Khái quát về Thành ủy Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 46)

- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1.1. Khái quát về Thành ủy Hà Nộ

Thành ủy Hà Nội là tên gọi tắt của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố

Hà Nội, cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội giữa hai kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt

Nam: "Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là Ban Chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy)" [33, tr.17] và "Cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Tỉnh ủy, Thành ủy)” [33, tr.33].

Đảng bộ Thành phố Hà Nội có địa bàn hoạt động tại Thành phố Hà Nội - Nội là thủ đơ của nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là thành phố trực thuộc trung ương, là một đô thị loại đặc biệt, có diện tích lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 8.053.663 người, chiếm 8,38% dân số cả nước chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh. Mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km². Hà Nội là trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ, thương mại và du lịch lớn nhất ở phía Bắc, đứng thứ hai của cả nước và có vị trí cao trong khu vực. Bình qn giai đoạn 2016 - 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,39%, đạt mục tiêu đề ra (từ 7,3 - 7,8%), cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (6,93%). Năm 2020, quy mô GRDP ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng, khoảng 45 tỷ đơ la Mỹ. GRDP bình qn đầu người ước đạt 5.420 đô la Mỹ, tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp và

dịch vụ tăng; khu vực nơng nghiệp giảm cịn 2,09%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn liên tục tăng và vượt dự toán; lũy kế giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt gần 1.200 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1%/năm, gấp 1,64 lần giai đoạn 2011-2015 [90]. Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng sơng Hồng, đồng thời là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa lâu đời của Việt Nam, có vị thế đặc biệt quan trọng. Hiện nay, Hà Nội có 30 quận, huyện, thị xã (gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện) với 584 xã, phường, thị trấn.

Đảng bộ thành phố Hà Nội được thành lập vào năm 1930. Đến nay, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã trải qua 16 kỳ đại hội. Mỗi kỳ đại hội là một mốc son đánh dấu sự phát triển, trưởng thành của Đảng bộ Thành phố. Đảng bộ Thành phố Hà Nội hiện nay là Đảng bộ lớn nhất cả nước với 50 tổ chức đảng trực thuộc (30 đảng bộ quận, huyện, thị xã, 20 đảng bộ khối, đảng bộ trực thuộc), 46,6 vạn đảng viên (chiếm khoảng 9% tổng số đảng viên của cả nước); sinh hoạt tại 17.379 chi bộ thuộc 2.308 tổ chức cơ sở đảng.

* Chức năng, nhiệm vụ

Sứ mệnh của Thành ủy Hà Nội là lãnh đạo Đảng bộ Thành phố Hà Nội giữa hai kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định: “Cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Tỉnh ủy, Thành ủy),… lãnh đạo thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên” [33, tr.33]. Chức năng chủ yếu của Thành ủy Hà Nội là chức năng lãnh đạo:

Một là, Thành ủy lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức CT-XH và

nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương

Nhiệm vụ chính trị của địa phương trong mỗi thời kỳ cụ thể được xác định trong các Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố. Chức năng trước hết của Thành ủy Hà Nội là lãnh đạo chính quyền và nhân dân địa phương quán triệt và thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hố

- xã hội, quốc phịng, an ninh, trật tự,… hướng đến xây dựng Thành phố Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, phát huy vai trò đầu tàu, trung tâm phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Kết thúc nhiệm kỳ, Thành ủy Hà Nội phải báo cáo về hoạt động của mình trước Đại hội Đại biểu Đảng bộ.

Theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Thành ủy có trách nhiệm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, thực hiện các nhiệm vụ do Trung ương Đảng phân cơng, đồng thời tham mưu, đóng góp ý kiến vào SLĐ của Trung ương Đảng và của Đảng về xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần để đường lối, chủ trương, chính sách ấy đúng đắn, phù hợp thực tiễn và có tính khả thi. Một số Thành ủy viên là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy cịn là ủy viên Bộ Chính trị, 2 phó bí thư Thành ủy là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và trong Thành ủy cịn có một số cán bộ là đại biểu quốc hội. Thông qua những cán bộ này, Thành ủy trực tiếp tham gia xây dựng và quyết định về đường lối chiến lược của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thành ủy Hà Nội lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương theo quy định của Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đảng Cộng sản Việt Nam là thành viên của HTCT, đồng thời là hạt nhân lãnh đạo HTCT. SLĐ của Đảng được hiến định tại Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" [85, tr.10]. Thành ủy lãnh đạo các tổ chức trong HTCT từ thành phố đến các phường, xã, thị trấn, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội, lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội.

