Quan niệm lãng phí và cơng tác phịng, chống lãng phí

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 57)

- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1.2.1. Quan niệm lãng phí và cơng tác phịng, chống lãng phí

* Quan niệm về lãng phí

Lãng phí là một từ thơng dụng, được sử dụng phổ biến trong thực tiễn, tuy nhiên, có nhiều cách định nghĩa lãng phí và nhìn nhận các tiêu chí để xác định

tình trạng lãng phí theo nhiều phương diện khác nhau.

Theo Đại từ điển tiếng Việt, lãng phí là “làm tiêu hao vật chất vào những việc không cần thiết, gây thêm sự tốn kém” [120, tr.976]

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Trả lời câu hỏi “Lãng phí là gì?”, Bác liệt kê

ra các dạng lãng phí trong cán bộ và nhân dân ta lúc bấy giờ rất rõ ràng, cụ thể: “Lãng phí có nhiều cách:

- Lãng phí sức lao động… - Lãng phí thời giờ …

- Lãng phí tiền của…”[70, tr. 356-357]

Theo cuốn sách “Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với PCLP ở nước

ta hiện nay - Những vấn đề đặt ra và giải pháp” của Ủy ban Kiểm tra Trung

ương, tình trạng lãng phí được xác định dựa trên những điểm sau:

“Một là, những chi phí, tổn hao và sử dụng nguồn lực tài chính, nhân lực và các nguồn lực khác trên mức hợp lý, phải có và cần thiết;

Hai là, khơng đạt được mục tiêu, kết quả như đã xác định, hoặc nếu có thì

hiệu suất có được ở mức thấp;

Ba là, những hư hao, tổn thất khơng đáng có hoặc khơng được phép có; Bốn là, tất cả những điều trên xảy ra do hành vi của con người, được gọi

là hành vi gây ra lãng phí” [102, tr. 12]

Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là một trong những biểu hiện của suy thoái đạo đức, lối sống, “tự diễn biến’, “tự chuyển hóa”. Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, lãng phí được xác định qua 05 biểu hiện cụ thể: một là, Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thốt tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên...; hai là, đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; ba

tiện, vô nguyên tắc; năm là, sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động [38, tr. 31].

Luật THTK, CLP 2013, khoản 2 điều 3, “Lãng phí” được xác định “là việc

quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả” [86]. Luật cũng quy định về “lãng phí” trong các lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì “lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định”[86].

Từ những quan niệm, các nội dung xác định lãng phí, có thể hiểu: Lãng phí

là tình trạng cá nhân hoặc tổ chức sử dụng và quản lý tiền, tài sản, lao động, thời gian, tài nguyên và các nguồn lực khác không hợp lý, không hiệu quả, dẫn đến tốn kém, hao tổn một cách vơ ích, khơng đạt mục tiêu, u cầu đề ra.

Bản chất lãng phí là chi cho những việc không đáng chi và chi ở những mức không đáng chi; sử dụng không hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực của quốc gia, của từng cá nhân cụ thể. Lãng phí có ngay trong tư duy của mỗi con người qua các biểu hiện lệch lạc như thói xa hoa, phơ trương hình thức, vung tay qua trán… và là một căn bệnh nguy hiểm với bất kỳ loại hình xã hội nào.

Tiết kiệm và chống lãng phí ln đi đơi với nhau. Tiết kiệm là giảm bớt hao phí nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hay sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định [86].

