNo&PTNT, kiêm Giám đốc Ngân hàng Phục vụ người nghèo sang làm Giám đốc chi nhánh. Tại cấp huyện Phó giám đốc NHNo&PTNT sang làm Giám đốc phòng giao dịch. Về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động khi mới thành lập (trụ sở làm việc và trang thiết bị phục vụ cho làm việc) hầu như không có. Trụ sở phải thuê mượn. Trong hơn 10 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội; tập thể CBNV trong toàn chi nhánh NHCSXH đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước tạo lập và xây dựng chi nhánh ngày càng lớn mạnh; tổ chức triển khai các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo

và các đối tượng chính sách đạt hiệu quả; tạo nền tảng cho NHCSXH tỉnh Lào Cai phát triển trong những năm tiếp theo.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Mô hình tổ chức của NHCSXH bao gồm:

a. Bộ phận quản trị

- Ban đại diện HĐQT- NHCSXH toàn tỉnh có 172 người; trong đó: Ban đại diện HĐQT- NHCSXH tỉnh có 11 người và Ban đại diện HĐQT- NHCSXH các huyện, thị xã, thành phố có 161 người.

- Ban đại diện HĐQT tỉnh 11 người, gồm các đại diện: Trưởng ban là Phó chủ tịch UBND tỉnh; 02 phó ban (Giám đốc Ngân hàng nhà nước, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh); 08 thành viên gồm: Trưởng Ban Dân tộc; Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch Hội Phụ Nữ; Chủ tịch Hội Nông Dân tỉnh; Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

- Ban đại diện HĐQT- NHCSXH cấp huyện có 09 người, gồm các đại diện: Trưởng ban là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện; 08 thành viên là Chánh Văn phòng UBND, Trưởng hoặc Phó phòng Tài chính, Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh xã hội, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến Binh, Bí thư Đoàn Thanh Niên, Giám đốc phòng giao dịch NHCSXH thư ký Ban đại diện.

b. Bộ phận điều hành tác nghiệp

Biên chế bộ máy hoạt động của NHCSXH tỉnh Lào Cai đến cuối năm 2007 có 204 người; trong đó, tại Văn phòng NHCSXH tỉnh có 31 người, ở phòng giao dịch huyện, thị xã có 173 người, bình quân mỗi phòng giao dịch 09 người.

- Tại NHCSXH tỉnh Ban Giám đốc gồm 03 người: Giám đốc, 02 Phó Giám đốc.

BAN ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

- Các phòng nghiệp vụ gồm: Phòng Kế toán, ngân quỹ; phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng; phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ; phòng Hành chính tổ chức.

- Tại cấp huyện có 18 phòng giao dịch.

Ngoài ra nhằm phục vụ tốt nhất cho các đối tượng vay vốn, hiện nay chi nhánh có 389 điểm giao dịch tại xã, phường và 2439 tổ vay vốn tại các thôn, bản. NHCSXH đã thực hiện phương thức uỷ thác cho vay thông qua 04 tổ chức chính trị xã hội: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, đã sử dụng được bộ máy hàng vạn người của tổ chức này trong việc thực hiện tín dụng ưu đãi.

Có thể diễn tả mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Lào Cai qua sơ đồ sau:

BAN GIÁM ĐỐC NGƯỜI VAY P. KẾ HOẠCH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG P. KẾ TOÁN NGÂN QUỸ

P.KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ

PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN, THỊ

BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH HUYỆN, THỊ, THÀNH PHỐ

TỔ GIAO DỊCH LƯU ĐỘNG XÃ, PHƯỜNG TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VẪN

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG,

BAN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO XÃ, NGƯỜI VAY NGƯỜI VAY NGƯỜI VAY P. HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TỈNH

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ báo cáo Quan hệ phối hợp

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Lào Cai 3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

3.1.3.1. Chức năng

Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng nhà nước phục vụ cho người nghèo, nó hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Chính vì vậy, nó có những chức năng đặc biệt sau:

1. Triển khai các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

2. Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về huy động vốn; cho vay và các dịch vụ Ngân hàng theo quy định tại điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

3. Nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.

4. Kiểm tra, giám sát việc vay vốn của các tổ chức, cá nhân; việc thực hiện hợp đồng ủy thác của các đơn vị nhận ủy thác.

3.1.3.2. Nhiệm vụ

Ngân hàng chính sách xã hội Lào cai cũng giống với các chi nhánh ngân hàng chính sách khác, nó có hai nhiệm vụ chủ chủ đạo sau:

1. Huy động vốn:

- Nhận tiền gửi có lãi và tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; nhận tiền gửi tiết kiệm của người nghèo;

- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ; vốn ủy thác của địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài và ngoài nước theo quy định của Tổng giám đốc.

- Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc cho phép.

2. Cho vay:

- Ngân hàng Chính sách xã hội Lào Cai thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các đối tượng được quy định tại nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

3. Thực hiện các dịch vụ ngân hàng theo chỉ đạo của Tổng giám đốc 4. Thực hiện hạch toán kế toán thống nhất trong toàn hệ thống.Chấp hành chế độ quản lý tài chính theo quy định

5. Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng vay vốn và trả nợ của các tổ chức, cá nhân vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội

6. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Kiểm tra giám sát các đơn vị ủy thác trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.

7. Phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, ngành ngân hàng và Ngân hàng Chính sách xã hội liên quan đến hoạt động của Chi nhánh và đơn vị nhận ủy thác.

3.1.4. Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

3.1.4.1. Giới thiệu về tỉnh Lào Cai

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai được duy trì ổn định. Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2018 đạt 10,23%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực: Giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thủy sản (giảm 0,5% so với năm 2017), tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (tăng 1,55% so với năm 2017) và dịch vụ (giảm 0,64% so với năm 2017).

Vị trí địa lý: Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước).

Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới.

Địa hình: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m.

Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.

* Đất: Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 6.383,88 km2, độ phì nhiêu cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp có 135.527,45 ha, đất lâm nghiệp 358747,69 ha, đất chuyên dùng 17.975,66 ha, đất ở 4.888,66 ha.

* Nước: hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy bắt nguồn Trung

Quốc và hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 40C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng.

* Rừng: Tổng trữ lượng tài nguyên rừng toàn tỉnh có 51.905 m3 gỗ (trong đó, rừng tự nhiên 225 m3; gỗ rừng trồng 51.680 m3, gỗ nguyên liệu giấy 15.580m3); 1.196.000 cây tre, vầu các loại. Diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp 358.747,69 ha, chiếm 56,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú (có có 2.024 loài thực vật thuộc 200 họ, trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng như bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùngv.v… động vật có 66 loài thú trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam chim, thú, bò sát, rất nhiều loài động, thực vật đặc biệt quý hiếm, có kho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam).

* Khoáng sản: Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ. Trong đó có nhiều loại khoáng sản như apatít, đồng, sắt, graphít, nguyên liệu cho gốm, sứ, thuỷ tinh,… với trữ lượng lớn nhất cả nước. Một số mỏ có trữ lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)