Chức năng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành ủy Hà Nội thể hiện ở việc: triển khai và cụ thể hóa đường lối, nghị quyết, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố, trên cơ sở đó xác định nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Thành phố một cách đúng đắn, sáng tạo, ban hành các nghị quyết của Thành uỷ; tổ chức thực hiện nghị quyết trên địa bàn Thành phố; kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết của các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Hai là, Thành ủy lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ

Thành phố Hà Nội

Thành ủy Hà Nội tiếp nhận và lãnh đạo thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đảng về công tác xây dựng Đảng. Đồng thời, xuất phát từ thực tế tại Đảng bộ Thành phố, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, Thành ủy xây dựng, ban hành và lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Thành ủy về công tác xây dựng Đảng bộ Thành phố ngang tầm nhiệm vụ chính trị.

Trực thuộc Đảng bộ Thành phố Hà Nội, tương tự các tổ chức đảng cấp tỉnh khác, gồm có các cơ quan: Đảng bộ cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Thành phố; Đảng bộ cấp trên trực tiếp của cơ sở (tương đương cấp huyện) trực thuộc Thành uỷ; một số tổ chức cơ sở đảng có vị trí quan trọng, đơng đảng viên, nhiều tổ chức đảng trực thuộc, được giao một số quyền của cấp trên cơ sở; các đảng bộ, chi bộ cơ sở có vị trí quan trọng trực thuộc thành uỷ. Thành ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng thuộc quyền; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; thường xuyên chăm lo củng cố và xây dựng HTCT vững mạnh, củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng bộ với nhân dân.

Thực hiện lãnh đạo công tác xây dựng Đảng yêu cầu Thành ủy Hà Nội phải thực hiện một cách tồn diện các nội dung cơng tác cơ bản: xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; công tác tổ chức, cán bộ; công tác tư

tưởng; công tác dân vận; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng; cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ; cơng tác phát triển đảng viên…

Hai chức năng nêu trên có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Thành uỷ không thể thực hiện tốt chức năng lãnh đạo chính trị, nếu khơng thực hiện tốt chức năng xây dựng Đảng bộ Thành phố trong sạch, vững mạnh. Mục đích của xây dựng nội bộ Đảng bộ Thành phố trong sạch, vững mạnh là để Thành ủy lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Thành phố. Việc lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh lại đặt ra mục tiêu, yêu cầu xây dựng Đảng bộ Thành phố vững mạnh.

Trên cơ sở các chức năng của Thành ủy Hà Nội, căn cứ Quyết định số 688-QĐ/TU, ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Thành ủy Hà Nội ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Thành ủy có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

(1) Căn cứ quy định của Trung ương, quyết định số lượng Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy viên Ủy ban kiểm tra (UBKT) Thành ủy; bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Thành ủy; bầu UBKT, Chủ nhiệm UBKT Thành ủy; Quyết định quy chế làm việc của Thành ủy, của Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy và UBKT Thành ủy, chương trình cơng tác tồn khóa và chương trình cơng tác năm Thành ủy.

(2) Quyết định những vấn đề chiến lược, các chương trình, đề án, kế hoạch, chủ trương, biện pháp quan trọng trong các lĩnh vực công tác của Thành phố nhằm cụ thể hóa và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố.

(3) Chỉ đạo và thông qua phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng 6 tháng, hàng năm và kế hoạch 5 năm của Thành phố. Xem xét, xác định các cụm cơng trình trọng điểm tồn khóa, các cụm cơng trình trọng điểm từng năm; chủ trương điều chỉnh quy

hoạch tổng thể; điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Thành phố; chủ trương triển khai một số dự án đầu tư lớn và cơ chế chính sách đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và một số đề án quan trọng thuộc các lĩnh vực công tác Ban Thường vụ Thành ủy đề nghị. (4) Thảo luận và quyết định việc lãnh đạo thực hiện nghị quyết của Thành ủy về cơng tác tài chính Đảng, các báo cáo định kỳ hàng năm và bất thường của UBKT Thành ủy trong các Hội nghị Thành ủy; nghe Ban Thường vụ báo cáo những quyết định quan trọng của Ban Thường vụ Thành ủy giữa hai kỳ Hội nghị Thành ủy.

