Chất lượng tíndụng đối với hộ mới thoát nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 77 - 83)

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Giá trị Tương đối (%) Giá trị Tương đối (%) Dư nợ hộ MTN 40.107 51.353 67.295 11.246 28,04 15.942 31,04 Số hộ mới

thoát nghèo dư nợ

944 1.224 1.682 280 29,66 458 37,42 Tổng số hộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Tổng dư nợ 2.215.00 0 2.423.00 0 2.654.00 0 208.00 0 9,39 231.00 0 9,53 Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với hộ MTN 1,81% 2,119% 2,54% - - - - Tỷ lệ hộ MTN được vay vốn 20,81% 13,96% 17,17% - - - - Nợ quá hạn 0 0 126,7 - - 126,7 - Tỷ lệ nợ quá hạn 0% 0% 1,88% - - - -

(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Lào Cai)

Số liệu bảng 3.7 cho thấy tỷ trọng nợ quá hạn năm 2016 là 0%, năm 2017 là 0% và năm 2018 là 1,88%. Chỉ tiêu này phản ánh định lượng chất lượng tín dụng của NHCSXH chi nhánh Lào Cai về khả năng thu hồi vốn vay nợ cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ mới thoát nghèo được vay vốn. Nợ quá hạn thấp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng cao, các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh ít tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp, chăn ni của khách hàng. Ngồi ra do kỳ hạn các khoản vay chủ yếu từ 3 năm đến 5 năm, nên trong thời gian đầu thực hiện chính sách người vay vẫn chưa phải hoàn trả nợ. Chỉ đến cuối năm 2018, chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo kết thúc giai đoạn 3 năm, nhiều khoản vay bắt đầu đến kỳ hạn trả nợ và xuất hiện 126,7 triệu đồng nợ quá hạn chiếm 1,88% tổng dư nợ cho vay hộ mới thốt nghèo. Nói chung, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đối với hộ mới thoát nghèo vẫn cịn nhỏ, con số chưa nói lên được nhiều điều trong giai đoạn đầu của chương trình cho vay. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng, việc xuất hiện nợ quá hạn là vấn đề mà NHCSXH Lào Cai phải quan tâm đến nguyên nhân, tìm giải pháp khắc phục kịp thời để tránh tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo, đặc biệt khi chương trình cho vay đối với hộ mới thốt nghèo bước sang giai đoạn thu hồi vốn cho vay.

Kết quả trên phản ánh trong những năm qua công tác thu hồi nợ của NHCSXH chi nhánh tỉnh Lào Cai thực hiện ngày càng tốt. Khách hàng của NHCSXH nói chung cũng như NHCSXH chi nhánh Lào Cai nói riêng là hộ mới thốt nghèo có tiềm lực về tài chính rất hạn chế là đối tượng dễ bị tổn thương trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đối tượng khách hàng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi như hạn hán, mưa lụt, dịch bệnh ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn ni thì khả năng trả lãi và vốn vay rất khó khăn thậm chí khơng có khả năng. Tuy nhiên trong những năm gần đây điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đạt kết quả tương đối tốt đã giúp các hộ nghèo cũng như các đối tượng chính sách khác trả vốn vay và lãi vay tương đối thuận lợi. Nhưng các chỉ tiêu trên cũng phản ánh chất lượng tín dụng của NHCSXH chi nhánh Lào Cai về khả năng thu vốn và lãi vay rất cao. Ngoài ra, có sự quan tâm chặt chẽ của các cấp các ngành trong việc phát triển kinh tế nên các hộ dân đi đúng hướng hơn trong đầu tư chăn ni, trồng trọt. Từ đó có thu nhập và trả nợ vay đúng hạn.