* Tác hại của lãng phí

Một là, đối với nguồn lực của quốc gia, của từng tổ chức, cá nhân

Để xây dựng và phát triển đất nước, mọi nguồn lực đều quý giá và cần được phát huy tối đa. Lãng phí ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực vật chất của Đảng, Nhà nước, tạo lực cản lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Lãng phí dù là nguồn lực nào cũng đều gây ra những tổn thất, từ ít nghiêm

trọng đến rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, do đó, là một trong những nguyên nhân kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của quốc gia. Nguồn lực bị tổn hại bởi lãng phí đều là mồ hơi, nước mắt của nhân dân, bởi vậy, lãng phí cũng là một tội ác, khơng khác gì tham nhũng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận định: “Có người lại nói tham ơ mới có tội, cịn lãng phí thì khơng có tội. Thực ra việc khác nhau nhưng kết quả vẫn hao tổn của cơng, của Chính phủ, của nhân dân.” [70, tr. 345]. Lãng phí được Bác Hồ coi là loại kẻ thù “khá nguy hiểm, vì nó khơng mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta” [70, tr. 357].

Hai là, đối với uy tín của Đảng, Nhà nước

Lãng phí ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực vật chất của Đảng, Nhà nước, tạo lực cản lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; làm giảm sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với SLĐ của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự nghiệp xây dựng đất nước. Lãng phí xuất hiện trong tổ chức sẽ làm mất đồn kết, gây khó khăn cho hoạt động của tổ chức. Lãng phí xuất hiện trong cơ quan, đơn vị sẽ làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên. Dù có cố ý hay khơng, tham ơ, lãng phí, quan liêu “cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến… Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”; “phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và của nhân dân” [70, tr. 358].

Lãng phí gây tác hại với nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau, vì vậy, PCLP là nhiệm vụ cần thiết và thường xuyên của tất cả các tổ chức, cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định, lãng phí là “có hại cho nhân dân, cho Chính phủ, cho đồn thể, cho kháng chiến và kiến quốc, nên mọi người có quyền và có nghĩa vụ phải chống” [70, tr. 457], “là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, PCLP, cùng với tham ơ, quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như đánh giặc ngồi mặt trận. Người khẳng

định: “Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị” rất quan trọng. Thực chất lãng phí, tham nhũng, quan liêu là thứ “giặc ở trong lòng”, “giặc nội xâm”, phải phịng, chống một cách triệt để, Người ví lãng phí như cỏ mọc trên đồng ruộng “Muốn lúa tốt thì phải nhổ cỏ cho sạch, nếu khơng, thì dù cày bừa kỹ, bón phân nhiều, lúa vẫn xấu vì lúa bị cỏ át đi. Muốn thành công trong việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm cũng phải nhổ cỏ cho sạch, nghĩa là phải tẩy sạch nạn tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu. Nếu khơng, thì nó sẽ làm hại đến cơng việc của ta” [70,

tr. 355].

* Lãng phí biểu hiện ở các nội dung sau: Một là, Lãng phí tiền, tài sản cơng

Trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước bừa bãi, không hợp lý, vượt mức quy định: thu, chi ngân quỹ cơ quan vào những nội dung khơng cần thiết hoặc chi phí vượt q mức quy định trong các buổi hội họp, các sự kiện khánh thành, khai trương, kỷ niệm, các hoạt động tặng quà, ăn uống...; chi tiếp khách quá tốn kém so với ngân sách hiện có; vốn đầu tư ứ đọng, đầu tư không sinh lời hay thua lỗ; các dự án chậm triển khai, các vụ việc thất thốt trong các cơng trình, dự án, trong đầu tư cơng, ở các chính sách, chủ trương sai sót, khơng phù hợp với thực tiễn; một số nơi “chạy đua” các tiêu chí nơng thơn mới gây “nợ cơng” cho xã;…

Trong sử dụng, quản lý tài sản, phương tiện, thiết bị: sử dụng xe cơng, bừa bãi, vì mục đích cá nhân; sử dụng tài sản cơ quan bừa bãi, vơ trách nhiệm hoặc dùng vào mục đích riêng; mua, bán tài sản công không đúng giá trị thị trường; sửa chữa, thay mới tài sản, trang thiết bị mặc dù cái cũ còn sử dụng tốt…

