Nội dung cơng tác phịng, chống lãng phí ở Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 64)

- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1.2.2. Nội dung cơng tác phịng, chống lãng phí ở Thành phố Hà Nộ

Căn cứ nội dung Luật THTK, CLP, Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật THTK, CLP và Quyết định số 2544/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP giai đoạn 2016 – 2020, Chương trình THTK, CLP của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020,… Có thể xác định nội dung cơng tác PCLP ở Thành phố Hà Nội mà các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố phải thực hiện bao gồm:

Một là, ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ, thực hiện

nghiêm các quy định của Nhà nước trên tất cả các khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết tốn, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng và ban hành theo quy định của pháp luật, áp dụng chung trong cả nước hoặc trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương. Ở Thành phố Hà Nội, trách nhiệm ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ thuộc về Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, bao gồm: Tổ chức xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; Thực hiện công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng tại địa phương; Tổ chức kiểm tra việc xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ thuộc nội dung quy chế chi tiêu nội bộ do các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý ban hành.

Đối với các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong lĩnh vực nhà nước; cơ quan, tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên trên địa bàn, NĐĐ có trách nhiệm xây dựng và công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng trong cơ quan, tổ chức.

Các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong Thành phố phải rà soát các chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã ban hành trên tất cả các lĩnh vực để làm cơ sở triển khai xây dựng, ban hành bộ định mức mới. Quản lý chặt chẽ các khoản chi, đảm bảo theo đúng dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đúng chế độ hiện hành. Thực hiện quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên được giao theo đúng quy định của Nhà nước và các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đã được Trung ương và Thành phố ban hành, đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thốt, lãng phí.

Triển khai phân bổ, điều hành, quản lý chi dự toán ngân sách ngay từ đầu năm trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định; thực hiện triệt để tiết kiệm toàn diện trên các nội dung chi, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Bám sát tồn quỹ ngân sách của cấp mình để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chi, trong đó đặc biệt đảm bảo chi lương và các khoản liên quan đến con người, đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị. Thực hiện cơ cấu lại các khoản chi ngân sách nhà nước theo hướng tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.

Trong giai đoạn hiện nay, trước tình hình thiên tai, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, ngân sách nhà nước giảm thu, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị phảu điều hành ngân sách chủ động, tích cực, đảm bảo an sinh xã hội và các cân đối lớn; rà soát dự toán chi thường xuyên đã giao cho các đơn vị, sắp xếp thứ tự ưu tiên theo tính cấp thiết của các nhiệm vụ chi và cắt, giảm, giãn, hoãn sang các năm tiếp theo đối với các nhiệm vụ chưa thực sự cấp thiết, cấp bách...

Hai là, thực hiện PCLP trong quản lý, sử dụng tài sản công, mua sắm, sử

dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước

Trong quản lý, sử dụng tài sản công, phải xây dựng Quy chế Quản lý, sử dụng tài sản công. Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định đảm bảo tiết kiệm, công khai, hiệu quả. Xác định công năng sử dụng của tài sản để trang bị cho nhiều đối tượng dùng chung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tế… để góp phần chống lãng phí, thất thốt, tham nhũng, phát huy nguồn lực nhằm tái tạo tài sản và phát triến kinh tế - xã hội. Một số trường hợp quản lý, sử dụng tiền công trong cơ quan, đơn vị: Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; Cử cán bộ, công chức, viên chức đi cơng tác, khảo sát trong và ngồi nước; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Sử dụng điện, nước; Sử dụng văn phòng phẩm, sách báo, tạp chí; Tiếp khách, khánh tiết; tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm.

Chống lãng phí trong mua sắm tài sản cơng thơng qua việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả phương thức mua sắm tập trung, mua sắm qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Không đưa vào kế hoạch mua sắm những tài sản chưa phải là nhu cầu bức thiết, đảm bảo việc mua sắm tài sản được tiết kiệm, chống lãng phí.

Đối với phương tiện đi lại: Mua sắm, trang bị phương tiện đi lại phải đúng đối tượng, phục vụ thiết thực cho công việc; không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Sửa chữa, thay thế phương tiện đi lại phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sử dụng phương tiện đi lại của cơ quan, tổ chức phải đúng mục đích, đối tượng và khơng vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Đối với phương tiện, thiết bị làm việc: Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc phải đúng mục đích, đối tượng; khơng vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phục vụ thiết thực, hiệu quả cho công việc, đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Đối với phương tiện thông tin, liên lạc: Mua sắm, trang bị phương tiện thông tin, liên lạc tại trụ sở làm việc phải theo yêu cầu công việc, không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Phương tiện thông tin, liên lạc tại trụ sở làm việc chỉ được sử dụng vào mục đích cơng vụ. Việc trang bị, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc cho cá nhân hoặc tại nhà riêng của cán bộ, công chức phải theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và dự tốn được duyệt; thực hiện khốn đến người sử dụng khoản kinh phí này.

