Tổng quan về kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 58 - 61)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai

3.1.4. Tổng quan về kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai

3.1.4.1. Giới thiệu về tỉnh Lào Cai

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai được duy trì ổn định. Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2018 đạt 10,23%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực: Giảm tỷ trọng ngành nơng lâm nghiệp thủy sản (giảm 0,5% so với năm 2017), tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (tăng 1,55% so với năm 2017) và dịch vụ (giảm 0,64% so với năm 2017).

Vị trí địa lý: Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đơng Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước).

Phía Đơng giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới.

Địa hình: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đơng Nam nằm về phía đơng và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hồng Liên Sơn. Ngồi ra cịn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích tồn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m.

Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đơng huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.

* Đất: Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 6.383,88 km2, độ phì nhiêu

cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó: đất sản xuất nơng nghiệp có 135.527,45 ha, đất lâm nghiệp 358747,69 ha, đất chuyên dùng 17.975,66 ha, đất ở 4.888,66 ha.

* Nước: hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Quốc và hàng nghìn sơng, suối lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các cơng trình thủy điện vừa và nhỏ. Trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khống, nước nóng có nhiệt độ khoảng 40C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng.

* Rừng: Tổng trữ lượng tài ngun rừng tồn tỉnh có 51.905 m3 gỗ (trong đó, rừng tự nhiên 225 m3; gỗ rừng trồng 51.680 m3, gỗ nguyên liệu giấy 15.580m3); 1.196.000 cây tre, vầu các loại. Diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp 358.747,69 ha, chiếm 56,2% tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh.

Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú (có có 2.024 lồi thực vật thuộc 200 họ, trong đó có 66 lồi trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 lồi có nguy cơ tuyệt chủng như bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùngv.v… động vật có 66 lồi thú trong đó có 16 lồi nằm trong sách đỏ Việt Nam chim, thú, bị sát, rất nhiều lồi động, thực vật đặc biệt q hiếm, có kho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam).

* Khoáng sản: Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ. Trong đó có nhiều loại khống sản như apatít, đồng, sắt, graphít, nguyên liệu cho gốm, sứ, thuỷ tinh,… với trữ lượng lớn nhất cả nước. Một số mỏ có trữ lượng lớn dễ khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trường quốc tế đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến các loại khống sản ở địa phương.

3.1.4.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai

Năm 2018, chương trình xây dựng nông thôn mới được các cấp, các ngành tích cực chỉ đạo thực hiện. Tiếp tục duy trì các tiêu chí tại các xã đã hoàn thành chương trình xây dựng nơng thơn mới; đẩy mạnh triển khai thực hiện các phong trào xây dựng nông thôn mới theo hướng thực chất, bền vững và toàn diện hơn, kết quả nổi bật, xây dựng 3.465/3.363 chuồng trại gia súc hợp vệ sinh, 162/56 mơ hình nhà sạch vườn đẹp,.... Cơng tác vận động tham gia hỗ trợ thực hiện Chương trình nơng thơn mới đạt được kết quả tốt, năm

2018 đã vận động quyên góp được 13,8 tỷ đồng, 340.000 m2 đất; 266.000 công lao động và nhiều hiện vật khác.

Năm 2018 tạo việc làm tăng thêm cho 14.613 lao động, đạt 116,9% KH, tăng 6,8% so năm 2017. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn đã tuyển sinh và đào tạo được 15.940 người, đạt 113% KH, tăng 1,2% so CK ; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 47,74% năm 2017 lên 50,32 năm 2018. Thực hiện tốt các chế độ đối với người lao động và các chính sách chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

Tính từ năm 2011 cho đến nay đã có 14 chương trình và dự án đã được triển khai và thực hiện, dự án tín dụng chính sách ưu đãi với tổng doanh số cho vay là 6.152 tỷ đồng với trên 340 nghìn lượt hộ vay vốn; hệ số sử dụng vốn hàng năm đạt trên 99%. Tính đến năm 2018, đã có hơn 60 nghìn hộ thốt nghèo. Hộ nghèo còn lại là 27.346 hộ, chiếm tỷ lệ 16,25%; tổng số hộ cận nghèo là 19.680 hộ, chiếm tỷ lệ 11,69%. Năm 2018, toàn tỉnh giảm được 8.382 hộ nghèo, tỷ lệ giảm nghèo tương ứng là 5,56%, vượt KH. Các cấp, các ngành đã huy động sự đóng góp của cộng động và thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với các gia đình chính sách, người có cơng với cách mạng, các đối tượng xã hội, gia đình nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)