Trong quản lý, sử dụng trụ sở, nhà ở cơng vụ hay cơng trình cơng cộng: trụ sở cơ quan hồnh tráng q mức cần thiết; xây dựng những cơng trình lớn như nhà văn hóa, tượng đài, trụ sở cơ quan… hồnh tráng, rộng rãi, tiện nghi nhưng không sử dụng, hoặc sử dụng khơng hết, dẫn đến bỏ hoang, đóng cửa hoặc dùng sai mục đích;

Trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp: quản lý, sử dụng vốn kém hiệu quả, gây thất thốt; sử dụng khơng đúng mục đích;…

Hai là, lãng phí lao động

Tình trạng thừa thiếu, bất hợp lý trong sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự trong cơ quan, gây lãng phí thường xuyên, lâu dài ngân sách chung là vấn đề nhức nhối trong nhiều cơ quan, tổ chức trong thời gian qua.

Tình trạng lãng phí sức lao động thể hiện ở việc sử dụng nhân lực, con người, ở năng suất lao động không phù hợp. Đối với việc tổ chức thực hiện một cơng việc bất kỳ, một mặt, nếu bố trí nhiều người trong khi khơng cần thiết hoặc bố trí nhân lực khơng phù hợp dẫn đến chất lượng kém tức là lãng phí sức lao động, mặt khác, q ít người dẫn đến cơng việc khơng hồn thành, chất lượng không cao, phải làm lại hoặc sửa chữa cũng là lãng phí về sức lao động.

Một biểu hiện rõ nét của lãng phí lao động, nhân lực đó là hiện tượng lãng phí chất xám hay cịn gọi là “chảy máu chất xám”, bao gồm: chất xám không được sử dụng, chất xám thừa chưa sử dụng hết, chất xám đáng lý phục vụ cho lĩnh vực này thì lại sử dụng cho lĩnh vực khác, sử dụng không đúng chuyên môn đào tạo... Với sự phát triển của khoa học – công nghệ hiện đại và kinh tế tri thức, với tư liệu sản xuất chủ yếu chính là trí tuệ, vấn đề lãng phí chất xám trở thành vấn đề nghiêm trọng, cần đặc biệt quan tâm. Trên thực tế, lãng phí chất xám đã được chỉ ra rất nhiều: các đề tài khoa học, phát minh sáng chế không được khai thác, ứng dụng mà chỉ nằm trong thư viện, kho lưu trữ; người lao động được cử đi đào tạo, sinh viên đi du học ngồi nước song khơng quay về phục vụ cơ quan, phục vụ đất nước; những nhân tài được đào tạo trong nước với trình độ cao, chun mơn giỏi nhưng khơng được bố trí cơng việc đúng với khả năng hoặc khơng thích nghi được với mơi trường làm việc được sắp xếp; những nhà khoa học, nhà nghiên cứu có rất nhiều sách vở, tài liệu nghiên cứu song thiếu điều kiện thực hành trong khi nhiều doanh nghiệp đang phải "thả nổi" các yêu cầu ứng dụng cơng nghệ, đổi mới kỹ thuật sản xuất, vì khơng tìm

ra đầu mối kiểm chứng khoa học; sinh viên ra trường với bằng giỏi, bằng khá song không kiếm được việc làm hoặc làm việc không đúng với chuyên mơn được đào tạo…

Ba là, lãng phí thời gian

Lãng phí thời gian được hiểu là việc sử dụng, quản lý thời gian không hợp lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra giải thích rất đơn giản: “Việc gì có thể làm trong một ngày một buổi, cũng kéo dài đến mấy ngày”, đồng thời cịn nêu ví dụ: “Những cuộc khai hội, vì người phụ trách chuẩn bị chương trình khơng đầy đủ, người đến dự hội thì khơng chuẩn bị ý kiến, đáng lẽ chỉ một ngày thì bàn bạc và giải quyết xong vấn đề, song cuộc khai hội kéo dài đến 5, 3 ngày” [70, tr. 356-357]. Các chỉ thị, quyết định, quy định khi ban hành không xem xét kỹ, dẫn đến ban hành ra không triển khai thực hiện được, phải thu hồi cũng là lãng phí thời gian của cán bộ và nhân dân. Tình trạng một bộ phận cán bộ, cơng chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức đi sớm, về muộn, làm việc kém hiệu quả, làm việc riêng trong giờ làm - “ăn cắp” thời gian của nhà nước cũng là một biểu hiện lãng phí thời gian.

