Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 61 - 66)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng tăng cường cho vay hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng

3.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hộ

Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai

3.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai tỉnh Lào Cai

3.2.1.1. Các nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai.

Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào Cai huy động vốn dưới hình thức như là: nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân; huy động tiết kiệm của người nghèo với lãi suất huy động bằng mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các NHTM nhà nước trên địa bàn, nguồn vốn từ ngân sách địa phương, nguồn vốn được ủy thác từ các chương trình dự án hay ngn vốn từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ngân hàng trung ương. Nguồn vốn huy động tại địa phương còn chiếm tỷ trọng thấp. Nguồn vốn chủ yếu vẫn từ ngân hàng trung ương.

Nguồn huy động vốn của ngân hàng chính sách xã hội Lào Cai dùng để cho vay chủ yếu từ các nguồn tiết kiệm của các hộ dân, từ ngân sách địa phương, từ ngân hàng trung ương. Nguồn vốn từ ngân hàng trung ương luôn chiếm tỷ trọng cao trên 90%. Đây là nguồn vốn được thực hiện theo các chương trình chính sách của đảng, nhà nước như: chương trình 135, đề án 09 - giảm nghèo bền vững...

Bảng 3.1. Nguồn huy động vốn cho vay của ngân hàng CSXH Lào Cai

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn vốn huy động

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

Từ nguồn tiết kiệm 43,6 2,26 57,1 1,97 62,8 2,3

Từ NSĐP 7,29 0,33 8,62 0,35 71,1 2,6

Từ NHTW 2160,11 97,41 2367,28 97,68 2598,1 95,1

Tổng HĐV 2211 100 2433 100 2732 100

(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Lào Cai)

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHCSXH Lào Cai giai đoạn 2016 - 2018

Nguồn vốn từ ngân hàng TƯ tăng trưởng qua các năm. Năm 2016, nguồn vốn này là 2160,11 tỷ đồng, chiếm 97,41%; đến năm 2017, nguồn vốn này là 2367,28 tỷ đồng chiếm 97,68%; và năm 2018, nguồn vốn này là 2598,1 tỷ đồng chiếm 95,1%. Năm 2018, nguồn vốn từ ngân hàng TƯ tăng lên hơn 200 tỷ, do chủ chương xóa đói giảm nghèo bền vững, nhà nước thúc đẩy hơn việc hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Theo quyết định 28/2015/QĐ-TTg, thủ tường chính phủ đã ban hành quy trình tín dụng với hộ mới thốt nghèo. Theo quyết định này, vốn tín dụng sẽ được cấp cho hộ mới thốt nghèo tối đa là 3 năm, số tiền tối đa là 50 triệu/1 hộ và thời hạn tối đa là 5 năm.

Đối với nguồn ngân sách địa phương cũng tăng theo từng năm để xóa đói giảm nghèo theo chủ chương của nhà nước, chủ chương của tỉnh Lào Cai. Từ năm 2016 đến năm 2018, nguồn vốn từ ngân sách địa phương đã tăng từ 7,29 tỷ đồng lên đến 71,1 tỷ đồng (tăng gần mười lần). Chứng tỏ, địa phương đã thúc đẩy kinh kế tỉnh bằng cách hỗ trợ tín dụng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thốt nghèo, xây dựng nơng thơn mới.

Ngân hàng Chính sách xã hội Lào Cai là ngân hàng phục vụ người nghèo dựa trên nguồn vốn NHTW là chủ yếu. Chính vì vậy việc huy động vốn từ nguồn tiết kiệm rất ít, chỉ chiếm khoảng từ 1% đến 3%. Cụ thể, năm 2016, nguồn tiết kiệm là 43,6 tỷ đồng, chiếm 2,26%; năm 2017, nguồn này là 57,1 tỷ đồng chiếm 1,97% và đến năm 2018, nguồn tiết kiệm là 62,8 tỷ đồng chiếm 2,3%. Nguồn này chủ yếu là tiền gửi của các hộ nghèo, của các tổ chức. Qua 3 năm, nguồn tiết kiệm đã tăng lên đáng kể, chứng tỏ, việc hỗ trợ tín dụng với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thốt nghèo là có hiệu quả.

3.2.1.2. Kết quả giải ngân cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2018

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tỉnh Lào Cai là một tỉnh ở miền núi phía Bắc, địa hình nhiều núi và tỷ lệ người dân tộc thiểu số sống cao. Chính vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo và cân nghèo của tỉnh Lào Cai luôn ở mức cao (chiếm từ 20% đến 30 %). Để tập trung xóa đói giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Lào Cai đã ban hành Đề án số 9 về “Giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 - 2020”. Mục tiêu của đề án là cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc huyện nghèo, xã, thôn đặc biệt khó khăn; tạo chuyển biến mạnh mẽ, tồn diện về cơng tác giảm nghèo ở vùng khó khăn. Đó là lý do hoạt động của ngân hàng Chính sách xã hội Lào Cai càng được đẩy mạnh.