Đối với tỷ lệ mới thoát nghèo được vay vốn lại sự tăng giảm không ổn định. Cụ thể: Năm 2016 tỷ lệ này là 20,81%, năm 2017 là 13,96% và đến năm 2018 là 17,17%. Tỷ lệ này ban đầu lớn là do chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo được bắt đầu thực hiện vào tháng 9/2015 và được đẩy mạnh thực hiện trong năm 2016, sang năm 2017 và 2018, tốc độ tăng của hộ mới thốt nghèo trên tồn tỉnh cũng chậm hơn năm trước và NHCS Lào Cai cũng chú trọng hơn trong việc lựa chọn đối tượng cho vay. Điều này là đáng chú ý đối với ngân hàng CSXH Lào Cai. Ngân hàng cần có nhiều biện pháp tuyên truyền hơn nữa để phổ biến chinh sách đến các hộ mới thoát nghèo, để họ tránh xa với tín dụng đen, đê hộ mới thốt nghèo thốt nghèo bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Thứ hai: Khả năng tiết kiệm chi phí.

Lãi suất vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội ln có nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho mọi đối tượng khách hàng. Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập khơng vì mục đích lợi nhuận, để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của xã hội.Vì vậy, lãi suất cho vay ưu đãi đối với các đối tượng là rất thấp, có thể nói là thấp nhất trên thị trường ngân hàng về khoản cho vay tính lãi.

Mức cho vay đối với hộ mới thoát nghèo do Ngân hàng CSXH và hộ mới thốt nghèo thỏa thuận nhưng khơng vượt q mức cho vay cùng loại phục vụ sản xuất kinh doanh đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ. Thời hạn cho vay do Ngân hàng và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nhưng không quá 5 năm.

Lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ mới thoát nghèo bằng 125% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ; lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Hồ sơ, quy trình thủ tục cho vay đối với hộ mới thoát nghèo được thực hiện như đối với cho vay hộ nghèo. Hiện tại, mức lãi suất tối đa áp dụng với cho vay hộ mới thoát nghèo là 8,25%, thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng thương mại.

Cụ thể, theo quyết định 28/2015/QĐ -TTg tín dụng với hộ mới thốt nghèo đối tượng vay là hộ nghèo mới thốt nghèo trong vịng 3 năm, được UBND huyện phê duyệt danh sách,lãi suất: 0,6875%/ tháng, mức vay tối đa là 50 triệu đồng, sử dụng vốn vào việc: trồng trọt và chăn nuôi... và thời gian vay tối đa là 5 năm (tùy việc sử dụng vốn và thời gian vay cho phù hợp).

Thứ ba: Hiệu quả xã hội.

Cho vay hộ mới thốt nghèo là một trong những chương trình tín dụng có sức lan tỏa nhanh, nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của cấp ủy đảng,

chính quyền các cấp, nhất là các hộ dân. Mức vay phù hợp và cơ bản đáp ứng nhu cầu cho các hộ đầu tư phát triển sản xuất kinh tế, giảm nghèo bền vững tại địa phương. Đặc biệt, nhu cầu vay của các hộ mới thoát nghèo được thẩm định, đánh giá cũng như hoàn thiện tư vấn bởi NHCSXH tỉnh Lào Cai và các tổ chức chính trị xã hơi có liên quan như Hội nơng dân, Hội Phụ nữ, Hội cựu chính binh, dựa trên cơ sở cấp số vốn vay và thời hạn vay phù hợp với đặc điểm kinh tế cùa từng vùng, từng hồn cảnh gia đình để lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, có tính khả thi cao và đảm bảo khả năng trả nợ và từng bước nâng cao đời sống kinh tế của người dân, giúp họ từng bước thoát nghèo và trở thành các hộ khá, hộ giàu.

Thứ tư: Đối với hộ mới thoát nghèo.

