Sơ đồ cho vay hộ mới thoát nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 27 - 57)

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (Mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV.

Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức Hội, đồn thể tổ chức họp để bình xét cơng khai những hộ mới thốt nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách Mẫu 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã (Mẫu 04/TD).

Bước 5: UBND cấp xã thơng báo cho tổ chức Hội, đồn thể cấp xã. Bước 6: Tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV. Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay.

- Thu nợ gốc và tiền lãi: Thu nợ gốc: Đến kỳ hạn trả nợ hoặc hộ vay có nhu cầu trả nợ trước hạn, hộ vay trực tiếp nộp tại Điểm giao dịch xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay. Thu lãi tiền vay: Lãi được thu theo tháng ngay sau tháng giải ngân, lãi chưa thu được của tháng này, chuyển sang thu vào tháng sau.

- Xử lý nợ khi đến hạn: Đến hạn trả nợ (theo phân kỳ trả nợ hoặc đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng) người vay có trách nhiệm trả nợ gốc cho NHCSXH đúng kỳ hạn đã ghi trong Sổ vay vốn. Nếu người vay gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan chưa trả được nợ đúng hạn thì thực hiện như sau:

+ Trường hợp đến hạn của các phân kỳ trả nợ (kỳ con)

Khi đến kỳ hạn trả nợ của các kỳ con, hộ vay chưa trả được nợ thì được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo liền kề, hộ vay không phải làm thủ tục điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

+ Trường hợp đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng: Khi đến kỳ trả nợ cuối cùng, hộ vay chưa trả được nợ thì được áp dụng biện pháp gia hạn nợ:

Thủ tục gia hạn nợ: Trước 05 ngày của kỳ hạn trả nợ cuối cùng, hộ vay làm giấy đề nghị gia hạn nợ (Mẫu số 09/TD) gửi Tổ TK&VV để kiểm tra, sau đó tổng hợp gửi NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ.

Thời gian cho gia hạn nợ: NHCSXH có thể cho gia hạn nợ một hay nhiều lần đối với một khoản vay nhưng tổng số thời gian cho gia hạn nợ không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và không quá 1/2 thời hạn cho vay đối với cho vay trung hạn và dài hạn.

Lưu ý: Khi đến kỳ trả nợ cuối cùng, hộ vay chưa trả được nợ do nguyên nhân khách quan, NHCSXH không giải quyết cho vay lưu vụ.

- Chuyển nợ quá hạn: NHCSXH chuyển nợ quá hạn khi hộ vay: Sử dụng vốn vay sai mục đích và có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả hoặc đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, hộ vay không được gia hạn nợ.Sau khi chuyển nợ quá hạn, NHCSXH phối hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức hội, đồn thể có biện pháp tích cực để thu hồi nợ.

- Xử lý nợ rủi ro, kiểm tra sử dụng vốn vay: Thực hiện theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/1/2011 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH.

- Kiểm tra sử dụng vốn vay: Trước khi phát tiền vay cho người vay, NHCSXH phải kiểm tra

+ Người vay phải là thành viên của Tổ TK&VV do tổ chức Hội, đoàn thể thành lập theo văn bản hướng dẫn của NHCSXH.

+ Người vay có tên trong Danh sách (Mẫu số 03/TD) do Tổ TK&VV bình xét, lập danh sách và được UBND cấp xã xác nhận.

NHCSXH uỷ thác cho tổ chức Hội, đoàn thể kiểm tra việc sử dụng vốn vay của từng hộ vay trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày nhận tiền vay và kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất (Mẫu số 06/TD). Kết quả kiểm tra của tổ chức Hội, đoàn thể được gửi cho NHCSXH để lưu trữ.

Ngoài ra, NHCSXH phối hợp với tổ chức Hội, đoàn thể kiểm tra việc sử dụng vốn vay và chấp hành quy định cho vay đối với người vay khi cần thiết.

1.1.2. Các khái niệm về tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo

1.1.2.1. Khái niệm tăng cường cho vay

Tăng cường là khái niệm diễn tả động thái biến đổi về mặt chất và mặt lượng của một sự vật, hiện tượng, một thực thể. Tăng cường tức là làm cho mạnh thêm, cho nhiều thêm. Như vậy, tăng cường cho vay là sự gia tăng về dư nợ cho vay,quy mô cho vay và chất lượng cho vay; nâng cao chất lượng chất lượng cho vay nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của các các chủ thể trong xã hội và theo đúng mục đích hoạt động của ngân hàng.