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Giá trị đối (%) Tương Giá trị

Tương đối (%) Dư nợ 2215 2423 2654 208 9,39 231 9,53 Số hộ còn dư nợ 90.248 Hộ 89.572 Hộ 90.079 Hộ -676 -0,75 507 0,56 Số lượt khách hàng vay vốn 25.968 Hộ 21.509 Hộ 23.172 Hộ -4.459 -17,17 1663 7,73 Doanh số cho vay 703,8 911,8 1142,8 208 29,55 231 25,33 Doanh số thu hồi nợ 739,75 912,56 1052,78 172,81 23,36 140,22 13,31 Nợ quá hạn 6,202 5,33 5,89 -0,4475 -6,73 0,56 10,51 Nợ xấu 2,4365 2,1807 2,1785 0,0185 0,77 -0,0022 -0,1

(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Lào Cai)

Nhìn vào bảng trên, số hộ vay theo chương trình chính sách ưu đãi ở cả 3 năm là xấp xỉ bằng nhau vào khoảng hơn 90 nghìn hộ. Dù có những chính sách thốt nghèo hợ lý, và hàng năm có gần 7000 đến 9000 hộ thốt nghèo nhưng tổng số hộ vay vốn vẫn khơng đổi. Vì hộ mới thốt nghèo vẫn cần vốn để làm ăn kinh tế và tạo thu nhập và trong tối đa 3 năm sau khi thoát nghèo họ vẫn được vay vốn theo QĐ 28/2015/QĐ-TTg. Mỗi hộ được vay trong hạn mức nhất định. Với lý do trên, nên dư nợ và doanh số cho vay hàng năm vẫn tăng lên.

- Dư nợ tăng trưởng tương đối ổn định. Năm 2016, dư nợ là 2215 tỷ đồng; năm 2017, dư nợ là 2423 tỷ đồng; Năm 2018, dư nợ là 2654 tỷ đồng. Năm 2017, dư nợ tăng 208 tỷ đồng tương ứng tăng 9,39%; Năm 2018, dư nợ tăng 231 tỷ đồng tương ứng tăng 9,53%. Dư nợ tăng chứng tỏ ngân hàng tại thời điểm hiện tại đã mở rộng được quy mô cho vay tới hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách. Từ đây người dân ở vùng kinh tế khó khăn có thêm vốn đầu tư vào chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng chè chất lượng cao, nuôi cá lồng, trồng rừng để tạo thu nhập cho chính mình.

- Doanh số cho vay cũng tăng lên, do tăng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo là chủ yếu. Năm 2016 đến năm 2018, doanh số cho vay lần lượt là 703,8 tỷ đồng, 911,8 tỷ đồng và 1142,8 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng này tương đối nhanh, luôn giữ tốc độ tăng khoảng 25% đến 30%. Do nhà nước và tình Lào Cai đẩy mạnh chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững. Từ năm 2016, đã bổ sung thêm đối tượng được vay vốn từ ngân hàng chính sách đó là hộ mới thốt nghèo.

- Bên cạnh việc doanh số cho vay tăng thì doanh số thu hồi nợ cũng tăng. Cụ thể, năm 2016, doanh số thu hồi nợ là 739,75 tỷ đồng; năm 2017,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

là 1052,78 tỷ đồng, tăng 13,31% so với năm 2017. Do có sự theo dõi và giám sát chặt chẽ của các tổ chức chính trị và các tổ TK&VV, và sự qua tâm đặc biệt của chính quyền địa phương, nhân dân thuộc điện đói nghèo đã đã biết vay vốn làm ăn và làm ăn có hiệu quả khơng cịn tâm lý trơng chờ, ý lại vào chế độ chính sách hỗ trợ từ nhà nước cũng như nghiêm túc chấp hành các quy định về vay vốn. Chẳng hạn như huyện Mường Khương, các ngành các cấp đã hỗ trợ người dân ni bị sinh sản kết hợp trồng cỏ, nuôi cá lồng trên sông chảy; Hay Bảo Yên, Văn Bàn, lãnh đạo huyện đã nhân rộng mơ hình trồng cây tam thất, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn tại huyện Bảo Thắng; Mơ hình trồng cây ăn quả, rau ơn đới tại Sa Pa, Bắc Hà...

- Nợ xấu và nợ quá hạn ở mức rất thấp. Ngân hàng đã quản lý tốt nguồn vốn của mình dựa vào sự hỗ trợ của tổ TK và VV, các cấp các ngành. Nợ quá hạn dao động ở mức 6 tỉ đồngvà năm 2017giảm 447,5 triệu đồng so với năm 2016, tuy nhiên sang năm 2018 nợ quá hạn có tăng lên, mức tăng khơng đáng kể là 560 triệu đồng, nguyên nhân là do một số hộ nghèo vay vốn gặp rủi ro, do chăn nuôi bị dịch bệnh hoặc đầu tư sản xuất bị thiên tai, bão lũ. Nợ xấu cũng ở mức thấp, khoảng trên dưới 2 tỷ đồng và gần như khơng có sự biến động tăng thêm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)