Quyết định cho vay đối với hộ mới thoát nghèo xuất phát từ yêu cầu và thực tế đặt ra nhiều năm thực hiện chương trình giảm nghèo, đặt biệt là thơng qua giải pháp tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Khi thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, đã xuất hiện khoảng trống là hộ mới thoát nghèo sẽ vay vốn ở đâu? Bởi hiện nay, hộ mới thốt nghèo khơng được vay ưu đãi của NHCSXH, nhưng hộ đó lại khơng có khả năng và rất khó khăn trong tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Điều này ít nhiều đã làm giảm đi tác động của chính sách giảm nghèo, khiến cho chương trình giảm nghèo thiếu bền vững, nhiều hộ tái nghèo trở lại. Từ đây, hộ mới thốt nghèo có thể tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi và thoát nghèo bền vững. Đặc biệt đối với tỉnh Lào Cai, có đến 3 huyện nghèo trên cả nước như Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai và rất nhiều hộ gia đình nghèo, cận nghèo. Trong suốt những năm qua, nhờ có sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều hộ thốt nghèo nhờ có sự đầu tư hỗ trợ vốn vay kịp thời của nhà nước để người dân có cơ hội thực hiện hoạt động chăn nuôi, trồng trọt từng bước xóa đói giảm nghèo. Giúp người dân thoát nghèo đã là một thành tựu nhưng làm thế nào để duy trì kết quả này,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

giúp họ thoát nghèo bền vững, tránh tái nghèo và từng bước làm giàu lại một yêu cầu bức thiết đặt ra. Thực tế cho thấy, nhờ có hoạt động cấp tín dụng đối với hộ mới thốt nghèo, nhiều hộ nơng dân đã có thêm vốn để mạnh dạn thực hiện hoạt động chăn ni trâu, bị, ni cá tằm, cá hồi...và đã bước đầu đạt được kết quả, giúp cho người dân không những trả được nợ vay và lãi ngân hàng mà cịn đảm bảo thu nhập cho gia đình, cũng như trở thành các hộ có kinh tế khá giả trong vùng.

3.2.3. Kết quả điều tra hộ mới thốt nghèo

Để tìm hiểu, nắm bắt thực chất, đánh giá thực trạng và chất lượng cho vay hộ mới thoát nghèo tại NHCSXH tỉnh Lào Cai, tác giả đã tiến hành điều tra một số khách hàng mới thoát nghèo đang thực hiện vay vốn tại NHCSXH huyện Bảo Thắng, Sa pa và Si Ma Cai. Tỉnh Lào Cai có 2 vùng miền đặc trưng, do vậy đảm bảo tính đại diện có so sánh khách quan tơi xin chọn 2 huyện là huyện Bảo Thắng (vùng núi thấp) và huyện Sa Pa (vùng núi cao) đại diện cho 2 vùng đặc thù. Các địa phương ở 2 vùng có những đặc thù về sinh thái, điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên nó sẽ quyết định đến mục đích sử dụng vốn vay, tác động của nguồn vốn đối với các đối tượng thụ hưởng. Theo số liệu của NHCSXH tỉnh Lào Cai cung cấp, Huyện Bảo Thắng và huyện Si Ma Cai là hai huyện có số hộ mới thốt nghèo đang thực hiện vay vốn tại ngân hàng CSXH nhiều nhất và ít nhất với dư nợ lớn nhất và ít nhất, đây là huyện nghèo có thể phản ánh tương đối chính xác khi suy rộng ra tồn tỉnh;. Chính vì lý do đó tác giả chọn NHCSXH 3 huyện Bảo Thắng, Sa Pa và Si Ma Cai để điều tra. Để khách hàng cung cấp thông tin đúng sự thật và hoàn thành phiếu điều tra hợp lệ, tác giả đã hướng dẫn tỉ mỉ các hạng mục trong phiếu điều tra và tặng một phần quà nhỏ cho khách hàng đã hoàn thành phiếu. Số phiếu phát ra là 325 phiếu và số phiếu thu về là 325, đạt tỷ lệ 100%. Tổng hợp phiếu điều tra và tiến hành phân tích thống kê theo

các tiêu chí giới tính, độ tuổi, mục đích vay vốn, tổng nhu cầu vốn. Cụ thể được phản ảnh ở các bảng tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lào cai (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)