Từ sự phân tích nội hàm của khái niệm tăng cường cho thấy: tăng cường cho vay là sự gia tăng về số lượng và chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng, điều đó thể hiện qua việc số lượng các doanh nghiệp và người dân biết đến và tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng ngày càng lớn; các sản phẩm cho vay ngày càng đa dạng, từ đó tăng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo là sự gia tăng về số lượng và chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng. Sự gia tăng về số lượng thể hiện ở chỉ tiêu dư nợ, doanh số cho vay đối với hộ mới thoát nghèo gia tăng và số hộ mới thoát nghèo tiếp xúc được nguồn vốn vay của ngân hàng gia tăng. Sự gia tăng về chất lượng thể hiện ở hiệu quả cho vay và chất lượng dịch vụ hoạt động cho vay của ngân hàng gia tăng.

1.1.2.2. Khái niệm cho vay đối với hộ mới thoát nghèo

Hộ mới thoát nghèo theo quy định tại Quyết định 28/2015/QĐ-TTg là hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà sốt hằng năm có thu nhập bình qn đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 3 năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Cho vay đối với hộ mới thốt nghèo là chương trình tín dụng nhằm cung cấp dịch vụ tài chính quy mơ nhỏ chủ yếu là tín dụng và tiết kiệm nhằm phục vụ những đối tượng có thu nhập thấp thuộc đối tượng mới thốt nghèo nhưng chưa có kế hoạch cơng việc nhất định hay khơng có khả năng tài chính để thực hiện kế hoạch đầu tư, nếu được cung cấp tài chính họ có thể vươn lên thốt nghèo bền vững và có thể vươn lên làm giàu.

1.1.3. Vai trò tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo

Nhiều hộ gia đình mới thốt nghèo được “tiếp sức” bằng nguồn vốn vay để đầu tư cho sản xuất, vươn lên có cuộc sống khá hơn.

Cho vay hộ mới thốt nghèo là một trong những chương trình tín dụng có sức lan tỏa nhanh, nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, nhất là các hộ dân. Mức vay phù hợp và cơ bản đáp ứng nhu cầu cho các hộ đầu tư phát triển sản xuất kinh tế, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

- Giúp hộ mới thoát nghèo giảm nghèo bền vững, tránh tái nghèo trở lại Quyết định cho vay đối với hộ mới thoát nghèo xuất phát từ yêu cầu và thực tế đặt ra nhiều năm thực hiện chương trình giảm nghèo, đặt biệt là thơng qua giải pháp tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Khi thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, đã xuất hiện khoảng trống là hộ mới thoát nghèo sẽ vay vốn ở đâu? Bởi hiện nay, hộ mới thốt nghèo khơng được vay ưu đãi của NHCSXH, nhưng hộ đó lại khơng có khả năng và rất khó khăn trong tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Điều này ít nhiều đã làm giảm đi tác động của chính sách giảm nghèo, khiến cho chương trình giảm nghèo thiếu bền vững, nhiều hộ tái nghèo trở lại.

Ranh giới hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo khá mong manh, nên đối tượng mới thoát nghèo về cơ bản cịn nhiều khó khăn, có khả năng tái nghèo nếu không được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước. Chính

sách tín dụng ưu đãi cho hộ mới thoát nghèo đang được triển khai này sẽ tạo động lực giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Giúp người mới thốt nghèo có việc làm ổn định, nâng cao kiến thức tiếp cận thị trường, có điều kiện hoạt động SXKD trong nền kinh tế thị trường:

Cung ứng vốn cho người mới thốt nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho SXKD để xóa đói giảm nghèo bền vững; sau một thời gian ngẫn hàng sẽ thu hồi cả gốc và lãi đã buộc người vay phải tính tốn trồng cây gì, ni con gì, làm nghề gì và làm như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho gia đình; đồng thời trả nợ cho ngân hàng theo đúng thời gian quy định. Để làm được điều đó, họ phải học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý khoản vốn nhận được sao cho hợp lý. Từ đó, tạo cho họ tính năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, tích luỹ được kinh nghiệm trong công tác quản lý vốn. Đồng thời giải quyết tình trạng khơng có việc làm cho hàng vạn lao động nghèo, cận nghèo và mới thốt nghèo, phát huy tiềm năng sẵn có của các hộ gia đình. Tình trạng khơng có việc làm diễn ra phổ biến ở các vùng nông thôn, vùng núi. Thơng qua vốn tín dụng cho người nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo đã hỗ trợ phát triển ngành nghề ở nông thôn, miền núi như: Sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống cũng như thủ công mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống. Nhờ vậy, đã giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Giải quyết phần lớn thời gian thừa. Tận dụng lao động để khai thác ngành nghề truyền thống, khai thác tiềm năng nội lực, tạo cơ hội cho người nghèo tự vận động, vượt qua khó khăn, vươn lên thốt khỏi đói nghèo, thốt nghèo bền vững, hồ nhập cộng đồng.