Bốn là, lãng phí tài nguyên

Tài nguyên được hiểu là bao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác [86]. Lãng phí tài nguyên là việc sử dụng, quản lý tiền của, tài sản, tài nguyên không hiệu quả, vượt mức quy định

Năm là, lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của tổ

chức, hộ gia đình, cá nhân.

Một số lãng phí từ các tổ chức, hộ gia đình trong xã hội có thể kể đến như: tổ chức lễ hội, cưới hỏi, ma chay linh đình, tốn kém trong khi điều kiện kinh tế hạn chế…

Lãng phí cá nhân thể hiện ở việc tiêu dùng hoang phí, mua sắm vơ độ; lối sống xa hoa, hưởng thụ hay lười biếng, vô trách nhiệm trong sinh hoạt, công

tác; có quá nhiều thời gian rảnh rỗi; tổ chức cưới hỏi, ma chay linh đình vượt quá khả năng; bán trâu cày, bán ruộng để ăn chơi, khoe mẽ; mua sắm đồ hiệu, hàng đắt tiền cho “bằng bạn bằng bè” trong khi khơng có tiền ăn, học, khám chữa bệnh cho người thân trong gia đình của mình…

Nguyên nhân xảy ra lãng phí

Lãng phí có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song có ba nguyên nhân chính:

Một là, Do ngẫu nhiên, vơ tình, do nhận thức, trình độ quản lý cịn hạn chế

khi gây ra hành vi không lường trước được hậu quả.

Đối với cá nhân, lãng phí thời gian và sức lao động dẫn đến năng suất làm

việc kém, khơng hiệu quả có thể xảy ra do: do thiếu kinh nghiệm, không lên kế hoạch, xác lập mục tiêu làm việc đúng đắn, do phương pháp làm việc không phù hợp.

Đối với tổ chức, nhiều biểu hiện như khả năng quản lý, tổ chức kém dẫn

đến phân công công việc không phù hợp với nhân lực, chất lượng công việc không đảm bảo; xác lập mục tiêu sai lầm dẫn đến mất thời gian, lãng phí nhân lực và tài nguyên; thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận có liên quan dẫn đến phải làm đi làm lại nhiều lần một thao tác; cơ chế, chính sách chồng chéo cũng là ngun nhân gây thất thốt, lãng phí tài sản cơng [58] …

Trong thực tế, có thể thấy một số tình huống xảy ra lãng phí xuất phát từ nguyên nhân này như: vỉa hè, lòng đường bị đào xới nhiều lần, dẫn đến nham nhở, hư hại, gây ngập úng, xấu mỹ quan đô thị do khơng có kế hoạch thi cơng đồng bộ giữa các hạng mục xây sửa cống thoát nước, nâng đường, lắp cáp quang chạy ngầm,…[56]; cơ quan thực hiện tinh giản biên chế bằng cách sa thải một số nhân viên, sau đó để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lại tiếp tục tuyển dụng trở lại chính những nhân viên mới sa thải, gây mất thời gian, ảnh hưởng đến tâm tư, quyền lợi của người lao động, đến công việc chung của cơ quan, xuất phát từ việc kế hoạch, phương án tinh giản không khoa học, thiếu sự tính

tốn, cơng tác tổ chức – cán bộ của cơ quan đó cịn lúng túng, sai lầm [26];… Những trường hợp này tuy gây ra lãng phí cho cá nhân và tổ chức về tiền bạc, của cải, thời gian và tài nguyên, song cũng mang lại những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)