(5) Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ Thành phố nửa đầu nhiệm kỳ và quyết định các nhiệm vụ, chủ trương, giải pháp trong nửa cuối nhiệm kỳ. Cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách về cơng tác tổ chức, cán bộ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị để thực hiện cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đảng bộ. Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư dự kiến nhân sự giới thiệu ứng cử, đề cử hoặc rút khỏi các chức danh: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố; nhân sự bổ sung hoặc rút khỏi Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố. Chuẩn bị và quyết định triệu tập đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường Đảng bộ Thành phố theo quy định của Điều lệ Đảng; chuẩn bị các dự thảo văn kiện trình đại hội, Đề án nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa sau và đồn đại biểu đi dự Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ Thành phố và Đại hội toàn quốc của Đảng.

(6) Xem xét, quyết định kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm theo quy định của Điều lệ Đảng; trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thành lập, sát nhập, chia tách, giải thể các tổ chức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương; thảo luận và quyết định những vấn đề cần thiết khi có trên 1/3 số Ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ Thành phố yêu cầu.

Như vậy, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Thành ủy Hà Nội chịu trách nhiệm chính trong lãnh đạo cơng tác PCLP trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

* Cơ cấu, tổ chức bộ máy

Thành ủy Hà Nội bao gồm các ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (còn gọi là Thành ủy viên) do Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội bầu ra, một số do Ban Chấp hành Trung ương chỉ định trong trường hợp đặc biệt.

Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 gồm: 75 đồng chí, trong đó có 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 gồm: 74 đồng chí, trong đó có 16 đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm: 71 đồng chí, trong đó có 16 đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy. Số Ủy viên Ban Chấp hành tái cử là 46 người (chiếm 64,79%); số Ủy viên Ban Chấp hành tham gia lần đầu là 25 người (chiếm 35,2%). Ủy viên Ban Chấp hành là nữ có 14 người (chiếm 19,72%). Về độ tuổi, trong Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII có 3 người dưới 40 tuổi (4,23%); 35 người từ 40 – 50 tuổi (49,30%); 33 người trên 50 tuổi (46,48%). Độ tuổi trung bình là 49,3 tuổi. Về học vị, có 25 người là Tiến sĩ (35,21%); có 34 người là Thạc sĩ (47,89%) và 12 người Đại học (16,90%). Tất cả 71 Ủy viên Ban Chấp hành đều có Lý luận chính trị cao cấp hoặc cử nhân [19-21].

Qua các nhiệm kỳ gần đây, có thể thấy, các thành viên Thành ủy Hà Nội ngày càng được trẻ hóa, trình độ học vấn, kinh nghiệm và năng lực công tác ngày một nâng lên, cơ cấu độ tuổi, dân tộc, giới tính, chun mơn, nghiệp vụ được cải thiện, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu được nâng lên. Đây chính là một trong những nhân tố quan trọng trong việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Thành phố và các lĩnh vực khác, trong đó có lãnh đạo cơng tác PCLP.

Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội bầu ra Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, có nhiệm vụ lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của đại hội đại biểu đảng bộ, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cùng cấp và cấp trên; quyết định những vấn đề về chủ trương, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Thành ủy. Để giúp Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên các hoạt động của đảng bộ, ban thường vụ phân cơng các đồng chí bí thư, phó bí thư làm Thường trực cấp ủy.

Thường trực Thành ủy Hà Nội gồm các đồng chí bí thư, các phó bí thư do Thành ủy Hà Nội bầu trong Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố, có thể được bổ sung hoặc miễn chức vụ của các thành viên trong Thường trực Thành ủy hoặc do Ban Thường vụ phân công. Trong thường trực bao gồm Bí thư, các phó bí thư Thành ủy. Thường trực cấp ủy có nhiệm vụ kiểm tra thực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)