- Tín dụng ngân hàng làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi:

Tệ nạn cho vay nặng lãi đã có từ lâu đời nay, hiện nay vẫn đang tồn tại khá nặng nề ở nông thôn, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Cho vay nặng lãi thể hiện ở lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay của ngân hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

chính sách hoặc dưới dạng mua bán sản phẩm non như lúa non, lạc non, mía non…ở thời kỳ giáp hạt.

Do nhu cầu cấp bách của người dân đặc biệt là những hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thốt nghèo khơng tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội, nên họ phải vay nặng lãi. Tín dụng nặng lãi gây nhiều tác hại cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, làm cho hộ nghèo càng nghèo thêm, hộ mới thoát nghèo có thể quay trở lại nghèo. Chính hoạt động tín dụng ngân hàng, nhất là NHCSXH đã trực tiếp làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

1.1.4. Nội dung tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo

1.1.4.1. Mở rộng quy mơ cho vay

Quy mơ tín dụng: Quy mơ tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo được thể hiện ở số tuyệt đối dư nợ tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo và tỷ trọng dư nợ tín dụng hộ nghèo trong tổng số dư nợ tín dụng của NHCSXH. Số tuyệt đối lớn và tỷ trọng dư nợ cao, thể hiện hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của hộ mới thốt nghèo.

Tỷ trọng dư nợ tín dụng

đối với hộ mới thoát nghèo =

Dư nợ tín dụng hộ mới thốt nghèo

 100% Tổng dư nợ tín dụng

Tăng trưởng dư nợ tín dụng hộ mới

thốt nghèo

=

Dư nợ tín dụng hộ mới thốt nghèo năm sau

 100% -100% Dư nợ tín dụng hộ mới nghèo

năm trước

- Doanh số cho vay đối là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hành tính trong 1 giai đoạn/thời kỳ; (hay ngược lại: Là số tiền mà khách hàng vay được từ ngân hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ).

- Số hộ mới thoát nghèo có dư nợ là số hộ mới thốt nghèo đang được vay vốn tại một thời điểm nhất định.

1.1.4.2. Nâng cao chất lượng cho vay

Chất lượng hoạt động tín dụng với các yếu tố cấu thành cơ bản đó là mức độ an tồn tín dụng và khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại.

- Mức độ an tồn tín dụng: Trước khi quyết định cho vay bất kỳ một khoản vay nào vấn đề luôn được các ngân hàng xem xét thận trọng phương án trả nợ của người vay, người vay có khả năng hồn trả theo đúng phương án đó khơng; khả năng xảy ra rủi ro tín dụng hay khơng. Khi một khoản vay bị rủi ro hoặc chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro thì khoản vay đó kém an tồn. Rủi ro tín dụng bao gồm các khoản vay đến kỳ hạn mà người vay không trả được. Đây là khoản rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra. Rủi ro và an tồn là hai thuật ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau, hạn chế sự rủi ro tín dụng là nâng cao mức độ an tồn tín dụng. Rủi ro ln tiềm ẩn do vậy trong hoạt động tín dụng chúng ta phải tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến những rủi ro tín dụng để từ đó có thể phân tích, đánh giá một cách chính xác các nguyên nhân và đề ra các biện pháp tích cực để phịng ngừa và hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ mới thoát nghèo =

Dư nợ quá hạn cho vay hộ mới thoát nghèo

Tổng dư nợ hộ mới thoát nghèo

x 100%

- Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng thu được nợ từ khách hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ; (hay ngược lại: Là số tiền mà khách hàng trả nợ cho ngân hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ).

- Khả năng sinh lời của các ngân hàng từ hoạt động tín dụng mang lại: Do hoạt đơng tín dụng là hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho NHTM nên chất lượng hoạt động tín dụng rất quan trọng, nó đóng vai trị quyết định trong việc tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Chất lượng hoạt động tín dụng tốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu, giảm rủi ro tín dụng ngân hàng giúp ngân hàng tránh được những tổn thất do hoạt động tín dụng đưa đến, những tổn thất này thường rất lớn, nếu chất lượng hoạt động tín dụng khơng được bảo đảm, ngân hàng có nguy cơ mất vốn và dẫn tới khả năng thua lỗ, phá sản. Chất lượng hoạt động tín dụng tốt cũng góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường, giúp ngân hàng thu hút được càng nhiều khách hàng, tăng cường khả năng huy động vốn, tăng khả năng thanh khoản.

- Tỷ lệ hộ mới thoát nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với cơng tác tín dụng. Tỷ lệ này càng cao, một mặt thể hiện nguồn vốn tín dụng lớn để phục vụ hộ mới thoát nghèo; mặt khác, đánh giá khả năng SXKD của hộ mới thốt nghèo ngày càng lớn, nguồn vốn có hiệu quả (nếu sử dụng vốn khơng hiệu quả, thì hộ mới thốt nghèo sẽ khơng có nhu cầu vay).

Tỷ lệ hộ mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 27 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)