Lãnh đạo xác định chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp về cơng tác phịng, chống lãng phí trên địa bàn Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 72)

- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2.2.1. Lãnh đạo xác định chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp về cơng tác phịng, chống lãng phí trên địa bàn Thành phố Hà Nộ

pháp về cơng tác phịng, chống lãng phí trên địa bàn Thành phố Hà Nội

SLĐ của Đảng đối với một lĩnh vực đời sống xã hội chủ yếu là lãnh đạo về mặt chính trị, vì vậy, nội dung lãnh đạo đầu tiên, cũng là nội dung quan trọng nhất trong những nội dung Đảng lãnh đạo công tác PCLP là phải đề ra đường lối, chủ trương định hướng cho việc thực hiện công tác PCLP. Từ khi cầm quyền đến nay, qua các thời kỳ, Đảng Cộng sản Việt Nam đều xác định PCLP là một trong những nhiệm vụ của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Ngay từ những ngày đầu tiên nắm chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã có những động thái xử lý nghiêm khắc các hiện tượng tiêu cực gây lãng phí trong bộ máy chính quyền như: ban hành các Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 về thành lập Ban Thanh tra đặc biệt để giám sát, kiểm sốt hoạt động của các cơ quan chính quyền và nhân viên nhà nước, Sắc lệnh số 223/SL ngày 27/11/1946 truy tố các tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ; Sắc lệnh số 138/SL ngày 18/12/1949 thành lập Ban Thanh tra Chính phủ thay thế Ban Thanh tra đặc biệt để xử lý nghiêm khắc hành vi lãng phí của cơng. Đặc biệt, từ khi tiến hành cơng cuộc đổi mới đến nay, Đảng ta đã có nhiều văn kiện có tính định hướng cho cơng tác PCLP, có thể kể đến như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCTN, LP; Nghị quyết số 12-NQ/TW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ năm khóa XI, Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị về “Việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCTN, LP”;…

Trong hệ thống các văn bản của Đảng về công tác PCLP, các quan điểm cũng như nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đã được Đảng ta xác định tương đối đầy đủ, có sự thay đổi, cập nhật và các bước phát triển phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ cụ thể. Công tác PCLP không đơn thuần là lồng ghép hoặc luôn đi kèm với cơng tác phịng chống tham nhũng, tiêu cực mà nay đã có sự cụ thể hóa, nhận diện lãng phí và công tác PCLP một cách sâu sắc, đưa vào các văn bản pháp luật như Pháp lệnh số 02/1998/PL-UBTVQH10 về THTK, CLP ban hành năm 1998, Luật THTK, CLP năm 2005, Luật THTK, CLP năm 2013 với phạm vi điều chỉnh bao trùm hết các lĩnh vực, cho thấy quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh PCLP.

PCLP, Thành ủy căn cứ vào tình hình địa phương để xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác PCLP tại Thành phố Hà Nội đạt hiệu quả, thể hiện trong các nghị quyết, chương trình, kế hoạch do Thành ủy ban hành. Những định hướng mà Thành ủy đề ra là căn cứ, cơ sở, tiền đề để các tổ chức đảng, đảng viên, các tổ chức thành viên trong HTCT thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện công tác PCLP trong thực tế đạt hiệu quả. Nội dung này được thực hiện liên tục, những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Thành ủy đưa ra được xây dựng phụ thuộc vào tình hình thực tế trên địa bàn, sự tổng kết về lý luận và thực tiễn và tầm nhìn của Thành ủy. Với việc xác định công tác PCLP là nhiệm vụ lớn, cấp thiết, phức tạp, những nhiệm vụ, giải pháp được Thành ủy đưa ra cần đi kèm với sự phân công trách nhiệm cho mỗi lực lượng rõ ràng, cụ thể. Thành ủy chịu trách nhiệm chính về kết quả thực hiện công tác, phân công nhiệm vụ của các tổ chức: các cấp ủy trực thuộc, UBND, sở, ban, ngành, MTTQ… trong việc tham gia vào công tác PCLP.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)