Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết là của Thành ủy Hà Nội về vai trị lãnh đạo đối với cơng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 134 - 137)

- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

100 200 300 400 500 600 700 800 900Xây dựng, ban hành và thực hiện

4.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết là của Thành ủy Hà Nội về vai trị lãnh đạo đối với cơng tác

trước hết là của Thành ủy Hà Nội về vai trị lãnh đạo đối với cơng tác phịng, chống lãng phí

Nhận thức là nhân tố quan trọng, đầu tiên tác động đến mỗi tổ chức, mỗi cá nhân về tác hại của lãng phí để có quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi. Nâng cao nhận thức là việc làm đầu tiên, cần thiết nhằm tạo nên quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn của tồn Đảng bộ và nhân dân trong việc thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCLP. Hiện nay, nhận thức về lãng phí và PCLP đã có sự thay đổi so với trước đây do tình trạng lãng phí với quy mơ ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp. Lãng phí khơng chỉ là một biểu hiện của sự suy thối về đạo đức mà cịn là tệ nạn, là tội ác và cùng với tham nhũng vẫn là “giặc nội xâm” của nhân dân ta, là một trong những nguy cơ đối với Đảng cầm quyền. Vì vậy, cơng tác PCLP cũng cần được nhận thức đầy đủ và thực hiện ở một cấp độ mới, cao hơn, quyết liệt hơn và trước hết là từ việc thay đổi tư duy.

Thực tiễn tại Đảng bộ Thành phố Hà Nội cho thấy, Thành ủy Hà Nội đã quan tâm và có nhiều hoạt động lãnh đạo công tác PCLP và đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong lãnh đạo, chỉ đạo, cấp ủy các cấp trực thuộc, tổ chức đảng ở một số cơ quan, địa

phương, đơn vị trên địa bàn vẫn chưa quan tâm đúng mức đến công tác PCLP, triển khai thực hiện cịn thiếu quyết liệt. Vì vậy, giải pháp đầu tiên trong tăng cường SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP là nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức và hành động của từng cấp, từng ngành và mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, đặc biệt là trách nhiệm của NĐĐ cơ quan, đơn vị, từ đó tạo được sự thống nhất chung về nhận thức trong toàn HTCT và xã hội Thành phố về vai trò của Thành ủy Hà Nội và cấp ủy đảng, tổ chức đảng các cấp trong công tác này.

Để nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, cả HTCT, toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân Thành phố Hà Nội về công tác PCLP, Thành ủy phải coi trọng thực hiện một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, Thành ủy phải tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao

nhận thức, trách nhiệm cho các đồng chí thành ủy viên, cho các cấp ủy viên các cấp trong Thành phố về tính cấp thiết của cơng tác PCLP và vai trò quan trọng của việc tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCLP.

Với tinh thần, ý chí lãnh đạo cơng tác PCLP phải quyết liệt như cuộc đấu tranh PCTN. Công tác PCLP phải thật sự được các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và NĐĐ các cơ quan, tổ chức, đơn vị coi là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện gắn với thực hành tiết kiệm, PCTN, tiêu cực. Thành ủy cần tuyên truyền sâu rộng các nội dung PCLP đã được xác định đến các tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức CT-XH và các địa phương, đơn vị trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Trong các kỳ sinh hoạt đảng, PCLP phải được đưa vào thảo luận và xây dựng giải pháp thực hiện. Nội dung này cũng có thể đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên tại Trường cán bộ Lê Hồng Phong và trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện. Quan tâm hơn đến nội dung PCLP trong tuyên truyền PCTN, lãng phí, phổ biến, giáo dục pháp luật tại hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn. Tiếp tục lấy kết quả công tác PCLP làm một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ

hồn thành nhiệm vụ của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và của cán bộ, đảng viên hàng năm.

Thứ hai, Thành ủy lãnh đạo cơng tác tun truyền, phát huy vai trị của

các lực lượng, nhất là các cơ quan báo chí, truyền thơng của Thành phố tăng cường thơng tin, tuyên truyền về PCLP.

Tuyên truyền, giáo dục không chỉ nhằm nâng cao nhận thức mà còn phải hướng đến tạo lập thói quen, tác phong làm việc của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Với mỗi tổ chức, bên cạnh tuyên truyền, giáo dục, cần thiết phải có những chính sách, cơ chế cụ thể, hợp lý trong công tác cán bộ nhằm thúc đẩy động lực làm việc của cán bộ, nâng cao hiệu quả làm việc, tránh tình trạng lãng phí “sức lao động”, “thời giờ”, “tiền bạc”. Với mỗi cá nhân, THTK, CLP phải trở thành thói quen, lối sống tốt đẹp, lành mạnh. Tiết kiệm phải trở thành nét văn hóa của cán bộ, công chức và nhân dân Thủ đơ. Nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, làm cho tự phê bình và phê bình trở thành nền nếp để giáo dục lẫn nhau THTK, CLP.

Tuyên truyền PCLP cần gắn với tuyên truyền việc thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thối về chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị "về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Lãnh đạo chính quyền chủ động, tích cực chỉ đạo đưa nội dung Luật THTK, CLP vào chương trình giáo dục theo các quy định của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm của Thủ đô trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, lãnh đạo công tác PCLP cần được coi là một trong những lĩnh vực

và nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các cấp ủy đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định “Coi PCTN, LP là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng HTCT trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân

tộc” [42, tr. 251]. Điều đó địi hỏi các cấp ủy đảng phải thấm nhuần tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng, đưa công tác PCLP trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của cấp ủy đảng và chính quyền để tập trung chỉ đạo. Các cấp ủy, tổ chức khác trong HTCT đều phải xác định PCTN; THTK, CLP là nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách, vừa lâu dài; tổ chức triển khai có trọng tâm, trọng điểm, có sơ kết, tổng kết để có giải pháp tiếu tục lãnh đạo, chỉ đạo hiệu lực và hiệu quả hơn.

Thành ủy và cấp ủy các cấp cần xác định công tác PCLP phải chú trọng cả phịng và chống, trong đó lấy phịng ngừa là chính, chống là cần thiết, cấp bách, thực hiện tốt phương châm: “Chủ động phòng ngừa, phát hiện kịp thời, ngăn chặn hiệu quả, xử lí nghiêm minh”, “vừa tích cực chủ động phịng ngừa, vừa kiên quyết, kiên trì đấu tranh” PCLP. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả HTCT và của tồn dân, nịng cốt là các cơ quan nội chính, cơ quan bảo vệ pháp luật các cấp.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch đã đề ra, phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân của NĐĐ các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về tham nhũng và THTK, CLP. Phải xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm, bao che, tiếp tay, bảo kê cho các hành vi lãng phí do động cơ tham nhũng và NĐĐ để cơ quan, đơn vị, cán bộ cấp dưới vi phạm. Thậm chí cần xây dựng cơ chế PCLP cụ thể cho từng lĩnh vực, gắn trách nhiệm cụ thể cho mỗi chức việc để gắn trách nhiệm, quy trách nhiệm một cách minh bạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)