1.3.1. Khái qt kết quả của các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Qua nghiên cứu, tìm hiểu các bài viết khoa học, các sách và đề tài, luận án có liên quan, tác giả luận án có thể tiếp thu, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề sau:
Một là, khái niệm, biểu hiện và tác hại của lãng phí, giải pháp PCLP đối
với tổ chức và cá nhân, mối quan hệ giữa lãng phí với tham nhũng, quan liêu.
Hai là, nêu và phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác PCLP và vấn đề Đảng lãnh đạo công tác PCLP, tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác trong giai đoạn hiện nay.
Ba là, đánh giá thực trạng lãng phí và cơng tác PCLP, SLĐ của Đảng về
PCLP cùng với tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác trong một số lĩnh vực, ở một số địa phương, đơn vị cụ thể; chia sẻ các kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện.
Bốn là, đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp tăng cường SLĐ của Đảng,
cấp ủy đảng các cấp đối với công tác PCTN, LP và các biểu hiện tiêu cực khác. Các cơng trình nghiên cứu xác định đến các giải pháp thậm chí hệ thống giải pháp trên cơ sở phân tích thực trạng của từng địa phương, đơn vị nhất định. Các giải pháp được đưa ra tương đối cụ thể và có tính khả thi cao. Các cơng trình nghiên cứu về lãng phí có số lượng tương đối nhiều và đưa ra những biện pháp, cách thức để loại bỏ hoặc hạn chế lãng phí. Tuy nhiên, hầu hết các sách, báo về lãng phí mới chỉ đi vào một mặt, một lĩnh vực nào đó như nghiên cứu lãng phí và phịng ngừa lãng phí trong các doanh nghiệp, trong sản xuất kinh doanh hay nghiên cứu khắc phục lãng phí dưới góc độ cá nhân. Số ít cơng trình cịn lại tiếp cận lãng phí như một vấn nạn cần được giải quyết, giống với đề tài luận án đang nghiên cứu, song mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu cơng tác PCTN, LP nói chung. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những khó khăn, phức tạp của cơng tác PCTN, LP, những hậu quả kinh tế - xã hội do tham nhũng, lãng phí gây ra, những bài học thành công hay chưa thành công của Việt Nam cũng như các nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Các cơng trình nêu trên cũng đưa ra những giải pháp, biện pháp khác nhau để thực hiện tốt hơn công tác PCTN, LP trong giai đoạn hiện nay, đồng thời khẳng định để những
giải pháp, biện pháp đó được thực hiện hiệu quả cần có sự quyết tâm thực hiện không chỉ của riêng Đảng mà cịn của cả HTCT và tồn thể nhân dân.
Các bài viết khoa học cùng với sách, đề tài, luận án trên phần nào đã đề cập đến công tác PCTN, LP của Đảng và những hoạt động cụ thể của Đảng trong công tác PCLP, thể hiện được sự quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh PCTN, LP. Tuy nhiên, vấn đề lãng phí và PCLP chưa được đề cập đến nhiều và độc lập mà thường được nghiên cứu chung với PCTN. Trên thực tế, lãng phí và cơng tác PCLP khơng hồn tồn trùng lắp với cơng tác PCTN, LP mà có những đặc trưng riêng. Vì vậy, vấn đề lý luận từ khái niệm, nội dung và PTLĐ của Đảng đối với công tác PCLP là khoảng trống nghiên cứu mà luận án cần hướng đến phân tích, làm rõ.
Những kết quả nghiên cứu từ các cơng trình nói trên là những thơng tin cần thiết, hữu ích cung cấp cơ sở, căn cứ khoa học để tác giả luận án nghiên cứu và luận giải. Đây là nguồn tài liệu đáng quý để tác giả luận án kế thừa, tiếp thu một cách có chọn lọc vào việc thực hiện đề tài luận án.