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm: xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị mới, sửa chữa phương tiện; ban hành quy chế nội bộ về sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc, phương tiện thông tin, liên lạc; giao mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí đến từng bộ phận, cá nhân sử dụng để thực hiện; bố trí, phân cơng người quản lý, sử dụng; bảo trì, bảo dưỡng và mở sổ theo dõi các loại phương tiện, thiết bị đi lại, làm việc; rà sốt tồn bộ phương tiện thuộc phạm vi quản lý, thu hồi những phương tiện được trang bị không đúng đối tượng và lập kế hoạch trang bị, điều chuyển phương tiện phù hợp với yêu cầu công việc, tiết kiệm và hiệu quả. Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý phương tiện, thiết bị khơng cần sử dụng, sử dụng không hiệu quả hoặc khơng cịn sử dụng được bằng hình thức điều chuyển, thu hồi, thanh lý hoặc bán theo quy định của pháp luật

Ba là, PCLP trong đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà

Trong đầu tư công: thực hiện các nguyên tắc PCLP trong lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và danh mục dự án đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; khảo sát, thiết kế xây dựng cơng trình; lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự tốn, dự tốn cơng trình; lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát thực hiện dự án đầu tư; thực hiện dự án đầu tư, thi cơng cơng trình; quản lý vốn đầu tư xây dựng, Sử dụng vốn đầu tư xây dựng; tổ chức lễ động thổ, lễ khởi cơng, lễ khánh thành cơng trình xây dựng. Theo đó, các cấp, các ngành có thẩm quyền phải rà soát, sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên, giãn tiến độ các cơng trình chưa cấp bách, cắt giảm các cơng trình chưa cần thiết. Tập trung vốn để hồn thành các cơng trình trọng điểm, các cơng trình hồn thành quyết tốn và xây dựng xong, các cơng trình thiết thực phục vụ an sinh xã hội, vốn đối ứng cho các dự án ODA; đối với các dự án mới chỉ tập trung những cơng trình trọng điểm, cơng trình thực sự cấp bách và cần thiết. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các dự án; thường xuyên thanh tra, giám sát, đảm bảo tiến độ, chất lượng cơng trình, chống lãng phí thất thốt; có biện pháp chế tài đối với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đơn vị thi công không thực hiện đúng các quy định về quản lý đầu tư xây dựng.

Trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở cơng vụ và cơng trình phúc lợi cơng cộng: xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa hoặc thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, bố trí, sắp xếp nhà ở cơng vụ phải phù hợp với định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; quản lý, sử dụng cơng trình phúc lợi cơng cộng đúng mục đích, có quy chế quản lý, kế hoạch sử dụng hiệu quả; thực hiện giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng; thu hồi và xử lý những trụ sở làm việc, nhà ở cơng vụ và cơng trình phúc lợi cơng cộng sử dụng khơng đúng mục đích, hết hạn sử dụng hoặc khơng sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và pháp luật về ngân sách nhà nước.

Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên đúng quy hoạch, kế hoạch, quy trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Bảo vệ tài nguyên; thực hiện các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường.

Ở Hà Nội, PCLP trong quản lý, sử dụng tài nguyên đất là một trong những vấn đề nóng, gây bức xúc trong nhiều năm. Theo đó, thực hiện quản lý, sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân ở Thành phố phải bảo đảm: Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đúng mục đích sử dụng đất; tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất có liên quan; xây dựng biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên, khoáng sản. Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện Luật Đất đai, quy hoạch sử dụng đất và các văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng đất; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về sử dụng đất.

Các cơ quan, đơn vị xây dựng quy chế sử dụng điện năng, nước sinh hoạt; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc sử dụng tiết kiệm điện năng, nước sinh hoạt. Rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng còn dưới 26 ngày.

Năm là, PCLP trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời

gian lao động trong khu vực nhà nước

Đối với công tác quản lý sử dụng lao động, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan tinh gọn, hoạt động có hiệu quả. Triển khai sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, hoạt động hiệu quả. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức và người lao động để sử dụng hiệu quả chi thường xuyên, góp phần nâng cao đời sống thu nhập cho công chức, người lao động.

Thực hiện quản lý chặt chẽ thời giờ lao động, kiểm tra, giám sát chất lượng và đảm bảo hiệu quả công việc của công chức, người lao động. Nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong quản lý công chức, người lao động; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội quy, quy chế về thời gian làm việc.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý; gắn THTK, CLP với công tác đấu tranh PCTN, cụ thể: Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, minh bạch, hiệu quả nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí liên quan đến thủ tục hành chính của người dân. Tăng cường công tác kiểm tra trong việc giải quyết thủ tục hành chính, xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn của cán bộ, cơng chức trong việc giải quyết hồ sơ thủ tục cho công dân.

Sáu là, PCLP trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh

nghiệp

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục rà sốt, sửa đổi, bổ sung hồn thiện cơ chế, chính sách phục vụ q trình sắp xếp, cổ phần hóa, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Tất cả các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn phải thực hiện minh bạch thông tin theo các tiêu chuẩn áp dụng đối với công ty đại chúng. Cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước theo từng loại hình, lĩnh vực, địa bàn hoạt động đặc thù của doanh nghiệp. Triển khai tích cực, có hiệu quả Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp nhằm cắt giảm triệt để các chi phí bất hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh, đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi làm phát sinh chi phí khơng chính thức cho doanh nghiệp.

Đẩy mạnh thực hiện cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, khơng

để xảy ra tiêu cực, thất thoát vốn, tài sản nhà nước; Thực hiện công khai 100% các kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.

Bảy là, PCLP trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân.

Các cơ quan, đơn vị chức năng có trách nhiệm tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân đối với THTK, CLP. Đảng và chính quyền các cấp phải thực hiện công tác hướng dẫn thông tin, định hướng dư luận xã hội nhằm tạo nên sự thống nhất, quyết tâm chung của HTCT và toàn xã hội trong PCLP. Tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin, truyền thông, kịp thời biểu dương những

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)