Nội dung tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 32 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Nội dung tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo

1.1.4.1. Mở rộng quy mô cho vay

Quy mô tín dụng: Quy mô tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo được thể hiện ở số tuyệt đối dư nợ tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo và tỷ trọng dư nợ tín dụng hộ nghèo trong tổng số dư nợ tín dụng của NHCSXH. Số tuyệt đối lớn và tỷ trọng dư nợ cao, thể hiện hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của hộ mới thoát nghèo.

Tỷ trọng dư nợ tín dụng

đối với hộ mới thoát nghèo =

Dư nợ tín dụng hộ mới thoát nghèo

 100% Tổng dư nợ tín dụng

Tăng trưởng dư nợ tín dụng hộ mới

thoát nghèo

=

Dư nợ tín dụng hộ mới thoát nghèo năm sau

 100% -100% Dư nợ tín dụng hộ mới nghèo

năm trước

- Doanh số cho vay đối là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hành tính trong 1 giai đoạn/thời kỳ; (hay ngược lại: Là số tiền mà khách hàng vay được từ ngân hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ).

- Số hộ mới thoát nghèo có dư nợ là số hộ mới thoát nghèo đang được vay vốn tại một thời điểm nhất định.

1.1.4.2. Nâng cao chất lượng cho vay

Chất lượng hoạt động tín dụng với các yếu tố cấu thành cơ bản đó là mức độ an toàn tín dụng và khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại.

- Mức độ an toàn tín dụng: Trước khi quyết định cho vay bất kỳ một khoản vay nào vấn đề luôn được các ngân hàng xem xét thận trọng phương án trả nợ của người vay, người vay có khả năng hoàn trả theo đúng phương án đó không; khả năng xảy ra rủi ro tín dụng hay không. Khi một khoản vay bị rủi ro hoặc chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro thì khoản vay đó kém an toàn. Rủi ro tín dụng bao gồm các khoản vay đến kỳ hạn mà người vay không trả được. Đây là khoản rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra. Rủi ro và an toàn là hai thuật ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau, hạn chế sự rủi ro tín dụng là nâng cao mức độ an toàn tín dụng. Rủi ro luôn tiềm ẩn do vậy trong hoạt động tín dụng chúng ta phải tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến những rủi ro tín dụng để từ đó có thể phân tích, đánh giá một cách chính xác các nguyên nhân và đề ra các biện pháp tích cực để phòng ngừa và hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ mới thoát nghèo =

Dư nợ quá hạn cho vay hộ mới thoát nghèo

Tổng dư nợ hộ mới thoát nghèo

x 100%

- Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng thu được nợ từ khách hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ; (hay ngược lại: Là số tiền mà khách hàng trả nợ cho ngân hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ).

- Khả năng sinh lời của các ngân hàng từ hoạt động tín dụng mang lại: Do hoạt đông tín dụng là hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho NHTM nên chất lượng hoạt động tín dụng rất quan trọng, nó đóng vai trò quyết định trong việc tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Chất lượng hoạt động tín dụng tốt

góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu, giảm rủi ro tín dụng ngân hàng giúp ngân hàng tránh được những tổn thất do hoạt động tín dụng đưa đến, những tổn thất này thường rất lớn, nếu chất lượng hoạt động tín dụng không được bảo đảm, ngân hàng có nguy cơ mất vốn và dẫn tới khả năng thua lỗ, phá sản. Chất lượng hoạt động tín dụng tốt cũng góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường, giúp ngân hàng thu hút được càng nhiều khách hàng, tăng cường khả năng huy động vốn, tăng khả năng thanh khoản.

- Tỷ lệ hộ mới thoát nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng. Tỷ lệ này càng cao, một mặt thể hiện nguồn vốn tín dụng lớn để phục vụ hộ mới thoát nghèo; mặt khác, đánh giá khả năng SXKD của hộ mới thoát nghèo ngày càng lớn, nguồn vốn có hiệu quả (nếu sử dụng vốn không hiệu quả, thì hộ mới thoát nghèo sẽ không có nhu cầu vay).

Tỷ lệ hộ mới thoát nghèo được vay vốn

=

Tổng số hộ mới thoát nghèo được vay vốn

Tổng số hộ mới thoát nghèo trong danh sách

 100%

- Để nâng cao hiệu quả cho vay thì các cán bộ phải tuyên truyền cho người dân hiểu được ý nghĩa chương trình cho cây đối với hộ nghèo, hô mới thoát nghèo.

Để cán bộ, hội viên nông dân cả nước nói chung, các đối tượng thuộc diện được thụ hưởng nói riêng hiểu đúng và đầy đủ chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, các cấp Hội Nông dân cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Hội Nông dân cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện phối hợp tốt với NHCSXH cùng cấp biên soạn, in ấn các tài liệu tuyên truyền phù hợp. Riêng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đang in ấn và phát hành hàng vạn bản tài liệu tuyên truyền chuyển đến Hội Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Ngoài ra, các cấp Hội đã sử dụng hiệu quả các phương tiện thông tin, truyền thông của Hội như: báo, tạp chí, bản tin công tác Hội, website,… và chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương

thường xuyên đưa tin, bài phản ánh về việc tổ chức thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước và hoạt động nhận ủy thác của Hội Nông dân. Việc tuyên truyền nêu gương, động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác ủy thác, các hộ nông dân nghèo và đối tượng chính sách sử dụng vốn có hiệu quả cũng được các cấp Hội coi trọng. Một số địa phương đã tổ chức thi “Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn giỏi”… Có thể khẳng định rằng công tác tuyên truyền của Hội Nông dân các cấp đã giúp cho nông dân nhất là hộ nghèo nắm được chủ trương, chính sách, có cơ hội tham gia giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi; xóa bỏ mặc cảm tự ti, tâm lý trông chờ ỷ lại; phát huy nội lực phấn đấu xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

Từ nguồn vốn tín dụng của NHCSXH đã tạo thêm công ăn việc làm cho một bộ phận con, em của các hộ mới thoát nghèo đã góp phần tăng thêm thu nhập cho các hộ mới thoát nghèo, hạn chế tệ nạn xã hội, ổn định trật tự chính trị và an toàn xã hội. Đã hạn chế một phần hoạt động của tín dụng đen (cho vay nặng lãi): Cũng nhờ vào vốn tín dụng của NHCSXH mà các hộ mới thoát nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đã không phải vay nặng lãi và bán nông sản non, góp phần thay đổi bộ mặt đời sống nhân dân ở các vùng kinh tế khó khăn. Tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đối với ngân hàng, nếu hiệu quả cho vay của NHCSXH được nâng lên, thì không chỉ các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, mà ngân hàng còn có điều kiện để phục vụ các hộ thuộc vùng khó khăn trong các khoản vay thương mại; phục vụ chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ, của địa phương. Đây chính là sự tồn tại và phát triển bền vững của NHCSXH. Từ đó, giúp cho đời sống của các hộ gia đình ở vùng kinh tế khó khăn được cải thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)